Bé gái ở miền Tây bỏ heo 3 năm mang 6kg tiền lẻ mua vàng tặng ba mẹ
G-Lyte đã giới thiệu công nghệ Dye Sensitized Solar Cell (DSSC) được thiết kế để thay thế các loại pin dùng một lần trong các sản phẩm như điều khiển từ xa, đồng hồ thông minh và phụ kiện máy tính.Khác với các loại pin sạc hay pin tái chế, DSSC là các tế bào năng lượng mặt trời được chế tạo với kích thước tùy chỉnh phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau. CEO Franck Barath của G-Lyte cho biết công nghệ này hoạt động hiệu quả ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu và trong nhà, khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các thiết bị điện tử gia dụng.Barath nhấn mạnh: "Chúng tôi yêu cầu diện tích bề mặt thấp nhất nhờ hiệu suất cao hơn gấp ba lần so với các công nghệ thông thường. Hơn nữa, pin DSCC của chúng tôi có tuổi thọ và độ ổn định cao trong nhiều điều kiện khác nhau, đồng thời không sử dụng vật liệu độc hại trong quy trình sản xuất".Việc giảm thiểu số lượng pin dùng một lần là một chiến thắng lớn cho môi trường. Theo Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ, người dân nước này tiêu thụ gần 3 tỉ pin khô mỗi năm và nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể thải các chất gây ô nhiễm như chì và cadmium vào môi trường.Mặc dù công nghệ pin mặt trời này vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng người tiêu dùng hiện vẫn có thể tận hưởng công nghệ năng lượng mặt trời. Trong thực tế, các nghiên cứu gần đây chỉ ra việc lắp đặt tấm pin mặt trời trên mái nhà có thể tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi năm cho chi phí năng lượng, tùy thuộc diện tích lắp đặt.
Viettel đón đầu xu hướng chuyển vùng quốc tế
Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc được tổ chức hàng năm, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết của cộng đồng 54 dân tộc. Theo Chinhphu.vn, ngày hội năm nay có sự tham gia của hơn 200 đồng bào là đại diện già làng, trưởng bản tiêu biểu, nhân sĩ, trí thức, nghệ nhân của 28 cộng đồng dân tộc thuộc 14 tỉnh đại diện cho các dân tộc, vùng miền.Tại đây, Chủ tịch nước Lương Cường đã tặng quà đại diện đồng bào các dân tộc tham dự ngày hội. Đại diện đồng bào các dân tộc cũng mang đến những sản phẩm văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trân trọng gửi tới Chủ tịch nước.Tiếp đó, Chủ tịch nước đã dự nghi thức mở cửa tháp và dâng trầm trên đền tháp của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. Sau khi kết thúc lễ mở cửa tháp, bên ngoài sân lễ là những điệu múa truyền thống gắn liền với đền tháp của đồng bào Chăm hòa cùng với tiếng trống ginăng, trống paranưng, kèn saranai.Thăm làng dân tộc Mường, Chủ tịch nước dự lễ hội Khai hạ, sau đó đánh trống khai hạ và thực hiện nghi lễ mở xá cày đầu tiên trong lễ hội xuống đồng để mở ra mùa vụ sản xuất mới, khởi đầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chủ tịch nước và các đại biểu cũng đã trồng cây lưu niệm và cùng hòa vào hội xuân bản mường trong âm thanh của dàn chiêng sắc bùa và nhạc ngũ âm.Phát biểu tại ngày hội, Chủ tịch nước Lương Cường cho biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa đặc sắc, tạo nên bức tranh văn hóa vừa đa dạng, trong sự thống nhất cao, phản ánh sự sáng tạo và bản lĩnh của người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.Đây là nền tảng giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước, đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.Chủ tịch nước đánh giá, ngày hội không chỉ là sự kiện mừng xuân, mà còn là một sự kiện văn hóa, chính trị mang nhiều ý nghĩa. Đây là dịp để mỗi người dân Việt Nam ôn lại, giữ gìn và làm sâu sắc hơn những giá trị văn hóa dân tộc, qua đó thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, tăng cường sự hiểu biết và đồng hành cùng nhau trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.Chủ tịch nước lưu ý, các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể từ T.Ư đến địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện tốt chính sách dân tộc, đảm bảo quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; đồng thời, có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát huy vẻ đẹp văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.
