Rệp tấn công Paris
Thông qua trang cá nhân, Nguyễn Thúc Thùy Tiên có những chia sẻ đáng chú ý liên quan đến ồn ào quảng cáo lố sản phẩm kẹo rau củ của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Người đẹp 9X mở đầu bằng lời xin lỗi khán giả vì “đã gây ra những lo lắng và băn khoăn trong thời gian qua”. Thùy Tiên cho biết cô bất ngờ, lo lắng trước thông tin tiêu cực liên quan đến kẹo rau củ mà cô hợp tác quảng bá. Người đẹp giải thích: “Tôi quyết định đồng hành với sản phẩm này vì nó đặc biệt phù hợp với bản thân tôi - một người không ăn được nhiều loại rau. Hơn nữa, tôi rất tâm đắc với mục tiêu của nhãn hàng trong việc quảng bá các sản phẩm nông sản Việt Nam, một điều mà tôi rất ủng hộ”. Thùy Tiên nói trong việc quảng bá sản phẩm, cô coi trọng chất lượng và đặt nguyên tắc chỉ hợp tác với những sản phẩm mà bản thân sử dụng qua. Riêng với loại kẹo rau củ này, nàng hậu cho biết đã dùng liên tục vài tháng và được cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng nhận của sản phẩm trước khi quyết định hợp tác. Khi có những thông tin về sản phẩm, người đẹp 9X cho biết đã liên hệ với các bên liên quan để làm rõ vấn đề. Thùy Tiên chia sẻ thêm cô cũng đã làm việc với các cơ quan chức năng và bên thứ ba để kiểm định thông tin. “Hiện nay, tôi vui mừng khi biết rằng Cục An toàn thực phẩm đang tiến hành kiểm tra sản phẩm. Tôi cũng như các bạn, rất mong muốn mọi chuyện sẽ được làm rõ một cách nhanh chóng và minh bạch nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề nào không đúng với những gì tôi đã được cung cấp, tôi cam kết sẽ làm việc với nhà sản xuất để có những biện pháp mạnh mẽ nhất”, người đẹp chia sẻ. Cuối bài viết, Thùy Tiên tiếp tục gửi lời xin lỗi, đồng thời khẳng định những thông tin mình chia sẻ đều dựa trên nhà máy cung cấp. Cô xem vụ việc là bài học lớn đối với mình. “Tôi xin lỗi nếu gây ra sai sót hoặc hiểu nhầm trong quá trình quảng bá sản phẩm. Tôi rất cảm ơn sự yêu thương, ủng hộ và cả sự góp ý của mọi người để tôi tốt hơn và mong mọi người sẽ tiếp tục yêu thương, đồng hành cùng tôi trong những dự án tiếp theo”, Miss Grand International 2021 viết.Trao đổi với chúng tôi, phía Thùy Tiên xác nhận dòng trạng thái là quan điểm của nàng hậu về vụ việc. Bài viết hiện nhận về hơn 34.000 lượt thích và hàng ngàn lượt bình luận. Nhiều người cho rằng đây là bài học cho người đẹp trong việc nhận lời quảng bá sản phẩm và mong chờ cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Trong khi đó, một số cư dân mạng chưa hài lòng trước những chia sẻ của nàng hậu. Những ngày qua, sản phẩm kẹo rau củ mà Thùy Tiên quảng bá vướng ồn ào khi dân mạng cho rằng Quang Vinh Vlogs quảng cáo lố, giới thiệu "1 viên kẹo tương đương 1 đĩa rau". Cùng thời điểm nhiều người vào trang cá nhân của Thùy Tiên để lại bình luận chỉ trích, yêu cầu cô lên tiếng giải thích bởi nàng hậu từng đăng bài quảng cáo sản phẩm này trên trang cá nhân, đồng thời trực tiếp tham gia phiên livestream cùng Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục để bán hàng. Thời điểm bị réo tên, Thùy Tiên chọn cách im lặng, lặng lẽ xóa các bài quảng cáo liên quan đến kẹo rau củ, đến nay mới lên tiếng giải thích.Football Manager 2023 sắp được phát hành vào tháng 11
