‘Vua trứng’ không thể nghỉ tết lâu vì gà... đẻ mỗi ngày
Hạng nhì: Trần Khánh Vũ – Dương Thị Thúy Kiều (LV Media)Hàng triệu ô tô Honda bị điều tra vì tự động phanh khẩn cấp gây tai nạn
Tập 4 Đu đêm vừa lên sóng, Hoa hậu Thùy Tiên cùng khách mời là rapper Rhyder (Quang Anh) đưa nhau đi bán củ kiệu tại sạp bên góc đường. Cả hai xuất hiện trong trang phục đơn giản. Trong đó, Thùy Tiên gây ấn tượng bởi hình ảnh giản dị khi diện đồ bộ, không son phấn để hóa thân thành một người bán hàng.Trong tập này, cả hai được sự hướng dẫn của bà Huệ. Với Thùy Tiên, bà Huệ là hình ảnh người phụ nữ miền Nam điển hình hào sảng, dễ gần, lần đầu gặp nhưng trò chuyện như con cháu trong nhà. Theo chia sẻ, mỗi năm bà đều làm hơn 200kg kiệu để bán. Tuy phải mượn tiền để có vốn làm kiệu bán tháng tết nhưng bà Huệ vẫn duy trì nhiều năm, vừa là tình yêu nghề, niềm vui và một phần tình cảm với công việc, văn hóa gia đình truyền lại.Tự tin đã có kỹ năng buôn bán song Thùy Tiên và Rhyder thừa nhận rất đau lưng, tê tay khi phải ngồi tỉ mỉ cắt rồi xếp từng củ kiệu vào hủ. Bên cạnh đó, trong quá trình bán hàng, nàng hậu còn gặp "sự cố" lỡ tay làm rơi hủ kiệu xuống đất, rơi vãi khắp nơi. Trái với vẻ hoảng hốt, lo lắng của Thùy Tiên, bà Huệ không hề quở trách hay tỏ ra khó chịu. Bên một góc đường, sạp củ kiệu của bà cũng rộn ràng hơn ngày thường khi sự xuất hiện của hai nghệ sĩ đã thu hút nhiều khách tới ủng hộ. Điều khiến khán giả thích thú ở tập này chính là Rhyder không chỉ hòa nhập mà như "hòa tan" vào kiểu buôn bán của miền Nam rất dễ thương. Thùy Tiên cũng khá bất ngờ trước năng khiếu buôn bán đon đả, vui vẻ của Rhyder. Nam rapper tự hào chia sẻ có được điều đó là thừa hưởng từ mẹ."Ngày trước mình đã rất nhiều lần bán hàng phụ mẹ, cũng chào khách, ra giá. Bán trà sữa, bán hoa, bán bánh mì... cái gì mẹ cũng làm, miễn là tốt cho con. Mình bán phụ thấy bình thường, miễn là kiếm tiền được cho mẹ, không phải ngại gì đâu. Từ bé, mình đã xuất thân từ một nhà rất bình dân, chân đất đi lên, mình thấy tự hào hơn là nghĩ đến những vấn đề khác", nam rapper sinh năm 2001 chia sẻ.Nhìn cách quán quân Giọng hát Việt nhí 2013 chăm chỉ học việc, tỉ mẩn làm từng củ kiệu, xởi lởi với khách tới mua, hay bày tỏ sự quan tâm, thấu hiểu với sự khó khăn của bà Huệ, Thùy Tiên chia sẻ cô rất trân trọng chàng trai trẻ này. Theo hoa hậu, anh đã cho khán giả thấy một Rhyder không có hào quang nghệ sĩ, lại rất đời thường, dễ thương. Khép lại tập 4, Thùy Tiên chia sẻ: “Tập này là một khía cạnh rất mới trong Đu đêm mùa tết. Ngay từ đầu, Tiên thực hiện mùa tết hướng tới nỗi lòng của người xa quê, nói về tài chính, về áp lực cơm áo gạo tiền, những người đam mê chấp nhận ở lại làm nghề mà không về quê ăn tết. Tuy nhiên, ở dì Huệ có một khía cạnh mới mà mình thấy thú vị, đó là nỗi lòng của người ăn tết tại quê hương vẫn có những áp lực riêng".
