Diện 8 mẫu áo blouse giống như nàng thơ xứ Hàn, nàng sẽ tỏa sáng tết này
Hãng RIA dẫn lời Giám đốc điều hành (CEO) của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho hay cuộc đối thoại cấp cao giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Riyadh (Ả Rập Xê Út) vào ngày 18.2 nhằm tìm cách chấm dứt chiến sự tại Ukraine đã diễn ra "tích cực".Ông Dmitriev là thành viên phái đoàn Nga tham dự cuộc đối thoại. Phái đoàn phía Mỹ có Ngoại trưởng Marco Rubio và Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz, còn phía Nga có Ngoại trưởng Sergei Lavrov và trợ lý Yury Ushakov của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Ông Ushakov cho hay cuộc đối thoại diễn ra trong 4 giờ rưỡi đã kết thúc tốt đẹp. Theo đó, 2 bên đã thảo luận về các điều khoản cho một cuộc gặp trong tương lai giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump.Theo ông Ushakov, chưa có ngày cụ thể cho cuộc gặp thượng đỉnh, nhưng cuộc gặp đó khó có khả năng diễn ra trong tuần tới. Ông cho biết các nhà đàm phán Nga và Mỹ thuộc những nhóm khác nhau sẽ bắt đầu liên lạc về vấn đề Ukraine vào thời điểm thích hợp. Quyết định liên lạc với Mỹ về vấn đề Ukraine sẽ tùy thuộc vào Tổng thống Putin, ông nói thêm.Về cuộc gặp thượng đỉnh đó, ông nói rằng "các phái đoàn của 2 nước cần làm việc với nhau chặt chẽ". "Chúng tôi đã sẵn sàng cho điều này, nhưng vẫn còn khó có thể nói về ngày cụ thể cho cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo", theo AP dẫn lời ông Ushakov.Sau cuộc đối thoại, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho hay 2 bên sẽ lập các nhóm để "đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.Theo đó, Mỹ và Nga đã nhất trí giải quyết "những vấn đề gây khó chịu" trong mối quan hệ song phương và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt chiến sự tại Ukraine, đồng thời nêu rõ nỗ lực này vẫn đang trong giai đoạn đầu."Một cuộc gọi điện thoại tiếp theo là một cuộc họp là không đủ để thiết lập hòa bình lâu dài", Reuters phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết.Cũng trong ngày 18.2, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng việc dàn xếp đối với chiến sự Ukraine cần sự sắp xếp lại các thỏa thuận phòng vệ châu Âu.Moscow từ lâu đã kêu gọi NATO rút quân khỏi Đông Âu, coi liên minh này là mối đe dọa hiện hữu bên sườn mình. "Một giải pháp khả thi và lâu dài là không thể nếu không xem xét toàn diện các vấn đề an ninh trên lục địa này", theo AFP dẫn lời ông Peskov.Trả lời câu hỏi về khả năng Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU), ông Peskov nói rằng "đây là quyền chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào".Trong cuộc họp báo vào ngày 18.2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là "không thể chấp nhận được" đối với Nga."Điều này tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của chúng ta và sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho toàn bộ châu Âu", theo bà Zakharova. Phát ngôn viên này cho biết rằng "việc từ chối chấp nhận Kyiv vào NATO ngay bây giờ là chưa đủ", ám chỉ rằng Moscow có thể muốn có sự đảm bảo lâu dài hơn rằng Ukraine sẽ không được phép tham gia liên minh quân sự này trong tương lai.Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thủ đô Ankara, văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết. Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cho biết 2 bên sẽ gặp nhau để "tăng cường hơn nữa hợp tác" giữa 2 nước.Ô tô điện VinFast VF5 Plus bỏ số P, liệu có nguy hiểm?
Nhận xe điện ‘bằng xương bằng thịt’, khách mua VinFast VF8 nói gì?
