Vỡ kế hoạch du học, tốt nghiệp vì bị Hội đồng Anh cấp sai chứng chỉ
Với chiến thắng này, CLB GS Caltex Seoul Kixx có cơ hội thoát khỏi vị trí cuối trên bảng xếp hạng. Trước khi chiêu mộ tay đập của đội Hóa chất Đức Giang, đội GS Caltex Seoul Kixx chìm sâu ở đáy bảng xếp hạng với vỏn vẹn 1 trận thắng. Đội bóng này đã thắng 8 trong tổng số 14 trận mà Bích Thủy góp mặt. Cô được HLV đánh giá cao về tinh thần cầu tiến, hòa nhập tốt và phát huy hiệu quả khả năng hỗ trợ phòng ngự cũng như tấn công với những cú đánh nhanh gây bất ngờ cho đối thủ.Sau khi Trần Thị Thanh Thúy chia tay CLB bóng chuyền Indonesia trở về khoác áo CLB VTV Bình Điền Long An, Bích Thủy là VĐV duy nhất của bóng chuyền VN đang thi đấu ở nước ngoài. Sức hút của Bích Thủy ngày càng lớn nên vừa qua một đơn vị truyền thông có uy tín tại VN đã mua bản quyền phát sóng các trận đấu giải bóng chuyền Hàn Quốc, giúp người hâm mộ được xem trực tiếp các trận đấu có sự góp mặt của cô. Với màn thể hiện ấn tượng ở Hàn Quốc, Bích Thủy nhiều khả năng được HLV Nguyễn Tuấn Kiệt gọi trở lại đội tuyển bóng chuyền nữ VN chuẩn bị cho 2 giải quốc tế lớn trong năm nay là giải vô địch thế giới (tháng 8) và SEA Games 33 (tháng 12) đều diễn ra ở Thái Lan.Ngọc Sơn trổ tài nói tiếng Đức, bật khóc nức nở vì học trò
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
VinFast VF e34 đã qua sử dụng tăng giá gần cả trăm triệu đồng
Ukraine đã nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga trong suốt gần 3 năm xung đột, tìm cách tấn công những địa điểm Kyiv cho là cung cấp nhiên liệu cho binh sĩ Nga hoặc cung cấp tiền để hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, theo AFP.Trong cuộc tấn công mới nhất vào đêm 16.2 và rạng sáng 17.2, có 7 máy bay không người lái (UAV) chứa đầy thuốc nổ đã tấn công một trạm bơm của Liên hiệp đường ống Caspian vận chuyển dầu của Kazakhstan qua miền nam nước Nga để xuất khẩu qua ngã biển Đen. Liên hiệp đường ống Caspian (CPC) cũng là tên của công ty liên doanh vận hành đường ống quốc tế này.Theo CPC, vụ tấn công đã đánh trúng trạm bơm Kropotkinskaya, trạm bơm lớn nhất của đường ống CPC tại vùng Krasnodar thuộc miền nam nước Nga. Công ty khẳng định không ai bị thương và nhân viên đã ngăn chặn được vụ tấn công gây tràn dầu.Đường ống CPC dài 1.500 km thuộc sở hữu của một liên doanh do chính phủ Nga và Kazakhstan cũng như các công ty năng lượng lớn của phương Tây gồm Chevron, ExxonMobil và Shell nắm giữ cổ phần, theo AFP.Cả Moscow lẫn Kyiv đều tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV trong đêm 16.2 và rạng sáng 17.2, vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các nhà lãnh đạo của Nga và Ukraine thúc đẩy lệnh ngừng bắn.Không quân Ukraine hôm nay tuyên bố họ đã bắn hạ 83 trong số 147 UAV do Nga phóng trong đêm, đồng thời cho biết thêm 59 chiếc UAV khác "biến mất" mà không gây ra thiệt hại.Công ty điều hành lưới điện Ukrenergo của Ukraine đã thông báo tình trạng mất điện khẩn cấp ở một số khu vực của nước này "do hậu quả từ cuộc tấn công của Nga vào các cơ sở năng lượng".Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga hôm nay tuyên bố các lực lượng nước này đã chặn và phá hủy 90 UAV của Ukraine, trong đó có 24 chiếc ở khu vực Krasnodar.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga cũng như Ukraine đối với vụ đường ống quốc tế nói trên bị UAV tấn công và tuyên bố mới của bên kia.
Giá cà phê arabica tại Brazil, kỳ hạn tháng 7 tiếp tục giảm thêm 156,2 USD/tấn xuống còn 5.514 USD/tấn.
Người đàn ông đi khám rối loạn cương được bác sĩ phát hiện mắc bệnh tim mạch
Phiên giao dịch hôm qua (sáng nay giờ Việt Nam), sàn giao dịch London mở cửa, giá cà phê rubusta kỳ hạn giao tháng 5 giảm 14 USD. Một giờ sau, giá quay đầu tăng lên mức 47 USD khiến nhiều người quan sát lạc quan về một phiên tăng giá mạnh. Tuy nhiên, thị trường những giờ còn lại liên tục đảo chiều để cuối cùng chốt phiên với mức giảm 2 USD/tấn, về 3.742 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7 tăng 4 USD lên 3.683 USD/tấn, kỳ hạn tháng 9 tăng 11 USD lên 3.595 USD/tấn và kỳ hạn tháng 11 tăng 7 USD lên 3.496 USD/tấn.