Trong khoảng thời gian đó, những trẻ khác ùa chạy đi trốn, nấp đâu đó càng kín càng tốt. Khi đọc đến con số 100 thì trẻ mở mắt ra và bắt đầu đi tìm bạn, ai bị phát hiện đầu tiên là bị thua. Đếm đủ con số như thế, lâu lắm, có trẻ láu cá đọc tắt cho nhanh để khi mình mở mắt ra thì các bạn vẫn chưa kịp trốn. Câu đó như sau: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Thời nhỏ, tôi đã chơi trốn - tìm và nay con tôi cùng trẻ con hàng xóm cũng thế. Năm tháng đi qua, mãi hơn 60 năm sau, nhờ đọc Phan Khôi di cảo - bản thảo chưa đầy đủ (NXB Trí Thức - 2021) do các con của cha đẻ Tình già biên soạn, tôi mới biết chi tiết này: "Trẻ con ta có trò chơi đánh chắt. Dùng những que tre mà đánh, là đánh chắt que; dùng những hòn sỏi mà đánh, là đánh chắt chuyền. Đây không nói cách đánh như thế nào, chỉ nói khi đánh xong một bàn, đếm những que tre hay hòn sỏi đã chiếm được để định ăn thua, thì trẻ con ở Trung và ở Bắc đếm có khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ rất lạ. Trẻ con ở miền Trung đếm: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Trẻ con ở miền Bắc đếm: "Một chắt, hai choi, ba chòi, chín chủ, chẵn chục" (tr.216-217).Trò chơi này, sở dĩ gọi chắt/đánh chắt bởi bản thân chắt/hòn chắt có nghĩa là "hòn nhỏ nhỏ như viên đạn" (Đại Nam quấc âm tự vị, 1895), "Một trò chơi của trẻ con, một tay vừa nhặt vừa tung vừa hứng" (Việt Nam tự điển, 1931); hiện nay tên gọi phổ biến là "chuyền thẻ", có nơi còn gọi "đánh nẻ".Rõ ràng, cách đọc tắt trong trò chơi trốn - tìm đã có từ xưa lắm, ít ra đã có trước năm 1958 là năm ông Phan Khôi viết bài này. Ở đây, khi xét về chữ nghĩa ta thấy gì? Muốn thấy gì, trước hết cần phải tìm hiểu nghĩa của các từ đó."Một đôi" thì dễ hiểu rồi, không cần dài dòng gì thêm. "Hai đắn" thì "đắn" là gì? Tự bản thân từ này không có nghĩa, phải đi chung với từ khác, chẳng hạn Truyện Kiều có câu: "Đắn đo cân sắc cân tài/Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Kể ra cái lối "mua người" ngày xưa cũng lạ, chẳng những cô ấy có nhan sắc mà còn phải biết "cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm" thì càng cao giá.Còn "ba thìn" thì sao? "Thìn" là từ Việt cổ có nghĩa là "sửa sang, răn, giữ", theo Đại Nam quấc âm tự vị (1895), chẳng hạn Thiên Nam ngữ lục có câu: "Thìn lòng tích đức tu nhân/Bụt trời đã biết, quỷ thần đã hay". Về tâm lý con người, không phải bây giờ mà hàng trăm năm trước, cụ Nguyễn Trãi đã nhìn ra:Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền,Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn.Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên."Nhẫn" nghĩa là đến, cho đến. Chí lý thật, có lúc nghe tiếng sáo, tiếng đàn (quản huyền) trong không gian, cảnh vật mà mình yêu thích ắt khó giữ lòng mà xao động, xao xuyến, rồi cảm thấy tiếc xuân xanh đã qua. Đã qua thời tuổi trẻ. Chỉ còn là cảm xúc bùi ngùi. Sực nghĩ, "Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn" của Thế Lữ cũng là lúc nghe Tiếng sáo Thiên Thai nên khiến "Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn" là vậy.Rồi, "chín chăn" nghĩa là gì?Ta thử đặt giả thuyết từ "một đôi" là 2, "hai đắn" là 4, ắt "ba thìn" là 6, vậy "chín chăn" cũng nằm trong cách tính này? Không, "chín chăn" trong ngữ cảnh này chính là chẵn/chín chẵn, do cách phát âm nhanh nên đã lướt bỏ dấu ngã trở thành "chăn". Chẵn là trọn, đủ, không lẻ, không thừa, không thiếu, đủ cặp, không so le, còn có cách nói chẵn chòi, chẵn bon. "Chín chăn" xác định, quả quyết chính xác là 9. Suy luận này hợp lý bởi kết thúc câu này là "chẵn chục" tức là 10. Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, "chục" là tiếng Việt chuyển gốc Hán-Việt: "Chục: số vật mười món, hoặc có hơn (tùy vùng) < thốc (sum họp, một bụi - giọng Quảng Đông: chục)". Ca dao có câu: Bảy với ba, anh kêu rằng một chụcTam tứ lục, anh tính cửu chươngBảy cộng ba đúng là 10, là chục. Cách gọi "chẵn chục" đến nay vẫn còn phổ biến, còn gọi chục trơn, chục chẵn. Dù biết chắc là vậy nhưng chắc gì chục là 10?Ta có thể kiểm chứng trong đời thường lẫn tác phẩm văn học, chẳng hạn, khi viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nhà văn Nguyễn Hiến Lê có kể khi đến "Tân An, một châu thành nằm ở ven Đồng Tháp", lúc đi chỗ ăn sáng: "Anh Bình nhất định lựa tiệm ở gần chợ vì anh vốn ưa cảnh náo nhiệt, thích nhìn người ta đi lại, mua bán. Anh mua một trái dưa hấu và một chục quít, ngạc nhiên lắm khi thấy cô hàng đếm cho anh mười hai trái. Anh cầm hai trái trả lại: "- Cô đưa thừa cho tôi. Tôi mua có một chục thôi mà". Cô hàng nghe giọng là lạ của anh, mỉm cười, đẩy hai trái quít về phía anh: "- Thầy mua một chục thì tôi đếm một chục đó". Anh Bình chẳng hiểu gì cả, tôi phải giảng: "- Ở miền này trái cây như quít, mận thì một chục là mười hai trái. Có tỉnh một chục mười bốn hay mười sáu kia". "- Lạ nhỉ! Một chục mười sáu trái. Thế thì có ông thánh hiểu".Chi tiết này đã phản ánh tính cách rộng rãi, hào phóng của người miền Nam. Anh Bình ngạc nhiên là phải bởi anh từ ngoài Bắc vào, không sinh sống nơi này.Với các phân tích, dẫn chứng vừa nêu, tóm lại, ta vẫn không hiểu rõ nghĩa các từ liên quan đến số đếm trong trò chơi của con trẻ ngày xưa. Không những thế, ta còn còn ngắc ngứ với bài đồng dao này: "Mồng một lưỡi trai/Mồng hai lá lúa/Mồng ba câu liêm/Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/Mười rằm trăng náu/Mười sáu trăng treo/Mười bảy sảy giường chiếu/Mười tám rám trấu/Mười chín đụn dịn/Hăm mươi giấc tốt/Hăm mốt nửa đêm…". Với câu "Mười chín đụn địn", có bản ghi "đụn dịn". Bài đồng dao này mô tả hình thù mặt trăng qua các ngày, đại khái, đêm 17 trăng lên vào lúc người ta "sảy giường chiếu" là chuẩn bị ngủ, đêm 18 trăng mọc là lúc lửa ủ trong bếp đã "rám trấu"... Thế, đêm 19 "đụn địn/đụn dịn" thì hiểu thế nào đây?Chịu. Từ "chịu" này, ta lặp lại một lần nữa khi nghe đến từ "đí địn". Trong tập sách Người Việt nói tiếng Việt (NXB TH TP.HCM - 2023), nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thọ cho biết văn cảnh xuất hiện của từ này: "Chuyện rằng có một chị vợ cực đoảng. Một hôm anh chồng bắt được một con ba ba, giao cho vợ làm bếp rồi đi làm đồng, bụng chắc mẩm chiều về có mồi ngon sẽ rủ bạn lai rai vài xị đế. Chị vợ thả con ba ba vào nồi, bỏ thêm vào đó vài ngọn rau mùng tơi rồi bắc lên nấu trên bếp củi. Trong khi chị lúi húi vo gạo thì con ba ba thấy nước nóng lên, nó bèn bò ra khỏi nồi rồi đi mất. Chị vợ đoảng vo gạo xong, mở vung nồi canh xem thử. Chị ta lấy đũa khoắng, nhận ra rau mùng tơi vẫn chưa kịp chín, nhưng ba ba đâu thì chẳng thấy. Chị ta cứ bần thần ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đi đến kết luận: "Mùng tơi chưa chín, đí địn đã tan".Dám nói rằng, những từ vừa nêu ra chẳng ai có thể giải thích nổi nghĩa của nó. Riêng cách nói về số đếm trong trò chơi đánh chắt, ta còn thắc mắc vì sao ở miền Trung, từ "3/ba thìn" lại nhảy qua "9/chín chăn", cũng như ở miền Bắc từ "3/ba chòi" lại vọt đến "9/chín chủ"? Cách nói này hoàn toàn không ngẫu nhiên mà đã vận dụng, phổ biến trong tục ngữ, ca dao, thí dụ: "Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu", "Ba bể chín châu", "Ba bị chín quai mười hai con mắt"… Ông Phan Khôi thừa nhận: "Tôi nghĩ mãi mà không hiểu". Rồi ông nêu ý kiến: "Hoặc giả câu trẻ con nói đó có cái lý gì sâu kín về số học hay toán học mà mình không biết. Còn như bảo thứ đó trẻ con bạ đâu nói đấy, hơi đâu mà tìm hiểu cho mệt trí, thì tôi không dám" (SĐD, tr.217).Bạn cũng nghĩ thế chăng?Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Và xét ra trong ngày xuân ngày tết, chúng ta cùng bàn về vài từ "bí hiểm" đâu phải không có ích khi cùng tìm về tiếng Việt.
Sự thật về phương pháp nâng mũi sụn sườn Fascia
“Các thành viên đội bóng đến từ các ngành học khác nhau, từ dược, vật lý trị liệu, truyền thông... Tham gia đội bóng và giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam, các sinh viên không chỉ được thể hiện năng lực đá bóng mà còn có cơ hội để trao đổi, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, trao đổi kiến thức giữa các ngành học”, HLV Võ Ngọc Sang cho biết bên lề trận giao hữu.
Trái vải chứa hàng loạt dưỡng chất cực tốt cho sức khỏe như vitamin C, chất chống ô xy hóa flavonoid. Đây là những chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp đẹp da và bảo vệ tim mạch, theo chuyên trang sức khỏe Heathline (Mỹ).Một nghiên cứu công bố trên chuyên san PLoS One cho thấy ăn vải vừa phải có thể giúp giảm cholesterol "xấu" LDL. Đây là loại cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lợi ích này đến từ hàm lượng chất chống ô xy hóa proanthocyanidin trong vải. Ngoài ra, proanthocyanidin còn có tác dụng cải thiện lưu thông máu, giảm viêm nhiễm, từ đó giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.Dù vải giàu dinh dưỡng nhưng chính proanthocyanidin là chất mang lại giá trị thực sự của loại thực vật này. Một nghiên cứu khác đăng trên chuyên san Molecules phát hiện proanthocyanidin có thể chống lại ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu cung cấp máu cho ung thư. Nhờ có các mạch máu này, ung thư mới nhận được nguồn máu giàu ô xy, dinh dưỡng để phát triển. Nghiên cứu phát hiện proanthocyanidin cũng cắt đứt quá trình tạo năng lượng trong tế bào ung thư và kích thích quá trình chết tự nhiên của chúng.Một lợi ích khác của proanthocyanidin là giúp cơ thể phân hủy chất béo, đồng thời giảm cholesterol "xấu" LDL và tăng cholesterol "tốt" HDL. Chất proanthocyanidin cũng hỗ trợ chuyển đổi cholesterol thành a xít mật, từ đó giảm cholesterol bên trong mạch máu.Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Molecular Medicine Reports còn phát hiện chất proanthocyanidin chiết xuất từ vải có tác dụng giảm tình trạng tiểu cầu vón cục. Điều này giúp ngăn ngừa cục máu đông.Vải dù ngon và bổ dưỡng nhưng chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Ăn quá nhiều vải có thể dẫn đến một số tác hại với sức khỏe. Tác hại đầu tiên là ăn cùng lúc nhiều vải sẽ đẩy đường huyết lên cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm với người mắc tiểu đường.Vì có lượng đường cao nên ăn nhiều vải sẽ dễ gây thặng dư calo, dẫn đến tích tụ mỡ thừa và tăng cân. Một người khỏe mạnh chỉ nên ăn từ 5 đến 10 trái vải thiều mỗi lần, theo Heathline.