Dell tiết lộ loạt laptop Latitude mới tại MWC 2024
Skoda Karoq phân phối tại thị trường Việt Nam 2 phiên bản Ambition 1.4 TSI và Style 1.4 TSI đi kèm mức giá lần lượt 999 triệu và 1,089 tỉ đồng. Xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Cộng hòa Czech với lợi thế xe châu Âu, nhưng phần nào khiến mức giá bán ra khó cạnh tranh, nhất là khi so sánh với Mazda CX-5 hiện có giá chỉ từ 750 triệu đồng.
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.Tổ chức bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. 14 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp - Môi trường; Xây dựng; Văn hóa - Thể thao - Du lịch; Khoa học - Công nghệ; Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo. Ba cơ quan ngang bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.Chính phủ có 25 thành viên, gồm Thủ tướng, 7 phó thủ tướng, 14 bộ trưởng và 3 thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Trong đó, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao, nhân sự bộ máy Chính phủ có 24 người.
BIM Land tổ chức lễ ra quân chiến dịch 90 ngày bán hàng tại Halong Marina
Chiều 4.2, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, nhằm thực hiện hiệu quả luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và xây dựng môi trường giao thông văn minh, an toàn, Cục CSGT vừa ban hành kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý các chuyên đề vi phạm là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt.Kế hoạch bắt đầu từ 15.2 và xuyên suốt trong năm 2025 cho đến khi có kế hoạch thay thế.Theo đó, CSGT toàn quốc sẽ tập trung xử lý 6 nhóm hành vi. Nhóm 1 là vi phạm nồng độ cồn, ma túy.Nhóm hai, vi phạm cơi nới thùng xe, chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, vận chuyển hàng hóa không chằng buộc đúng quy định.Nhóm ba, vi phạm tốc độ, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu (vượt đèn đỏ), đi không đúng phần đường, làn đường quy định, đi ngược chiều, tránh vượt, không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau.Nhóm bốn là điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, lạng lách, đánh võng…, đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.Nhóm năm, lái xe kinh doanh vận tải sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện và việc lắp đặt, hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh lái xe.Nhóm 6 là lứa tuổi học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.Để kế hoạch được triển khai hiệu quả, Cục CSGT yêu cầu huy động lực lượng cảnh sát khác phối hợp với CSGT, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hệ thống giám sát giao thông để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo các chuyên đề.Đại diện Cục CSGT cho hay, việc kiểm tra, xử lý vi phạm sẽ được triển khai thường xuyên, liên tục và linh hoạt trên tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", để răn đe, giáo dục, tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành các quy định cho người tham gia giao thông."Nghiêm cấm can thiệp vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm, chịu trách nhiệm nếu để tình hình trật tự an toàn giao thông phức tạp và xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại địa bàn địa phương", đại diện Cục CSGT nhấn mạnh.

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp mùng 2 năm Giáp Thìn
Highlights VBA 2023: Saigon Heat gieo sầu cho người hâm mộ Cantho Catfish
Sáng 13.1, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt."Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta", Tổng Bí thư nêu rõ.Tổng Bí thư cũng khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện.Ông dẫn chứng, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục. Các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả. Nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%. Cùng đó, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức "làm kinh tế biến tướng"…Nhấn mạnh nguyên nhân chính khiến việc thực hiện các nghị quyết T.Ư chưa thực sự thành công nằm ở khâu tổ chức thực hiện, Tổng Bí thư nêu rõ, Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là "nghị quyết giải phóng tư duy khoa học" ,"nghị quyết để thực hiện các nghị quyết", "nghị quyết của hành động" với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, được đánh giá là một "khoán 10" trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần làm sao để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.Theo Tổng Bí thư, về quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Cùng đó, xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là "cây gậy thần" đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.Về hành động, theo Tổng Bí thư, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước cần tập trung 4 việc: hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị 8 nhiệm vụ giải pháp, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động. Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Ông yêu cầu, trong năm 2025, phải càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm."Những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Cùng đó, Tổng Bí thư yêu cầu, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả. "Loại bỏ ngay tình trạng "trên rải thảm, dưới rải đinh" và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa", ông nhấn mạnh.Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy, tổ chức về khoa học công nghệ, trong quý 1/2025 phải hoàn thành. Tổng Bí thư đề nghị, Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài."Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều", Tổng Bí thư nói.Cùng đó, Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi.Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học, công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Theo Tổng Bí thư, năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học, công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo.Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số.Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải. Tổng Bí thư yêu cầu, tập trung thúc đẩy các "mũi nhọn" chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế. Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.Nhấn mạnh, đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, "không để lỡ thời cơ thêm lần nữa". Kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số".
