Anh hùng, cũng như bao người
Về tăng trưởng kinh tế, trong 10 năm liên tiếp, Hải Phòng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số, bình quân đạt 12,35%/năm.Năm 2025, Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng 12,5% và Hải Phòng cam kết sẽ phấn đấu đạt được mục tiêu này, thậm chí có thể tăng trưởng ở mức cao hơn.Giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng của Hải Phòng dự kiến 14%/năm so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của T.Ư, thành phố đang xây dựng kế hoạch phát triển với mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân đạt 15,6%.Đặc biệt, Hải Phòng cam kết đóng góp 11.000 tỉ đồng để triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Trong đó, 6.000 tỉ đồng cho giải phóng mặt bằng và hơn 5.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng đoạn nhánh kết nối trực tiếp với cảng biển.Lãnh đạo Hải Phòng kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án thi công đồng thời từ cả 2 đầu tuyến Lào Cai và Hải Phòng để rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa dự án vào vận hành.Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Hải Phòng góp gần 11.000 tỉ đồng cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đề nghị thành phố nếu phấn đấu tăng lên 15.000 tỉ đồng thì tốt hơn nữa.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn cho biết, trước khi Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng cho Quảng Ninh, tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng 12,05% và phấn đấu vượt hơn 14%."Quy mô của tỉnh rất lớn, hiện nay đã gần 347.000 tỉ đồng. Nếu tăng trưởng 14% thì chúng tôi có mức tăng tuyệt đối là hơn 480.000 tỉ đồng”, ông Ấn nói và cho biết, tỉnh phấn đấu giải ngân 100% vốn, triển khai các giải pháp để tăng thu ngân sách, bổ sung nguồn lực chi đầu tư phát triển trong năm với một số các dự án mới.Đồng thời, đặt mục tiêu thu hút du lịch bảo đảm doanh thu phải đạt hơn 55.000 tỉ đồng; hoàn thiện không gian phát triển tổng thể khu vực xung quanh vịnh Cửa Lục; tập trung đô thị hóa khu vực Thành Hồi để nắm bắt cơ hội phát triển mới.Trong tuần tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ trình Bộ Chính trị, Chính phủ về chính sách phát triển Khu kinh tế Vân Đồn. Trước mắt, tỉnh mong muốn Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương triển khai Khu du lịch phức hợp cao cấp của Khu kinh tế Vân Đồn, tổng mức đầu tư khoảng 1 tỉ USD.Liên quan đến Nhà máy ô tô Thành Công, đây là nhà máy hứa hẹn tạo ra "cú hích" tăng trưởng lớn cho kinh tế của Quảng Ninh, vì vậy, cần có những chính sách đặc biệt liên quan đến chính sách thuế.Ông Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho hay năm 2024, tỉnh đã thu hút 2 tỉ USD vốn đầu tư quy đổi. Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm, tỉnh đã được Thủ tướng chấp thuận 4 khu công nghiệp với diện tích trên 860 ha, sẽ tạo thêm không gian mới cho tỉnh thu hút đầu tư vào cuối năm 2025 và những năm tiếp theo.Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 13,6% trong năm 2025, tỉnh Bắc Giang đã ban hành kế hoạch, kịch bản tăng trưởng từng quý.Bắc Giang có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua rất gần với tuyến đường sắt đô thị Hà Nội. Tỉnh đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo nghiên cứu sớm đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn trong giai đoạn 2025 - 2030 và tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Giang cũng như các tỉnh lân cận được đầu tư hệ thống đường sắt đô thị kết nối với hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội.Giải PES Báo Thanh Niên lần 6-2022: Chưa bao giờ vui và hấp dẫn như thế!
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Top 10 game online trên PC đáng chơi nhất trong năm 2024
Trên thực tế, một số phụ nữ thích nghi với những tư thế quan hệ nhằm giảm cơn đau. Tuy nhiên, sự khó chịu này có thể gây giảm khoái cảm, giảm sự thư giãn và thỏa mãn sau khi quan hệ tình dục, hạn chế tần suất giao hợp, có thể làm suy giảm tổng thể về chất lượng đời sống tình dục, mất đi giai đoạn cực khoái, và hình thành hành vi né tránh giao hợp.
Ngày 3.2, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25.1 đến ngày 2.2), lực lượng CSGT đã phát hiện, lập biên bản 1.651 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Trong đó, có 332 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 497 trường hợp vi phạm tốc độ, tạm giữ 423 phương tiện các loại, tước giấy phép lái xe 55 trường hợp, trừ điểm 219 trường hợp, nộp kho bạc hơn 5 tỉ đồng.Theo lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk, ngay từ ngày đầu trong kỳ nghỉ tết, lực lượng CSGT đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phối hợp một số đơn vị công an khác triển khai các phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm an toàn giao thông, tuyên truyền pháp luật, vận động người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông. Đồng thời, bố trí các tổ tuyên truyền lưu động bằng xe loa tại các tuyến đường, khu vui chơi, lễ hội, điểm nút phức tạp về trật tự, an toàn giao thông… Tổ chức tuần tra, kiểm soát, phân luồng giao thông, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên mọi nẻo đường, cả ngày và đêm, xuyên Tết nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại vui xuân, đón Tết, đặc biệt là kiểm soát nồng độ cồn…Đặc biệt, Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình "Lái xe tỉnh táo - Vạn dặm bình an". Theo đó, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên các tuyến đường tổ chức dừng, kiểm soát hàng nghìn lượt phương tiện vận tải bằng ô tô, mời tài xế dùng cà phê, nước trà chuẩn bị sẵn để giúp tài xế tỉnh táo, điều khiển phương tiện an toàn.Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng đã phát tặng 9.672 phần quà nhu yếu phẩm thiết thực như bánh mì, nước uống đóng chai, xăng; kết hợp phát gần 1.000 mũ bảo hiểm và hỗ trợ, tuyên truyền, nhắc nhở kiểm tra các yếu tố kỹ thuật của phương tiện cho người dân trong quá trình di chuyển để bảo đảm an toàn.
TP.HCM thay hàng trăm xe buýt mới 'siêu xịn'
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)