Thách thức không nhỏ cho diễn đàn lớn
Bộ KH-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.Theo đó, cơ quan này đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng và hình thành môi trường sống văn minh, chất lượng cao tại trung tâm tài chính. Về hệ thống đăng ký thành viên trung tâm tài chính, Bộ KH-ĐT đề xuất đối tượng đăng ký trở thành thành viên trung tâm tài chính là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, sàn giao dịch chứng khoán, vàng, ngoại tệ, quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm... được phép thành lập và hoạt động tại trung tâm tài chính."Việc hình thành hệ thống đăng ký doanh nghiệp, thành viên là giải pháp phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nhằm đảm bảo sự quản lý xuyên suốt về đối tượng áp dụng của các chính sách trong trung tâm tài chính và hiệu quả quản lý hoạt động của trung tâm tài chính nói chung.Đồng thời, chính sách này không bị hạn chế bởi các quy định về đăng ký doanh nghiệp tại luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan", Bộ KH-ĐT lý giải.Liên quan chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech), Bộ KH-ĐT đề xuất ủy ban quản lý, điều hành trung tâm tài chính có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro đối với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm cả sàn giao dịch đối với tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa; việc kiểm tra, chứng nhận mức độ bảo mật, an ninh, an toàn mạng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản mã hóa.Cách thức quản lý, xử lý đối với việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token tiện ích; biện pháp quản lý đối với các hoạt động "đào" tài sản mã hóa nhằm hạn chế rủi ro đối với an ninh năng lượng và môi trường...Theo đề xuất của Bộ KH-ĐT, cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại trung tâm tài chính quốc tế được miễn thuế thu nhập cá nhân.Đối với các đối tượng khác có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại các cơ quan quản lý trung tâm tài chính, tại các thành viên trung tâm tài chính được miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2035 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo.Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, đề xuất của Bộ KH-ĐT là đối với các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của trung tâm tài chính quy định tại quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ: thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.Đối với các dự án đầu tư khác vào trung tâm tài chính, bao gồm cả thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế...Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương đánh giá, nếu xây dựng thành công các trung tâm tài chính, Việt Nam không chỉ phát triển được thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng mà cả thị trường vốn, thị trường hàng hóa phái sinh, các dịch vụ bổ trợ cũng sẽ rất phát triển."Muốn tiến tới xây dựng thành công trung tâm tài chính, trước hết phải đảm bảo xây dựng tốt hạ tầng cứng như nhà cửa, đường sá…; hạ tầng mềm là thiết chế luật pháp và hạ tầng số. Môi trường kinh doanh phải tốt, thông thoáng hơn. Đặc biệt, Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực để đủ sức phục vụ trung tâm tài chính quốc tế", ông Phương nhấn mạnh.Theo Bộ Tài chính, hiện tài sản mã hóa thường được đề cập dưới dạng các thuật ngữ như: đồng tiền mã hóa (coins), đồng tiền tiện ích (utility coins, utility tokens), mã thẻ bảo mật chứng khoán (security tokens), mã thẻ nền tảng (platform tokens)...Coin dùng cho những loại tiền điện tử có công nghệ chuỗi khối (blockchain) riêng, như Bitcoin hay Ethereum. Mã thẻ bảo mật (token) là một dạng tài sản mã hóa dùng chung blockchain với một loại tiền điện tử khác…Nhiều ngành học gắn với lĩnh vực 'hot' logistics
Mạng xã hội mới đây lan truyền một đoạn video ghi lại tình huống giao thông kém văn hóa và nguy hiểm, khi một tài xế lái ô tô chạy bất chấp luật và quy tắc giao thông, cố tình tạt đầu giành đường các xe phía trước để vào trạm thu phí.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 9 giờ 30 phút ngày 12.1.2025 trên đường Võ Chí Công, đoạn qua địa bàn phường Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức.Theo hình ảnh được trích xuất từ camera hành trình gắn trên một ô tô con cùng lưu thông, thời điểm xảy ra vụ việc, ô tô này và các xe khác đang nối đuôi nhau xếp hàng chờ qua trạm thu phí cầu Phú Mỹ. Lúc này, từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại crossover 5 chỗ màu xám đen, hiệu Mazda CX-5, mang biển kiểm soát 51K-897.65 chạy lách sang phải để vượt lên. Sau đó, ô tô này cố tình tạt đầu, chèn đường các ô tô khác để tranh lượt vào trạm thu phí trước khiến nhiều người không khỏi bức xúc.Trên mạng xã hội, tình huống lái xe bất chấp luật và thiếu văn hóa của tài xế ô tô 5 chỗ này sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội cũng nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức bất bình và phẫn nộ trước hành vi lái xe bất chấp, bon chen của tài xế nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần xác minh, xử lý nghiêm trường hợp này.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức.Trường hợp lái ô tô chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông, tài xế bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe.