Xem kịch rối Bunraku ở Việt Nam
Khoảng 11 giờ ngày 11.2, trên đường Trần Quý Cáp, P.Mỹ Hải, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã xảy ra tai nạn lao động làm một công nhân bị gãy chân.Theo người dân địa phương, vào thời điểm trên, một số công nhân đang di dời các trụ điện nằm bên mép đường. Thay vì dùng xe cẩu để di chuyển, các công nhân dùng thân gỗ làm đòn bẩy để di chuyển trụ điện vào lề đường thì ông T.V.M (47 tuổi, công nhân, ngụ ở TP Phan Rang - Tháp Chàm) bị trụ điện đè lên làm gãy một chân.Người dân địa phương cùng các công nhân đã khiêng trụ điện lên để đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận.Lãnh đạo Công ty Điện lực Ninh Thuận cho biết, Công ty K.G (trụ sở tại TP.HCM) đang thi công công trình do Công ty Điện lực Ninh Thuận làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian Công ty K.G đang vận chuyển trụ điện đến khu vực thi công mà chưa đăng ký với Công ty Điện lực Ninh Thuận thì xảy ra tai nạn lao động nêu trên.
An.00
Nam Phương có niềm yêu thích đặc biệt với môn sinh học và niềm đam mê với STEAM (Science - khoa học; Technology - công nghệ; Engineering - kỹ thuật; Art - nghệ thuật và Mathematics - toán học). Điều này có thể minh chứng bằng việc năm học 2022 - 2023, khi đang là học sinh (HS) lớp 9, Phương đạt giải ba kỳ thi HS giỏi cấp thành phố môn sinh học. Và từ năm học lớp 8 đến nay, năm nào nữ sinh cũng có đề tài đạt giải cấp thành phố kỳ thi Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học. Những đề tài em nghiên cứu đều gần gũi, gắn liền với thực tiễn đời sống, sức khỏe HS, sức khỏe cộng đồng.Năm lớp 8, Nam Phương thực hiện đề tài "Nghiên cứu tác động của việc học trực tuyến đối với sức khỏe HS và phát triển một cẩm nang nhằm cải thiện sức khỏe thể chất cho HS tại TP.HCM". Đề tài được thực hiện sau thời gian học trực tuyến vì dịch Covid-19, Nam Phương chứng kiến trẻ em TP.HCM nói riêng và toàn thế giới nói chung đều phải học trực tuyến, từ đó có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Đề tài này được trao giải nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học.Lớp 9, Nam Phương có đề tài "Nghiên cứu và tạo ra các giải pháp giáo dục lối sống lành mạnh cho HS thế hệ Z tại TP.HCM". Tới lớp 10, nữ sinh tiếp tục cải thiện đề tài này ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu hơn. Trong đó, Nam Phương đã nghiên cứu, sau đó viết thành tập truyện tranh nội dung về sinh hoạt, thói quen của HS; những hiệu quả mang lại đối với những thói quen lành mạnh, những hậu quả không tốt với những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Công trình được trao giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học.Hiện tại, ở lớp 11, Nam Phương đang thực hiện đề tài "Nghiên cứu và chế tạo bộ lọc làm từ vật liệu tiên tiến của thế giới để cải thiện chất lượng không khí trong lớp học". Nghiên cứu trên giúp Nam Phương giành giải đặc biệt cuộc thi Ý tưởng sáng tạo năm học 2023 - 2024 cấp trường. Hiện đề tài cũng lọt vào vòng sơ loại cấp thành phố. Nữ sinh 16 tuổi chia sẻ: "Hiện nay, do hiện tượng nóng lên toàn cầu và chất lượng không khí bị suy giảm từ khí thải, ô nhiễm, sức khỏe của HS khi học cả ngày trong lớp bị ảnh hưởng nhiều. Em muốn tìm ra giải pháp cải thiện sức khỏe cho các bạn HS, cụ thể là thực hiện ngay tại lớp mà chúng em đang học".Không chỉ dừng lại ở những cuộc thi trong nước, nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) còn nỗ lực tại nhiều sân chơi quốc tế. Tại kỳ thi Indonesia International IOT Olympiad (tạm dịch: Kỳ thi Olympic IOT quốc tế Indonesia) Phương tham dự với dự án mang tên "Tổng hợp Nanoparticle Fe3O4 như một nền tảng cho việc vận chuyển thuốc nhắm mục tiêu nghiên cứu thành phần chất dẫn thuốc ở mức độ rất nhỏ".Tại kỳ thi The 9th International Invention Innovation Competition in Canada, iCAN 2024 (kỳ thi