Giải mã 'hiện tượng' kem núi Bà Tây Ninh đang 'gây sốt' trên mạng xã hội
Ngày 17.1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện đã hoàn thành dự án xây dựng mở rộng một số khoa điều trị của bệnh viện để kịp đưa vào hoạt động trước tết Nguyên đán.Đây là dự án được Bộ Y tế phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối năm 2022, nhằm khắc phục tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến cuối của Bộ Y tế tại ĐBSCL; đồng thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả khám chữa bệnh; công tác đào tạo chuyên môn, phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo tuyến tại miền Tây.Tháng 7.2024, dự án khởi công xây dựng với quy mô 4 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng gần 3.300 m2 tổng mức đầu tư khoảng 70 tỉ đồng. Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ các hạng mục và sẵn sàng đưa vào sử dụng.Theo Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc đưa vào sử dụng dự án mở rộng sẽ giúp bệnh viện giải quyết ngay được tình trạng quá tải, nhất là ở một số khoa như đột quỵ, tim mạch can thiệp, lồng ngực, khu phòng mổ, hồi sức ngoại khoa… Đơn cử như khoa Tim mạch can thiệp, trước đây, chỉ có 26 giường bệnh nhưng số lượng bệnh nhân luôn gấp đôi, dẫn đến tình trạng quá tải 200%.Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp cho biết: "Ở nơi mới, khoa được bố trí tại tầng 2, có thể xếp được 50 giường bệnh cùng hệ thống báo gọi điều dưỡng đầu giường, đặc biệt là thành lập thêm phòng hồi sức CCU (Cardiac Care Unit) có thở máy và chăm sóc toàn diện. Ngoài ra, cơ sở mới cũng cho phép khoa triển khai thêm kỹ thuật mới, chẳng hạn như kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI)". Tương tự, khoa Đột quỵ trước đây cũng thường xuyên quá tải với 13 giường kế hoạch nhưng phải tiếp nhận 20-22 bệnh nhân mỗi ngày. Tiến sĩ - bác sĩ Hà Tấn Đức, Trưởng khoa Đột quỵ, cho biết, "Khu vực mới chúng tôi sẽ có 35 giường, bao gồm khu hồi sức riêng, từ đó đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, 3 phòng mổ mới trên tầng 3 sẽ giảm tải cho khu phòng mổ cũ, đảm bảo triển khai các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu (ghép tạng), đáp ứng nhu cầu phẫu thuật với lượng bệnh từ 80-100 ca mỗi ngày...".Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, việc mở rộng và di dời một số khoa điều trị nói trên cũng đã giúp nhiều khoa, phòng khác của bệnh viện được mở rộng không gian, giảm tải và phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Là bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ Y tế tại ĐBSCL, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ có quy mô 1.000 giường kế hoạch và 1.359 giường thực kê. Tuy nhiên, hiện tại mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 2.000 đến 2.500 lượt người đến khám, điều trị ngoại trú. Số lượng bệnh nhân nội trú cũng dao động từ 1.500 đến 1.700 lượt/ngày. Theo định hướng phát triển, bệnh viện phấn đấu trở thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2025. Trong đó, tập trung thực hiện các kỹ thuật ghép tạng, tiếp nhận và phát triển Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình xây dựng tại TP.Cần Thơ, phấn đấu triển khai trung tâm đột quỵ, mở rộng thu dung điều trị cho bệnh nhi tại các chuyên khoa sản, chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tim, tim mạch can thiệp...Trước đó, tháng 4.2024, bệnh viện này cũng đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên, trở thành trung tâm ghép thận thứ 26 tại Việt Nam. Đến nay, đã có 7 ca ghép thận thành công (dự kiến sẽ ghép thêm 2 ca vào tháng 2.2025). Sau ghép thận, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đặt mục tiêu triển khai ca ghép gan đầu tiên vào năm 2027.