Thể thao điện tử Việt Nam đoạt chức vô địch đầu năm 2024
Ông của tôi kể lại, ngày 1.5.1975, khi những người lính quân quản đặt chân vào trụ sở Công ty Điện lực Việt Nam tại Sài Gòn, họ không chỉ tiếp quản một hệ thống điện mà còn tiếp nhận cả một sứ mệnh: phải giữ cho dòng điện không ngừng chảy trong những ngày đầu đất nước thống nhất. Hệ thống điện miền Nam khi ấy chỉ là những nhà máy nhỏ lẻ, với lưới điện manh mún, phục vụ chưa đầy 10% dân số. Do chiến tranh, máy móc hư hỏng nặng nề. Từ ngổn ngang trong "tro tàn chiến tranh" ấy, những người tiên phong của ngành điện lực miền Nam đã bắt đầu gieo mầm ánh sáng. Họ sửa chữa từng máy phát, nối từng đường dây, để duy trì ánh điện không chỉ là nguồn sáng mà còn là niềm tin cho người dân vào một tương lai tươi sáng.Nếu phải chọn một biểu tượng cho sự phát triển của ngành điện lực miền Nam, tôi sẽ chọn đường dây 500kV Bắc - Nam, hoàn thành vào ngày 27.5.1994. Đó không chỉ là công trình kỹ thuật, mà còn là "mạch máu" kết nối 3 miền đất nước, đưa dòng điện từ Thủy điện Hòa Bình về tận đồng lúa, đến nhà máy, vào từng mái nhà trong miền Nam ruột thịt. Rất nhiều câu chuyện đỗi tự hào được các thế hệ cha anh kể lại. Đó là những ngày đêm băng rừng, vượt núi để dựng cột, kéo điện, làm nên kỳ tích đường dây 500kV. Để rồi từ đó, miền Nam không còn là vùng đất "đói" điện, sớm trở thành trung tâm kinh tế sôi động nhất nước. Nhờ có điện, nền kinh tế xã hội, cuộc sống người dân được mở ra vô vàn cơ hội.Từ đường dây 500kV Bắc - Nam này, không chỉ dừng lại tại các thành phố lớn, ngành điện miền Nam đã vững chãi vươn xa, đưa điện thắp sáng đến những vùng đất hẻo lánh nhất. Tôi từng chứng kiến niềm vui của bà con ở một xã vùng sâu tỉnh Đồng Tháp khi lần đầu tiên ánh điện về làng. Đêm ấy, cả xóm không ai ngủ, trẻ em reo hò dưới ánh đèn đường, người lớn rưng rưng kể về những ngày phải thắp đèn dầu, học chữ dưới ánh trăng. Đến nay, với gần 100% xã và hơn 99% hộ dân có điện, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đã biến giấc mơ "điện về nông thôn" thành hiện thực, mang lại sự phồn thịnh và ấm no cho mọi nhà.Ngày nay, điện lực miền Nam không chỉ là đơn vị cung cấp điện mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc cách mạng năng lượng. Những cánh đồng điện mặt trời ở Ninh Thuận, những turbine gió ở Bạc Liêu là minh chứng cho tầm nhìn bền vững của EVNSPC. Tôi từng tham quan nhà máy điện Phú Mỹ - cụm nhà máy lớn nhất miền Nam - và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại, hiệu quả của hệ thống. Công nghệ thông minh, lưới điện tự động hóa đang được triển khai, hứa hẹn một tương lai nơi ánh điện không chỉ đủ mà còn xanh, sạch và thân thiện với môi trường.50 năm là một chặng đường dài, nhưng với tôi, đó mới chỉ là khởi đầu. Tôi xin gửi lời tri ân đến những thế hệ cha anh đã hy sinh thầm lặng, từ những người thợ sửa điện dưới bom đạn đến các kỹ sư ngày đêm bám trụ công trường. Chính họ đã đặt nền móng để ngành điện lực miền Nam trở thành niềm tự hào của cả nước. Là một người trẻ, đứng trong đội ngũ những người làm điện, tôi mơ về một ngày ánh điện Việt Nam không chỉ rực sáng trong nước mà còn vươn ra thế giới, xuất khẩu điện tăng, khẳng định vị thế của một dân tộc kiên cường và sức sáng tạo bền bỉ.Tiếp nối hành trình 50 năm của ngành điện miền Nam, học hỏi và kế thừa từ tinh thần yêu nghề, sáng tạo của cha anh trong ngành đi trước, trong cuộc cách mạng công nghệ thứ 4, thế hệ trẻ trong ngành điện miền Nam chúng tôi nói riêng và ngành điện cả nước nói chung, sẽ phát huy những thành tựu to lớn ấy, cùng nhau xây dựng và phát triển rực rỡ ngành điện miền Nam ngày càng hiện đại, ổn định vì màu cờ, sắc áo của ngành - Điện lực miền Nam.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn.
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Ảnh chụp núi Bà Đen 'gây sốt' truyền thông quốc tế, báo Anh ca ngợi 'ngoạn mục'
Sáng 2.2 (mùng 5 Tết), khu vực làm thủ tục của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang), ken đặc hành khách xếp hàng chờ làm thủ tục lên máy bay. Các quầy làm thủ tục được mở hơn 90%; trong đó hơn 50% làm thủ tục cho các chuyến bay quốc tế.Có nhiều chuyến bay mở quầy làm thủ tục sớm hơn nhiều so với thông thường. Chẳng hạn, chuyến bay đi Đà Nẵng dự kiến cất cánh lúc 12 giờ 30, nhưng quầy thủ tục đã mở từ hơn 9 giờ.Ở ga đến quốc tế, các chuyến bay cũng liên tục hạ cánh. Bên ngoài, rất đông nhân viên các khách sạn, resort giơ bảng chờ sẵn để đón khách về khách sạn, resort của mình.Theo đại diện Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, hình ảnh hành khách đứng chật kín sảnh làm thủ tục ở sân bay này diễn ra hơn nửa tháng nay, vì mỗi ngày có hơn 100 lượt hạ, cất cánh. Trong đó, nhiều nhất là mùng 1 Tết với 131 lượt hạ cất cánh, cao gần gấp đôi so với những ngày Tết Giáp Thìn 2024. Số hành khách mà sân bay này phục vụ trong 5 ngày qua lên đến gần 19.000 người (khách quốc tế chiếm hơn 50%). Riêng từ ngày 2 - 9.2, dự kiến mỗi ngày có hơn 100 lượt hạ, cất cánh ở sân bay này.Trong khi đó, ở Cảng Bãi Vòng, lượng hành khách đến và rời đảo Phú Quốc không nhiều; không có cảnh hành khách chạy đôn chạy đáo tìm mua vé như những năm trước đây. Phía Công ty tàu Super Dong cũng cho biết, mấy ngày tết, tàu chạy đủ tải, không có chuyện hành khách thiếu vé đi tàu.Theo báo cáo của Sở Du lịch Kiên Giang, từ ngày 25.1 đến 2.2 (26 đến mùng 5 Tết), tổng lượt khách đến tham quan du lịch ở tỉnh này ước đạt 471.191 lượt khách, tăng 19,9% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 76.653 lượt, tăng 29,3% so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch đạt 1.886,3 tỉ đồng, tăng 49,5% so với cùng kỳ.Riêng TP.Phú Quốc ước đón 281.659 lượt khách, tăng 26,9% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 74.833 lượt, tăng 30,2% so với cùng kỳ; khách lưu trú 108.066 lượt, tăng 35,1% so cùng kỳ.