Đội nhà trắng tay rời giải, truyền thông Malaysia than vãn: Tại U.23 Việt Nam!
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...Cô gái không đầu hàng số phận
Ở Đông Nam bộ, giá sầu riêng Ri6 loại 1 được thu mua ở mức 68.000 - 70.000 đồng/kg, sầu riêng Thái đẹp ở mức 110.000 - 113.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô 85.000 - 90.000 đồng/kg.
Tổng kết vòng bảng APL 2023: V Gaming và Saigon Phantom vào tứ kết
Năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tiếp tục là một trong những phân khúc xe sôi động nhất thị trường ô tô Việt Nam, khi chứng sự hiện diện của không dưới 10 mẫu mã ô tô. Đây cũng là nhóm xe nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng xe trong nước nhờ sở hữu cùng lúc nhiều lợi thế, từ giá bán phù hợp đến khả năng tối ưu công năng sử dụng.Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam), trong năm 2024, xe gia đình cỡ nhỏ tầm giá dưới 1 tỉ đồng bán ra tổng cộng 56.527 xe. Nếu so với năm ngoái, doanh số toàn phân khúc này tăng gần 5.300 xe, tương đương khoảng 10%.Đây có thể xem là kết quả bất ngờ, bởi 2024 vẫn là một năm đầy thách thức với toàn thị trường ô tô Việt do những tác động kéo dài từ suy thoái kinh tế, khiến sức mua vẫn tăng trưởng nhưng khá chậm.Cuộc cạnh tranh ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ vẫn đang có sự phân hóa rất rõ, khi Mitsubishi Xpander vẫn là mẫu xe làm chủ hoàn toàn "cuộc chơi", với doanh số áp đảo các đối thủ.Cụ thể, số liệu VAMA cho thấy, khép lại năm 2024 vừa qua, mẫu xe Nhật tiếp tục ghi nhận doanh số bùng nổ, đạt 19.498 xe. Dù có giảm nhẹ gần 500 xe so với năm ngoái, tuy nhiên lượng xe bán ra duy trì ở mức tiệm cận 20.000 xe mỗi năm, tức trung bình mỗi tháng đều trên 1.600 xe đã là con số "khủng", bảo chứng cho sức hút và sự vượt trội của Xpander.Đáng nói, sự áp đảo của mẫu xe này còn thấy rõ khi so sánh với đối thủ bám đuổi gần nhất là Toyota Veloz Cross. Kết thúc tháng 12.2024, mẫu xe nhà Toyota bán ra 916 xe, qua đó khép lại năm với doanh số cộng dồn đạt 8.341 xe. Kết quả này thậm chí chưa bằng một nửa so với Mitsubishi Xpander.Một mẫu xe Toyota Khác dù cũng tăng trưởng tốt nhưng vẫn bị đối thủ bỏ xa trên bảng xếp hạng là Toyota Innova. Với thế hệ Innova Cross hoàn toàn mới thay đổi mạnh về kiểu dáng, trang bị và đặc biệt có thêm bản hybrid, Toyota Innova trong năm 2024 đã ghi nhận lượng xe bán ra tăng gấp 3 lần, đạt gần 6.800 xe. Mặc dù vậy, doanh số này vẫn quá "nhỏ bé" nếu đặt cạnh Mitsubishi Xpander.Ở nhóm còn lại, bộ đôi xe Hàn Quốc gồm Kia Carens và Hyundai Stargazer sau khi trình làng thị trường trong giai đoạn cuối năm 2022 cũng từng được kỳ vọng sẽ là những đối trọng, phá vỡ thế "thống trị" của Xpander. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, mọi chuyện vẫn không có nhiều thay đổi, khi cả Carens và Stargazer nhìn chung đều ghi nhận kết quả bán hàng không thực sự khả quan. Kia Carens bán ra tổng cộng 4.555 xe. Trong khi Hyundai Stargazer cũng chỉ đạt 4.159 xe.Các vị trí tiếp theo trong phân khúc lần lượt là Honda BR-V (3.618 xe), Suzuki XL7 (3.154 xe), Hyundai Custin (3.101 xe), Toyota Avanza 2.142 xe) và Suzuki Ertiga (1.200 xe). Trong nhóm này, Suzuki Ertiga là cái tên gây chú ý nhất khi khả năng rất cao đã bị hãng "khai tử" tại thị trường Việt Nam do doanh số ngày càng sụt giảm.Xét riêng theo thương hiệu; nhờ sự tỏa sáng của Xpander, Mitsubishi tiếp tục dẫn đầu ở nhóm xe gia đình cỡ nhỏ với gần 35% thị phần. Toyota xếp ở vị trí tiếp theo. Ba mẫu xe của hãng xe Nhật gồm Veloz, Avanza và Innova đóng góp khoảng 30% trên tổng doanh số. Tiếp theo là Hyundai với hai mẫu xe, chiếm gần 13% thị phần.Trong khi đó, Suzuki tiếp tục hành trình sa sút. Từ vị thế của một thương hiệu "cây đa cây đề" ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ; năm vừa qua, hãng xe Nhật tiếp tục lao dốc doanh số. Đặc biệt, mẫu xe trụ cột Suzuki XL7 cả năm chỉ bán khoảng 3.100 xe, giảm gần một nửa so với năm ngoái.Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô tại Việt Nam, trong năm 2025, xe gia đình dự báo tiếp tục là một trong những phân khúc xe được ưa chuộng. Riêng cuộc cạnh tranh giữa các mẫu mã, Mitsubishi Xpander khả năng cao vẫn chiếm "thế thượng phong". Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhóm xe Trung Quốc với giá bán rẻ như GAC M6 Pro hay cả MG G50 hứa hẹn sẽ mang đến những bất ngờ và xáo trộn.
