Chủ tịch ngân hàng Vietbank đã chi hơn 76 tỉ đồng mua vào 7 triệu cổ phiếu
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.Tứ kết U.23 châu Á 2024: Ký ức đẹp tái hiện, Việt Nam đấu Iraq ngày nào?
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường xá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Gia đình có 7 cô 'công chúa' được dân mạng khen ngợi vì xinh đẹp và hiếu thảo
Ngày 18.3, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đang điều tra nguyên nhân một nam thanh niên 19 tuổi được phát hiện tử vong trên sông.Theo báo cáo của UBND xã Khánh Bình, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), nạn nhân là anh N.T.T (19 tuổi, ở ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau). Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 17.3, anh T. cùng N.M.Tr; T.V.K và 5 người khác đến nhà Đ.V.D (ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình) để đòi nợ. Trong lúc nói chuyện, hai bên xảy ra mâu thuẫn dẫn đến nhóm của T.V.K đánh Đ.V.D và bà N.T.T (64 tuổi - bà ngoại của Đ.V.D).Sau đó, nhóm của T.V.K rời đi, còn N.M.Tr chở T. về hướng Cống Kinh Hội. Trên đường đi, Tr. và T. bị 2 người lạ mặt đi xe máy đuổi theo. Hoảng sợ, cả hai bỏ xe chạy bộ, N.M.Tr chạy về hướng Kinh Ranh, còn T. chạy về phía sông Kinh Hội và nhảy xuống nước.Ngay sau đó, N.M.Tr đến Công an xã Khánh Bình trình báo về việc có người truy đuổi và T. đã nhảy xuống sông dù không biết bơi. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng tổ chức tìm kiếm nhưng không thấy nạn nhân.Đến khoảng 7 giờ 15 phút ngày 18.3, thi thể của T. được phát hiện trên sông Kinh Hội, đoạn thuộc ấp Chống Mỹ, gần vị trí T. nhảy xuống sông. Hiện cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói.
Lan tỏa trên mạng xã hội: Chàng trai bỏ phố về quê, kể chuyện cơm nhà mẹ nấu
Tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính, Ngô Thu Hà được đại diện các tân cử nhân phát biểu tốt nghiệp chương trình liên kết quốc tế BCU giữa Trường ĐH Birmingham City (BCU) và Trường ĐH Công nghệ Thông tin (UIT) 2025. Trong bài phát biểu bằng tiếng Anh, cô cũng đã chuyển qua tiếng Việt khi gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ.Dù đột ngột chuyển trường, thay đổi ngành, Thu Hà may mắn nhận được sự ủng hộ từ gia đình, vượt qua những khó khăn, hoàn thành việc học tập. Với những nỗ lực của mình, sau hơn 3 năm học, Thu Hà cùng hơn 30 sinh viên khác đã nhận được tấm bằng tốt nghiệp chương trình liên kết vào ngày 10.3.2025. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành, tấm bằng chương trình liên kết còn mở ra nhiều hy vọng cho việc phát triển trong tương lai.Chương trình liên kết quốc tế BCU với Trường ĐH Birmingham City, Vương Quốc Anh được Trường ĐH Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM triển khai từ năm 2019 với mục tiêu tạo cơ hội cho sinh viên sở hữu bằng đại học quốc tế, thành thạo tiếng Anh và sẵn sàng cho các vị trí kỹ sư máy tính cấp độ quốc tế sau khi tốt nghiệp.Chương trình được thiết kế đặc biệt từ chương trình cử nhân đại học của Trường ĐH Birmingham City, Anh quốc nên cấu trúc các môn học thực tiễn, cập nhật, mang tính quốc tế và tập trung vào chuyên môn ngay từ các học kỳ đầu tiên. Bên cạnh đó, sinh viên được chú trọng phát triển khả năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm…nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.