Hủy môn đi bộ xuyên rừng U Minh Hạ vì nguy cơ cháy rừng cao
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Trang, Phó khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ theo y học cổ truyền, tết là thời gian cuối mùa đông đầu xuân, thời tiết có tính hàn - thấp (lạnh, ẩm), con người thường dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là người già, trẻ em và người có bệnh mạn tính.Lưu ý về các bài thuốc tăng sức đề kháng trong các ngày tết để ứng phó thời tiết, đặc biệt khi miền Bắc đang rét đậm, chuyên gia y học cổ truyền hướng dẫn các chế biến đơn giản các cây gia vị - thảo dược sẵn có để phòng bệnh thông thường mùa đông - xuân.Theo bác sĩ Trang, mật ong, tỏi hoặc trà xanh, quế chi đều các thể giúp cơ thể mạnh hơn, tăng sức chống đỡ với tác nhân gây bệnh. Có thể sử dụng tỏi ngâm mật ong pha với nước ấm uống buổi sáng. Liều lượng nên dùng là 1 nhánh tỏi, 20 ml mật ong và 200 ml nước nóng.Hoặc tăng đề kháng từ các thảo dược sẵn có. Cụ thể: kinh giới, quế chi, bạc hà, trà xanh (mỗi thứ 5 gam, pha với 200 ml nước sôi hãm 5 - 10 phút, uống ấm).Trà xanh và gừng (mỗi thứ 10 gram) sắc hoặc hãm với nước sôi uống trong ngày. Trị cảm lạnh: bạc hà, kinh giới, tía tô, thông bạch (hành củ) tươi (mỗi thứ 30 gram) nấu cháo ăn nóng cho ra mồ hôi hoặc sắc nước uống nóng.Trị viêm đường hô hấp, ngạt mũi chảy nước mũi: tỏi ép lấy nước (1 tép) pha với nước đun sôi để nguội tỷ lệ 1/20, dùng nhỏ mũi. Kinh giới, bạc hà (mỗi thứ 1 nắm) đun lấy nước uống thay trà.Với trường hợp bị nôn, đầy bụng, khó tiêu có thể dùng gừng (5 lát) sắc nước uống ấm. Hoặc tỏi (giã 3 - 5 nhánh) dùng để đắp vùng rối. Tỏi được đặt trên vải mỏng để tránh bỏng da.Hàng ngày, trong nhà có thể xông hơi nhẹ nhàng bằng bồ kết, vỏ bưởi khô hoặc tinh dầu (sả, quế, bạc hà, mùi, tràm…), vừa diệt khuẩn không khí, vừa tạo hương thơm dễ chịu đón khách ngày tết.Bác sĩ Trang cũng lưu ý, để ăn giữ sức khỏe ngày tết, cần ăn nhiều rau màu xanh đậm giúp bổ sung vitamin C, kết hợp luyện tập dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền, tập thể dục thể thao thường xuyên, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ cũng là cách phòng tránh các bệnh tích cực.Bác sĩ Trang lưu ý thêm, những người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh mạn tính."Các món ăn thân thuộc trong dịp tết mà nhà nào cũng có như giò chả, thịt nguội, thịt đông, lạp xưởng, dăm bông… nhìn chung đều quá mặn và nhiều mỡ nên rất không tốt cho người cần chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo. Vì vậy, hạn chế ăn những nhóm thực phẩm này cũng là cách ổn định bệnh và phòng ngừa biến chứng", bác sĩ Trang chia sẻ.Một số bệnh có thể mắc khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột như: liệt mặt (liệt thần kinh số 7 ngoại biên); vẹo cổ cấp, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, tai biến mạch máu não… Vì vậy, khi đi chơi cần mặc đủ ấm, giữ kín cổ, ở nhà tránh gió lùa, tránh tắm gội khi quá khuya, đặc biệt trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh tim mạch...
Ngày 11.1, UBND TP.HCM, Công an TP.HCM tổ chức diễn tập phương án xử lý tình huống khẩn cấp cháy nổ và tổ chức thoát nạn, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại nơi tổ chức lễ hội, sự kiện tập trung đông người trên địa bàn.Đây là buổi diễn tập có quy mô lớn, diễn ra tại 3 khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên Bến Bạch Đằng và khu vực cầu cảng số 3 thuộc Bến tàu khách Thành phố - sông Sài Gòn, với sự tham gia của 7.220 người đến từ 23 đơn vị trên địa bàn TP.HCM.Tình huống giả định lúc 21 giờ, diễn ra sự kiện bắn pháo hoa ở quảng trường Thủ Thiêm - sông Sài Gòn và lễ hội ABC tổ chức trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Lúc này, sân khấu trên đường Nguyễn Huệ đang tổ chức sự kiện âm nhạc thì gặp sự cố cháy nổ hệ thống điện gây cháy lan ra toàn bộ khu vực sân khấu chính. Do bức xạ nhiệt tỏa ra từ sự cố cháy làm một số bình khí nổ, gây sụp đổ công trình sân khấu.Vụ việc làm hàng trăm nghìn người dân tham quan tại công viên Bến Bạch Đằng hoảng loạn, tìm cách tháo chạy, chen lấn, xô đẩy và giẫm đạp lên nhau gây thảm họa làm thương vong hàng trăm người. Lúc này, khu vực cầu cảng có tàu nhà hàng đang xuất bến, trên tàu có số lượng lớn người đang tập trung ăn uống vui chơi thì phát hiện cảnh cháy nổ nên hoảng loạn, gây cháy lớn trên tàu, nhiều người mắc kẹt.Vụ việc làm trật tự an toàn giao thông trên đường Tôn Đức Thắng bị ảnh hưởng, xảy ra vụ tai nạn giữa xe tải với ô tô 4 chỗ, gây cháy lớn.Nhận tin báo, lực lượng PCCC tại chỗ triển khai các hoạt động hướng dẫn thoát nạn, chữa cháy ban đầu. Lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến hiện trường tổ chức chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu. Công an TP.HCM tham mưu Chủ tịch UBND TP.HCM huy động lực lượng, phương tiện, lực lượng quân đội đóng ở địa phương tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Đây là giai đoạn chính, tập hợp đầy đủ các lực lượng, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để tổ chức thoát nạn, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và chữa cháy.Dưới đây là một số hình ảnh buổi diễn tập:
Những tuổi xuân ở Trường Sa
“VnExpress Marathon Hanoi Midnight 2022” sẽ diễn ra vào ngày 27.11 tới đây, dự kiến thu hút khoảng 10.000 người tham gia ở các cự ly 42, 21, 10 và 5km, hứa hẹn sẽ thỏa mãn kỳ vọng của người yêu thích marathon với trải nghiệm độc đáo khi chạy bộ trong không khí yên bình, tĩnh lặng của Hà Nội những ngày chớm đông.