Trong vòng 3 tháng ra mắt, thương hiệu này đã thu gần 1.300 đánh giá, trong đó tỷ lệ 5 sao chiếm đến 99%. Đặc biệt trên Shopee, sản phẩm của Queenam thường xuyên cháy hàng, tạo nên những đợt "săn" socola sôi động của giới trẻ.Điểm khác biệt then chốt giúp Queenam gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng chính là công nghệ sản xuất tiên tiến. Thương hiệu này đã mạnh dạn đầu tư công nghệ sấy lạnh ở nhiệt độ âm 40 độ C. Công nghệ này không chỉ giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên của các nguyên liệu mà còn bảo toàn được màu sắc và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.Với nền tảng công nghệ hiện đại, Queenam đã táo bạo cho ra đời những dòng sản phẩm mang hương vị độc đáo. Bên cạnh các vị cơ bản, thương hiệu này còn khéo léo kết hợp socola với sữa chua, chanh tươi, cánh hoa hồng và đặc biệt là sầu riêng - một loại trái cây đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Những sự kết hợp tưởng chừng "không tưởng" này lại tạo nên hương vị đặc trưng, thu hút giới trẻ nhờ tính mới lạ và độc đáo.Hướng đến phân khúc cao cấp ngay từ khi mới ra mắt, Queenam đặc biệt chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Từ việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi thanh socola trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua nhiều công đoạn kiểm định chất lượng, đảm bảo không chỉ về hương vị mà còn cả yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.Thành công nhanh chóng của Queenam trên thị trường không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm mà còn nhờ vào chiến lược marketing thông minh, đặc biệt là việc tập trung khai thác hiệu quả các nền tảng số. Thương hiệu này đã chọn Shopee và TikTok Shop làm điểm đến chính. Đặc biệt trên Shopee, Queenam thường xuyên góp mặt trong top trending của ngành bánh kẹo, thu hút lượng tương tác "khủng" từ người dùng.Một trong những chiến lược then chốt của Queenam là việc xây dựng mạng lưới influencer marketing bài bản. Thương hiệu đã khéo léo lựa chọn hợp tác với các KOL/KOC có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Gen Z như Thiện Nhân, Châu Muối, và Tina Thảo Nhi. Đặc biệt, thay vì những quảng cáo thông thường, các influencer này được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm thực tế với sản phẩm, tạo nên những review chân thực và gần gũi.Song song với việc xây dựng hình ảnh, Queenam cũng rất tinh tế trong việc triển khai các chiến dịch khuyến mãi. Thương hiệu thường xuyên tung ra các ưu đãi độc quyền trên Shopee vào các dịp như 9.9, 10.10, 11.11 với nhiều hình thức hấp dẫn như flash sale, mã giảm giá riêng và combo quà tặng limited edition. Điều này không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm mà còn tạo nên văn hóa "săn deal" thú vị trong cộng đồng người hâm mộ thương hiệu. Nhiều bạn trẻ thậm chí còn lập nhóm chat riêng để thông báo cho nhau mỗi khi có đợt mở bán mới của Queenam.Bên cạnh đó, Queenam còn khéo léo tận dụng tính năng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút sự chú ý của giới trẻ. Thương hiệu thường xuyên tổ chức các minigame, thử thách sáng tạo content và cuộc thi "review có tâm" với những phần thưởng hấp dẫn tạo nên cộng đồng fan trung thành, sẵn sàng chia sẻ và lan tỏa những giá trị tích cực của Queenam.Sau thành công vang dội trên các nền tảng thương mại điện tử, Queenam đang thể hiện tham vọng mở rộng thị trường thông qua chiến lược phát triển đa kênh. Không dừng lại ở việc chinh phục không gian mua sắm trực tuyến, thương hiệu này đang từng bước thiết lập mạng lưới phân phối offline một cách bài bản. Điều đáng chú ý là Queenam đã khéo léo định vị thương hiệu ngay từ đầu bằng việc chọn các đối tác phân phối cao cấp như chuỗi cửa hàng uy tín - những điểm đến quen thuộc của giới trẻ sành điệu và có khả năng chi trả cao.Bước đi tiếp theo của Queenam càng cho thấy tầm nhìn chiến lược khi thương hiệu đang trong quá trình đàm phán để đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn tại Việt Nam. Động thái này không chỉ giúp sản phẩm tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín thương hiệu, khi các hệ thống bán lẻ hiện đại thường có những tiêu chuẩn khắt khe trong việc lựa chọn đối tác.Tham vọng của "tân binh" này không dừng lại ở thị trường nội địa. Queenam đang tích cực đàm phán với các đối tác nước ngoài để đưa sản phẩm socola mang đậm bản sắc Việt Nam ra thị trường quốc tế. Điều này thể hiện tầm nhìn xa của ban lãnh đạo công ty trong việc xây dựng một thương hiệu socola Việt có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Với lợi thế về công nghệ sản xuất hiện đại cùng những hương vị độc đáo mang đậm bản sắc Á Đông như socola sầu riêng, Queenam hoàn toàn có cơ sở để tự tin khi vươn ra biển lớn.Chiến lược phát triển của Queenam cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản. Từ việc xây dựng thương hiệu trên các nền tảng số, mở rộng kênh phân phối offline cho đến kế hoạch xuất khẩu, mọi bước đi đều được tính toán cẩn trọng và triển khai một cách có hệ thống. Kết hợp với việc thấu hiểu sâu sắc tâm lý và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ, Queenam đang dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường socola đầy cạnh tranh tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ là một "ngôi sao mới" trong ngành công nghiệp thực phẩm của đất nước.
Dàn sao sáng tạo phấn khích sau giải bóng rổ từ thiện All-Stars
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.