Làm gì khi sổ đỏ chỉ ghi tên vợ hoặc chồng?
Vào 14 giờ ngày 3.1, tại sân Bàu Thành (huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã diễn ra buổi họp kỹ thuật vòng loại bảng D, vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), với sự góp mặt đầy đủ của BTC địa phương, lực lượng giám sát - trọng tài VFF, an ninh, y tế và đại diện của 6 đội bóng.Tại đây, đại diện BTC - nhà báo Quang Tuyến đã chào mừng đội bóng các Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng và 2 tân binh Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi và Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2 bước vào mùa tranh tài thứ 2, nhắc lại thành tích của đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai đã đoạt HCV chung cuộc ở vòng chung kết mùa trước.Đồng thời, BTC giải một lần nữa dặn dò các đội bóng có ý thức kiểm tra chặt chẽ tư cách các cầu thủ, bảo đảm là sinh viên chính quy học thật, đá thật theo khẩu hiệu "Chơi đẹp - thắng đẹp - cổ vũ đẹp" của giải đấu.Đại diện địa phương, Phó phòng Văn hóa Thông tin huyện Long Đất, ông Võ Thành Lộc cho biết dù đang bộn bề công việc vì vừa sáp nhập, nhưng UBND huyện Long Đất luôn nỗ lực kết nối, phối hợp tốt với Báo Thanh Niên, đảm bảo chuẩn bị tốt nhất cho vòng loại khu vực Đông Nam bộ."Chúng tôi tự hào sân Bàu Thành rất đẹp, nay càng đẹp hơn nhờ được chăm sóc rất kỹ, mở thêm nhiều hạng mục bổ trợ như khu trải nghiệm để các đội bóng nghỉ trưa, dùng cơm. UBND huyện đã chỉ đạo các lực lượng an ninh, y tế phối hợp chặt chẽ để giải giải diễn ra thuận lợi, sôi nổi"."Trong buổi họp ngày 2.1, UBND huyện Long Đất đã giao cho các lực lượng na ninh bảo đảm an toàn trong và ngoài trận đấu, cũng như khu du lịch Văn hóa Lịch sử Bàu Thành rộng 22 ha, đồng thời phòng y tế kiểm tra chặt chẽ để các đội bóng có thể nghỉ ngơi, ăn uống an toàn".Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Vatican sắp đến thăm Việt Nam
Ngày 12.1, hàng ngàn đoàn viên, thanh niên TP.Huế đã có mặt tại hội trường Đại học Huế để tham gia chương trình Ngày chủ nhật đỏ - Hiến máu tình nguyện.Năm nay, Thành đoàn Huế tiếp tục phối hợp với Bệnh viện T.Ư Huế, Đại học Huế tổ chức Ngày chủ nhật đỏ lần thứ 17, mục tiêu thu hút 1.000 người tham gia.Ngày hội được triển khai với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là tuần lễ hiến máu tình nguyện đã diễn ra từ ngày 6.1 – 10.1 tại Trung tâm Huyết học truyền máu, Bệnh viện T.Ư Huế, thu hút gần 300 người tham gia, thu được 220 đơn vị máu.Tại ngày hội sáng nay, ban tổ chức đã tiếp nhận đơn đăng ký của 510 bạn trẻ, thu được 405 đơn vị máu. Nguồn máu dự trữ này góp phần phục vụ cấp cứu người bệnh, giải quyết tình trạng khan hiếm máu thường xảy ra sau dịp Tết Nguyên đán.Thông qua ngày hội, ban tổ chức còn kêu gọi toàn thể đoàn viên, thanh niên và người dân đăng ký hiến mô, tạng và trước mắt đã có 28 người đăng ký.Anh Nguyễn Thanh Hoài, Bí thư Thành đoàn Huế, mong muốn thế hệ trẻ của thành phố luôn sẵn sàng, tiên phong, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Mỗi đoàn viên, thanh niên là một sứ giả kết nối, vận động các tầng lớp nhân dân cùng hưởng ứng, tham gia các hoạt động tình nguyện, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện cứu người như hiến máu, hiến mô, hiến tạng."Đây là nghĩa cử cao đẹp, là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác. Hơn nữa, còn lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong xã hội về hiến máu, hiến tặng mô, tạng cứu người", anh Hoài nói.