Trong năm 2024, hoạt động tín dụng của ACB đạt 581 nghìn tỉ đồng, tăng 19,1% so với đầu năm, vượt xa mức tăng trưởng trung bình ngành từ năm 2016. ACB duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, đảm bảo chất lượng danh mục cho vay nhờ tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro thấp.Với hơn 90% danh mục cho vay thuộc về khách hàng bán lẻ, ACB thực hiện chiến lược phân tán rủi ro hiệu quả, tạo sự khác biệt so với nhiều ngân hàng khác trong ngành. Tín dụng doanh nghiệp tăng đến 25% trong năm 2024, giúp ACB đảm bảo cân bằng giữa phân khúc cá nhân và doanh nghiệp.Tính đến cuối năm, tỷ lệ nợ xấu (chưa tính CIC) của ACB đạt 1,39%, nằm trong nhóm ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Từ năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn thấp hơn đáng kể so với Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống.Nguồn vốn huy động của ACB được quản lý hiệu quả, đảm bảo cân đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng.Ngân hàng đã đẩy mạnh chuyển đổi số, cải tiến sản phẩm, dịch vụ và mở rộng các kênh huy động, qua đó nâng tổng quy mô huy động, bao gồm phát hành giấy tờ có giá ước tính 639 nghìn tỉ đồng, tăng 19,4% so với đầu năm. Trong đó, huy động tiền gửi từ khách hàng ước đạt hơn 537 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 11,3%, với tỷ lệ CASA đạt 23%, cải thiện so với mức 22,2% của quý 3.Sự gia tăng tỷ lệ CASA cho thấy mức độ tin cậy ngày càng cao của khách hàng đối với ACB. Ngân hàng đã triển khai các giải pháp nhằm tăng cường thu hút tiền gửi, bao gồm chiến dịch "Đồng minh thông thái" hỗ trợ các hộ kinh doanh với các tiện ích quản lý cửa hàng; nâng cấp dịch vụ tài chính cao cấp dành cho nhóm khách hàng ưu tiên.Nhờ đó, ACB đã huy động thành công các nguồn vốn ổn định và dài hạn, góp phần cải thiện cơ cấu nguồn vốn và hỗ trợ hoạt động kinh doanh bền vững.ACB được ghi nhận là một trong những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro toàn diện và tuân thủ các nguyên tắc thận trọng nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống quản trị này không chỉ giúp ACB kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tốc độ tăng trưởng an toàn và ổn định trong nhiều năm qua.Dự kiến đến cuối năm 2024, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) của ACB tiếp tục duy trì trên 12%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Hệ số rủi ro đối với tài sản có được kiểm soát ổn định ở mức khoảng 70%, nằm trong nhóm thấp nhất ngành.ACB cũng chủ động rà soát và điều chỉnh các chính sách tín dụng, đảm bảo phù hợp với diễn biến thị trường và hạn chế tối đa các rủi ro tiềm ẩn. Các chỉ số thanh khoản luôn được giữ ở mức an toàn với tỷ lệ LDR (cho vay trên huy động) đạt 78%, trong khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn duy trì khoảng 20%.Hệ thống quản trị rủi ro của ACB liên tục được nâng cấp theo các chuẩn mực quốc tế, bao gồm Basel II và Basel III. Điều này được PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - xác nhận trong giai đoạn 2022 - 2023. ACB đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiêu chuẩn quản trị, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Basel, hướng tới việc áp dụng các phương thức quản trị tiên tiến nhất.Với tỷ lệ ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) duy trì trên 20%, ACB không chỉ dẫn đầu trong ngành ngân hàng mà còn cho thấy khả năng sinh lời cao và bền vững. Sự kết hợp giữa tỷ suất sinh lời ấn tượng và tỷ lệ nợ xấu thấp phản ánh chiến lược phát triển dài hạn và nền tảng vững chắc của ngân hàng.Những thành tựu nổi bật trong năm 2024 đã giúp ACB nhận được sự ghi nhận tích cực từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước. Các đánh giá này phản ánh rõ khả năng sinh lời bền vững, hiệu quả quản trị rủi ro và tiềm năng tăng trưởng dài hạn của ngân hàng.Fitch Ratings, một trong những tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới, đã nâng triển vọng của ACB từ "Ổn định" lên "Tích cực". Điều này thể hiện niềm tin vào sự cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng trong 12 - 18 tháng tới, nhờ vào môi trường kinh tế thuận lợi, quy trình thẩm định chặt chẽ và các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả. Bên cạnh đó, Moody's và tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập FiinRatings cũng ghi nhận năng lực sinh lời ổn định và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng của ACB.Không chỉ dừng lại ở đó, ACB còn được vinh danh với nhiều giải thưởng danh giá. Nổi bật là "Ngân hàng có Quản trị công ty tốt nhất Việt Nam 2024" và "Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2024" do Global Banking and Finance Review trao tặng. Ngoài ra, ACB cũng vào "TOP 3 Financial Large Cap có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất" do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi tổ chức; "TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024" của Forbes; và "TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" của Nhịp Cầu Đầu Tư.Vào tháng 12, ACB tiếp tục khẳng định vị thế của mình khi được tổ chức thẻ quốc tế VISA trao tặng danh hiệu "Ngân hàng dẫn đầu về tổng doanh số giao dịch thẻ 2024". Giải thưởng này phản ánh rõ nét sự bứt phá trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng suốt năm qua.
Trận bóng đá "Tô cam giấc mơ" nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chiến dịch toàn cầu 16 ngày hành động chấm dứt bạo lực giới (25.11-10.12) của Liên Hợp quốc và Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới (15.11-15.12).
Khách du lịch đến các khu rừng đặc dụng tăng mạnh
Tham gia đoàn công tác với Tổng Bí thư Tô Lâm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các lãnh đạo một số số bộ, ban, ngành…Theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 6,21%/năm, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 75 triệu đồng. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Gia Lai kiến nghị T.Ư quan tâm bố trí vốn cho các dự án hạ tầng quan trọng thúc đẩy liên kết vùng như: Dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; bố trí nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; nâng tỷ lệ bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước…Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá: Giao thông kết nối địa phương ở Gia Lai còn khó khăn, nhất là các trục ngang kết nối Gia Lai với vùng duyên hải Nam Trung bộ; không có nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư hạn chế…Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Gia Lai cần sớm đầu tư các trục ngang kéo Tây nguyên về với biển, trong đó có tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã thống nhất chuyển dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sang đầu tư công, nếu có nguồn vượt thu trong năm 2025 sẽ bố trí làm ngay.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm: Chính phủ đã giao 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định làm chủ đầu tư dự án này. Để đẩy nhanh tiến độ, phần giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng, giao cho các địa phương làm trước để thuận lợi trong thực hiện dự án.Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao vai trò vị trí chiến lược quan trọng của Gia Lai về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng ở khu vực Tây nguyên cũng như cả nước. Theo Tổng Bí thư, Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như nguồn lực đất đai dồi dào, khí hậu tốt, là tiền đề của nông nghiệp quy mô lớn, du lịch, năng lượng tái tạo. Tổng Bí thư yêu cầu tỉnh Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: Nông nghiệp, du lịch, thu hút đầu tư. Gia Lai phải tăng cường mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng bày tỏ sự lo ngại và sốt ruột khi thời gian qua nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội Gia Lai đặt ra không hoàn thành, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tổng Bí thư chỉ đạo đưa định hướng quyết tâm phát triển Gia Lai thành tỉnh khá dựa trên nông nghiệp hữu cơ, đa dạng sinh thái và văn hóa. "Gia Lai cần nhanh chóng rà soát các chỉ tiêu chưa thực hiện được, tháo gỡ các điểm nghẽn phát triển để tạo bước đột phá mới trong thời gian tới", Tổng Bí thư lưu ý.Tổng Bí thư cũng yêu cầu tỉnh Gia Lai phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hạ tầng giao thông, thủy lợi; thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao đóng góp khu vực kinh tế này vào GRDP của tỉnh; nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.Tổng Bí thư đề nghị các bộ, ban, ngành xem xét, nghiên cứu giải quyết cụ thể các kiến nghị của tỉnh, hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả trong thời gian tới. Tổng Bí thư tin tưởng tỉnh Gia Lai sẽ có những bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo những nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện trong thời gian tới, nhân dân có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh.Dịp này, Tổng Bí thư đã tặng công trình trạm y tế trị giá 5 tỉ đồng cho xã Glar, H.Đak Đoa (Gia Lai) nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác tới thăm, làm việc với Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng).