3 loại giày mẹ cô dâu, chú rể nên tránh mang trong ngày trọng đại
Trong hiệp 1 trận chung kết lượt về trên sân Rajamangala, ở bàn thua đầu tiên, Đình Triệu trong nỗ lực bay hết người theo bóng đã rơi rất mạnh xuống mặt cỏ, khiến anh đau quặn người.Pha bóng khiến Đình Triệu tỏ ra rất đau đớn trong sự lo lắng tột độ của rất nhiều đồng đội và CĐV Việt Nam. Nhưng sau đó thủ thành của CLB Hải Phòng mạnh mẽ xua tay khẳng định mình có thể thi đấu tiếp, đến hết trận.Chính tinh thần mạnh mẽ đó của Đình Triệu, cùng với sự quật khởi của cả đội sau bàn thắng không fair-play của Supachok đã giúp đội tuyển Việt Nam vượt qua mọi thách thức để vào hang đánh hạ "Voi chiến", đem về chức vô địch AFF Cup 2024.Sau trận đấu, Đình Triệu vẫn còn đau âm ỉ, xuất hiện vết bầm bên hông nhưng không quá để tâm khi đang ngập tràn hạnh phúc với niềm vui chung của đội tuyển Việt Nam, khi đem về chức vô địch Đông Nam Á cho người dân cả nước.Nhưng vết đau bắt đầu nặng hơn khi Đình Triệu tập luyện cùng CLB Hải Phòng, khiến phải bỏ dở kế hoạch dự kiến ra sân trong hiệp 2 trận giao hữu với CLB Hòa Bình.Sau khi được đưa vào bệnh viện Việt Tiệp, các bác sĩ ban đầu chẩn đoán anh bị đau quặn do sỏi thận có đường kính 3 mm, được cho uống thuốc tiêu sỏi.Nhưng rất may mắn, kết quả kiểm tra kỹ hơn phát hiện xuất hiện khí trong ổ bụng của Đình Triệu, theo chẩn đoán ban đầu đến từ pha bóng anh bị rơi dập người sau tình huống va chạm với cầu thủ Thái Lan, trở nặng khi xuất hiện vết đau do sỏi thận.Hiện tại, người hùng AFF Cup 2024 vẫn đang được theo dõi trong bệnh viện Việt Tiệp, với vết bầm khá rõ ở bên hông mà vài ngày trước do chủ quan anh không để ý. Hy vọng anh sẽ sớm kịp hồi phục và khỏe mạnh hoàn toàn để sớm trở lại sân cỏ, cống hiến cho CLB Hải Phòng cũng như đội tuyển Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3 tới.Hồng Vân thích thú trước cặp đôi nên duyên nhờ quán bún đậu Mạc Văn Khoa
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
DJI Osmo Pocket 3 ra mắt tại Việt Nam, giá từ 13 triệu đồng
Gói viện trợ mới gồm 1,25 tỉ USD viện trợ quân sự được rút từ kho dự trữ của Mỹ và 1,22 tỉ USD thuộc Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI). Đây là gói viện trợ USAI cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, theo Reuters.Thiết bị quân sự trong chương trình USAI được mua từ ngành công nghiệp quốc phòng hoặc các đối tác, thay vì lấy từ kho dự trữ của Mỹ, nghĩa là có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới có thể đưa thiết bị ra chiến trường."Theo chỉ đạo của tôi, Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng để củng cố vị thế của Ukraine trong cuộc chiến này trong thời gian tại nhiệm còn lại của tôi", ông Biden nhấn mạnh trong một tuyên bố.Ông Biden cho hay gói viện trợ quân sự mới sẽ cung cấp cho Ukraine ngay lập tức những năng lực họ tiếp tục sử dụng để đạt hiệu quả lớn trên chiến trường, cùng nguồn cung dài hạn cho hệ thống phòng không, pháo binh và các hệ thống vũ khí quan trọng khác.Ông Biden cho biết thêm Bộ Quốc phòng Mỹ đang trong quá trình cung cấp hàng trăm ngàn quả đạn pháo, hàng ngàn quả tên lửa và hàng trăm xe bọc thép "để tăng cường sức mạnh cho Ukraine khi nước này bước vào mùa đông".Gần 3 năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022, Mỹ đã cam kết viện trợ tổng cộng 175 tỉ USD cho Ukraine, nhưng không chắc liệu Washington có tiếp tục viện trợ cho Ukraine nữa hay không sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20.1.2025. Ông Trump đã nói rằng ông muốn chấm dứt xung đột Nga-Ukraine một cách nhanh chóng.Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Trump đã đặt câu hỏi về mức độ tham gia của Mỹ vào cuộc xung đột Nga-Ukraine, cho rằng các đồng minh châu Âu nên gánh vác nhiều hơn trong việc hỗ trợ Ukraine, theo Reuters.
Theo Android Authority, hàng triệu người dùng YouTube trên toàn cầu đang gặp phải tình trạng chất lượng video giảm sút nghiêm trọng, ngay cả khi kết nối internet của họ hoàn toàn ổn định. Tình trạng này đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như Reddit.Nhiều người dùng phản ánh rằng video trên YouTube thường xuyên phát ở độ phân giải thấp (144p hoặc 360p) một cách mặc định, bất kể họ đang dùng tốc độ internet nào. Khi họ cố gắng chuyển sang độ phân giải khác (1080p hoặc cao hơn), video lại gặp phải tình trạng xoay vòng 'buffering' liên tục, gây khó chịu và gián đoạn trải nghiệm xem.Tình trạng này không chỉ xảy ra trên một nền tảng cụ thể. Người dùng iOS, máy tính để bàn và TV thông minh đều báo cáo gặp vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ứng dụng YouTube trên điện thoại và máy tính bảng Android dường như vẫn hoạt động ổn định.Trước sự bức xúc của người dùng, YouTube đã thừa nhận vấn đề và cho biết đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Nền tảng này đã cập nhật trang hỗ trợ, thông báo rằng họ nhận thức được tình trạng chất lượng video thấp và đang nỗ lực khắc phục.Trong thời gian chờ đợi bản sửa lỗi từ YouTube, người dùng nên thường xuyên kiểm tra trang hỗ trợ của YouTube để cập nhật thông tin mới nhất. Nhiều người dùng mong muốn YouTube sẽ sớm khắc phục sự cố này và mang lại trải nghiệm xem video mượt mà cho họ.
Cảm thương nghĩa tình miền Tây từ những ngày hè xanh
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.