Quảng Ngãi: Khởi tố nhóm bị can đánh bạc trên mạng
Ngày 3.3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Khi TP.HCM sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời tổ chức lại đầu mối bên trong.Sở Văn hóa và Thể thao là 1 trong 16 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM sau khi sắp xếp. Hiện cơ quan này có 10 phòng ban chuyên môn và 25 đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm tối thiểu 15% như quy định.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM gồm: ông Trần Thế Thuận làm giám đốc và 5 phó giám đốc ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, ông Nguyễn Nam Nhân, ông Nguyễn Minh Nhựt và ông Nguyễn Ngọc Hồi.Nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông) khẳng định sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc, sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngôi nhà chung ngành văn hóa, thể thao, truyền thông.Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận bày tỏ sự tri ân và trân trọng những đóng góp của các nhân sự nhận nhiệm vụ mới, trong đó có nhiều người giữ chức vụ thấp hơn.Năm 2025, TP.HCM được giao nhiệm vụ cùng các cơ quan Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ông Thuận cho biết trong 5 tiểu ban của thành phố thì Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò thường trực 4 tiểu ban.Năm nay, TP.HCM cũng tổ chức một số lễ kỷ niệm quan trọng như 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh 2.9… Trong đó, lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động lớn của ngành.Đánh giá nhiệm vụ trong năm 2025 rất nặng nề, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các phó giám đốc làm việc với từng phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Ông lưu ý chiến lược phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cần phải hòa quyện vào nhau.Nhấn mạnh truyền thông là công tác không thể thiếu trong phát triển của toàn ngành, ông Thuận tin tưởng nếu phát huy tốt vai trò của từng đơn vị, sự đoàn kết tập thể thì ngành sẽ mạnh lên rất nhiều. "Chúng ta cùng đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm để phát triển đơn vị ngày càng tốt hơn", ông Thuận chia sẻ thêm.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp như sau:Sắp xếp, chuyển chức năng của Phòng Tổ chức lễ và sự kiện về Văn phòng sở và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình.Sáp nhập Phòng Báo chí và Phòng Xuất bản, In, Phát hành thành Phòng Báo chí – Xuất bản, ông Trịnh Hữu Anh làm Trưởng phòng.Sắp xếp Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thông tin triển lãm thành Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM, ông Lê Đức Pháp làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn làm Giám đốc.Sắp xếp Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, Câu lạc bộ Thể dục thể thao Thanh Đa thành Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM, ông Hoàng Đức Tân làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ, Trung tâm Huấn luyện – Thi đấu Thể dục thể thao thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP.HCM, ông Lý Đại Nghĩa làm Giám đốc.
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Kết hợp chăn nuôi bò sữa và du lịch để đột phá kinh tế Mang Yang
Tại S-Race Thừa Thiên Huế, các bạn học sinh sinh viên tham gia tranh tài ở 6 nội dung 3km dành cho sinh viên nam và nam sinh THPT; 1,5 km dành cho nam sinh THCS, sinh viên nữ, nữ sinh THPT và nữ sinh THCS. Ban tổ chức trao các giải cá nhân từ Hạng Nhất đến Hạng 10 căn cứ trên thành tích về đích của mỗi vận động viên ở 6 nội dung thi đấu; 3 giải tập thể (tương ứng 3 cấp học) cho đơn vị có nhiều vận động viên tham dự nhất. Tổng giá trị giải thưởng của S-Race Thừa Thiên Huế là 132 triệu đồng. Bên cạnh đó là phần chạy mở rộng S-Race School và S-Race Family thu hút hơn một nghìn vận động viên là thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh đến để đồng hành, cổ vũ giải đấu.