Sáng tạo sáng chế quốc tế lần thứ 9 tại Canada) nữ sinh Việt Nam tham gia với dự án mang tên "Ứng dụng thiên địch sâu bệnh trong kiểm soát các loại sâu hại chính trên rau quả". Đây là đề tài thuộc lĩnh vực hóa sinh, nghiên cứu về các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến ngành thực phẩm của Việt Nam.Trong vòng báo cáo Hội nghị toàn quốc về công nghệ sinh học năm 2024 tổ chức tại ĐH Huế, nữ sinh TP.HCM báo cáo dự án "Nghiên cứu về tác động của paracetamol đối với tế bào ung thư vú" để xem liệu loại thuốc giảm đau này có làm ung thư phát triển không. Đây là đề tài Nam Phương và các đồng tác giả thực hiện tại Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, Nam Phương cho hay mơ ước của Phương là có cơ hội được thực tập và làm việc trong các viện nghiên cứu về tế bào học của các đại học lớn trên thế giới. "Ước mơ được học tập và nghiên cứu về tế bào gốc, trở thành nhà khoa học về lĩnh vực này góp phần cải thiện sức khỏe con người và cụ thể là giúp ích cho sự phát triển ngành sức khỏe tại Việt Nam luôn thôi thúc cho em không ngừng cố gắng mỗi ngày", nữ sinh lớp 11 bộc bạch.Điều đặc biệt, Nam Phương chính là chị gái của Lê Nam Long, bạn trẻ nhỏ tuổi nhất trong số 14 Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023, sở hữu những thành tích khủng về môn toán, tin học, khoa học. Ngày 1.1.2024, khi được vinh danh, Nam Long đang là học sinh lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.Hai chị em Nam Phương và Nam Long có cha và mẹ đều đồng hành cùng mình trong học tập và nghiên cứu khoa học vì đây là thế mạnh của gia đình cũng là ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của cả hai bạn. Chị Lê Thảo Trang, mẹ của Nam Phương và Nam Long, cho hay tùy mỗi độ tuổi của các con mà gia đình lựa chọn những kỳ thi hoặc những hoạt động nghiên cứu phù hợp để đảm bảo rằng các con được tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khoa học đúng quy chuẩn và phù hợp với năng lực, tính cách cũng như đam mê trong từng lĩnh vực của từng bạn. Điều quan trọng là không gây áp lực cho các con.Ví dụ như Nam Phương rất yêu thích ngành sinh học nên những đề tài lựa chọn cũng phần lớn hướng đến ngành công nghệ sinh học sau này. Với Nam Long, do có tư duy về khoa học tự nhiên như toán, lập trình nên những nghiên cứu khoa học cũng tập trung vào mảng lập trình, khoa học máy tính hay máy thông minh…Năm 2024, Nam Phương đạt danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp thành phố. Nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa còn giành nhiều thành tích tại các kỳ thi quốc tế. Như năm học lớp 9, Phương giành 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc ở World Scholar's Cup tại Dubai - UAE - kỳ thi tranh biện tiếng Anh quốc tế. Khi là học sinh lớp 10, Phương giành huy chương bạc kỳ thi Indonesia International IOT Olympiad tổ chức tại Jakarta. Nữ sinh cũng giành huy chương bạc môn toán và huy chương đồng môn khoa học tại kỳ thi NEO science Olympiad (Olympic khoa học NEO) tổ chức tại New York, Mỹ.Tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM lần 9 (ngày 4 và 5.11.2024), Nam Phương là đại biểu nhỏ tuổi nhất (16 tuổi). Nam Phương chia sẻ: "Được học tập trong ngôi trường mà bạn bè xung quanh đều là các HS tài giỏi, em luôn ưu tiên việc học tập trên lớp, sắp xếp hoàn thành bài vở trước tiên. Đối với những dự án, đề tài nghiên cứu khoa học luôn cần nhiều thời gian thực nghiệm, đo đạc số liệu, lấy mẫu… Do đó, không thể làm nhanh 1 - 2 tháng là xong mà là cả một quá trình, từ 4 - 5 tháng trở lên hoặc thậm chí cả năm học. Do đó, mỗi năm học, em chỉ chọn làm một đề tài. Trong suốt năm học đó, em sẽ theo sát sự hướng dẫn của thầy cô, các cố vấn khoa học và luôn bám theo tiến trình các chuyên gia đưa ra để hoàn thành đúng kế hoạch".
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư