$997
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số miền nam thứ sáu. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số miền nam thứ sáu.Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó". ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số miền nam thứ sáu. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số miền nam thứ sáu.1. Mùa hè 2024, tôi có chuyến du lịch tới Thụy Sĩ, Albania và các nước thuộc Liên bang Nam Tư (cũ). Chuyến đi kéo dài 8 ngày. Ngoài hành lý gọn nhẹ hết mức có thể, tôi "thủ" theo 4 tô mì ăn liền và một ít khô bò dằn bụng.Đây là lần thứ ba tôi đi Thụy Sĩ thăm Uyên, cô bạn học thuở thiếu thời, đang sống và làm việc ở Zurich. Chuyến này Uyên rủ đi Lucerne, cách Zurich 40 phút lái xe với một "sứ mệnh" duy nhất: ăn bánh mì Việt Nam. Zurich có nhiều nhà hàng bán bánh mì, nhưng để ngon và gần giống với khẩu vị Việt Nam, thì phải lên Lucerne.Uyên dắt tôi vào tiệm "Banh Mi Pho", mở bán từ năm 1982, nằm sâu trong con hẻm nhỏ. Tiệm khá đông khách đang xếp hàng chờ tới lượt. Đứng trước cửa, nghe mùi bánh mì nướng kèm thịt thơm lừng là bụng tôi kêu rồn rột. Tiệm còn bán cơm, bún, gỏi cuốn và chả giò. Nhưng bọn tôi đến đây là để ăn bánh mì. Chị chủ quán nhận ra Uyên là người quen, liền hỏi, bữa nay 10 ổ nữa hả em?Quán chỉ còn hai loại thịt là heo quay và xá xíu. Nhìn miếng heo quay giòn rụm, thiệt tình tôi chỉ muốn thò tay vô lấy nguyên miếng nhai ngấu nghiến. Uyên mua mỗi loại 5 ổ, hết 100 quan tiền. Chị chủ chậm rãi xẻ bánh, trét patê, xịt thêm tí xì dầu, rồi từ từ xắt thịt. Kiểu bán hàng là nghệ thuật chứ không cần vội vã, nóng vội, dẫu hàng dài khách đang chờ.Chúng tôi quay lại bờ sông, ngồi bệt trên ghế gỗ, nhâm nhi từng miếng bánh. Bánh mì giòn rụm, thơm lừng mùi lúa mạch, lúa mì của những cánh đồng bạt ngàn châu Âu, nhờ được tưới dòng nước trong veo, mát lạnh. Patê béo, thịt thấm đến nao lòng. Các thứ hương vị hòa lẫn vào nhau, dậy lên trong tôi mùi vị nồng nàn của xứ sở quê hương, từ những ổ bánh mì thời đi học khổ nghèo, 500 đồng chan chút nước thịt, 1.000 đồng có thịt mỡ với xíu mại thôi mà ngon không gì cưỡng nổi.2. Tạm biệt Thụy Sĩ, tôi bay sang Tirana (Albania) rồi mua tour đi Kosovo với Bắc Macedonia; sau đó về lại Tirana, bắt xe buýt qua Montenegro. Ở đó một ngày rồi bay sang Belgrade (Serbia), đất nước cuối cùng của cuộc hành trình. Thời gian không nhiều, nên mỗi chỗ tôi chỉ ở được một đến hai đêm.Vì là xứ lạnh nên người dân các nước Nam Tư (cũ) ăn thịt rất nhiều để đủ năng lượng. Vốn cũng chẳng giàu, nên họ có thói quen muối thịt để giữ tới mùa xuân. Chính vì thế, họ ăn mặn kinh hoàng. Trên bàn ăn lúc nào cũng có hũ muối đi kèm. Các bữa ăn cá thịt thì không nói gì, đằng này soup với yogurt mà họ còn… xịt thêm muối vào thì tôi chịu.Đến Serbia, từ sân bay vào trung tâm thành phố, quốc kỳ được treo trang trọng trên từng cây cột. Khi biết tôi đến từ Việt Nam, từ anh tài xế taxi tới người đi đường hay lễ tân khách sạn, vốn rất lạnh lùng, lại dành nhiều thiện cảm.Ngày kề chót, tôi mua tour lên miền Bắc Serbia, dọc sông Danube hùng vĩ, tới sát biên giới Romania. Hướng dẫn viên tên Marko, khá trẻ, cao gần 2 m. Trong lúc đi vào khu bảo tàng của những người đầu tiên tới định cư ở Serbia, Marko đùa, ở đây an toàn lắm, không có rắn đâu, mà nếu có đi chăng nữa thì cũng đừng lo, vì tôi đã từng ăn thịt rắn ở Việt Nam rất ngon. Tôi hỏi liền: "Marko từng tới Việt Nam rồi? Tôi là người Việt đây". Như gặp lại một người bạn thân quen, giọng nói của anh ta trở nên vô cùng hào hứng.Trong khi mọi người đi tham quan, tôi với Marko ngồi ngoài nói chuyện. Anh kể cho tôi nghe kỷ niệm hơn 3 năm tươi đẹp ở Việt Nam. Marko dẫn tour sang. Hết tour, tự nhiên không muốn về nhà nữa. Anh đi từ Nam ra Bắc, sống ở mỗi nơi vài tháng. Nhưng lâu nhất là Hà Nội gần một năm vì đại dịch Covid-19. Marko kể về không khí trận chung kết AFF Cup năm 2019. Tôi bảo lần đó mình cũng ở TP.HCM và "đi bão" cả đêm. Rồi anh say sưa kể về phố phường Hà Nội, và nói không nơi nào đẹp bằng Hạ Long...Buổi trưa, Marko chở chúng tôi lên núi, vào nhà hàng nhìn ra sông Danube để thưởng thức bữa ăn truyền thống của người Serbia gồm bánh mì, thịt gà, thịt heo và các loại dưa muối vô cùng mặn. Ngon thì có ngon, nhưng sau 6 ngày lang thang qua những con đường, góc phố còn dấu vết hằn sâu của chiến tranh và thoang thoảng mùi thuốc súng, 4 hộp mì gói mang theo cũng đã ăn sạch rồi, tôi thèm đồ Việt tới nao lòng. Hôm trước, ở Podgorica (Montenegro), tôi có ghé nhà hàng Chi Le Ma ăn tô phở xào kiểu Hạ Long. Nhưng thiệt tình ngoài vị mặn kinh hoàng của loại nước tương xịt trên mớ bánh phở, tôi không chút ấn tượng gì hết.Tôi hỏi Marko, nhà hàng Istok có ngon không, nghe nói phở ở đó ăn cũng được. Marko cười tươi, cũng không đến nỗi. Tạm biệt anh chàng hướng dẫn viên cao nhồng, tôi bảo khi nào sang Việt Nam cứ nhắn, biết đâu lúc ấy tôi đang ở bển cũng không chừng. Không kịp về khách sạn tắm rửa, tôi mở Google Maps đi tới Istok - một nhà hàng có bán món phở.Tới nơi, bên ngoài hết chỗ, mà toàn khách Tây trẻ tuổi. Cảm giác xúc động ngập tâm hồn khi thấy mấy cái lồng đèn Hội An được treo trước cửa lung linh màu sắc. Trên tường, bảng hiệu 1 sao của Michelin 2024 kiêu hãnh đập ngay vào mắt. Bước vô trong, nhìn quanh, ngay bức tường chính, họ sắp xếp những đôi đũa dọc kèm cái nón lá. Phía bên này là những bức tranh cổ động thời bao cấp với những câu khẩu hiệu khiến tôi bật cười: "Trồng nhiều đỗ tương", "Phát triển chăn nuôi gà" và bức tranh "Hội chợ Hà Nội từ hai mươi bẩy tháng một đến mười một tháng chạp năm 1932" được treo trang trọng.Sau khi gọi tô phở bò kèm ly cam vắt và háo hức đợi chờ các kiểu, tôi hỏi nhân viên phục vụ, chủ quán này là người Việt Nam đúng không? Cậu bé Serbia lắc đầu, không phải đâu, ổng là người Serbia. Còn vợ anh ấy? Cũng Serbia luôn. Hai người không liên quan gì tới Việt Nam hết.Tô phở bò nóng hổi được bưng ra kèm ít cọng ngò, giá và mấy miếng ớt. Thịt bò họ làm kiểu barbacoa của người Mexico (thịt được bọc lại nướng thật chín, thật mềm, có thể kéo sợi, hoặc người ta đào cái hố dưới mặt đất rồi đốt lửa nướng cho thật mềm), kèm đĩa tương ớt, tương đen, và hai miếng chanh to. Cậu bé phục vụ bảo muốn ăn ngon thì bỏ một ít tương đen với tương đỏ vào phở, còn một ít để chấm thịt. Tôi phì cười khi nghe người Tây chỉ mình cách ăn phở.Tôi húp một miếng nước lèo với bao hồi hộp và mong đợi. Trời ơi mặn! Mặn không thể nào tả được! So với mấy đĩa thức ăn mặn chát bữa giờ thì cũng một chín một mười. Tôi hiểu vì sao tô phở nhỏ vậy mà được cho tới… hai miếng chanh. Không chần chờ gì nữa, tôi nặn hết vô. Nhờ thế mà vị mặn giảm đi rất nhiều lần.Trong vòng 10 phút, tôi đã húp tới miếng nước lèo cuối cùng. Không thể so sánh với những tô phở nóng hổi dọc chiều dài đất nước quê nhà hay nồi nước dùng ngọt dịu vị xương do chị tôi nấu ở Mỹ. Chỉ biết rằng đây là tô phở ở đất nước lạ xa, ít người Việt du lịch tới. Tại thành phố được xây dựng lên từ bao đổ nát của chiến cuộc, tôi đã ăn được tô phở nóng hổi và ngắm nhìn những hình ảnh thân quen trên các bức tranh treo tường. ️
Ngày 18.1, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Hà Tĩnh triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá với số tiền giao dịch hơn 200 tỉ đồng mỗi tháng.Theo Công an H.Thạch Hà, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, đơn vị đã phát hiện một đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trên mạng internet, do nhóm nghi phạm ở TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu cầm đầu. Sau khi thu thập đủ tài liệu chứng cứ, ngày 6.1, Công an H.Thạch Hà, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an TP.HCM và Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành bắt giữ 9 nghi phạm.Quá trình điều tra, Công an H.Thạch Hà xác định đường dây đánh bạc này do Bạch Trung Sang (54 tuổi, ngụ tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cầm đầu, nắm giữ tài khoản Super Master (siêu tổng đại lý) của trang cá cược viva88.com.Để hoạt động, Sang cấp các tài khoản Master (tổng đại lý), tài khoản Agent (đại lý) và tài khoản Member (con bạc) để trực tiếp cá độ trên trang web viva88.com. Các tài khoản được cấp một hạn mức cá cược gọi là điểm, mỗi điểm sẽ tương ứng với số tiền các "con bạc" tự quy ước với nhau. Các nghi phạm tham gia cá cược các trận đấu bóng đá bằng số điểm được cấp, sau đó dựa trên kết quả trận đấu để thanh toán tiền thắng thua với nhau.Với phương thức hoạt động trên, cơ quan công an xác định đây là đường dây sử dụng mạng internet tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá, xảy ra trên nhiều tỉnh, thành với số tiền giao dịch hơn 200 tỉ đồng mỗi tháng.Cơ quan CSĐT Công an H.Thạch Hà đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối Bạch Trung Sang và 8 đối tượng trong đường dây trên để điều tra về tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá. ️
Thời gian qua, Tổng cục Thuế luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ trong công tác quản lý hóa đơn. Tuy nhiên, việc mua bán hóa đơn còn diễn ra phức tạp, cơ quan chức năng đã phát hiện xử lý một số vụ vi phạm về mua bán hóa đơn khống, hóa đơn không hợp pháp để thu lợi bất chính, trốn thuế, chiếm đoạt số tiền thuế của nhà nước.Những nguyên nhân được cơ quan thuế nhận diện và đưa vào diện theo dõi, giám sát đặc biệt, đó là do người nộp thuế (NNT) cố ý vi phạm, thực hiện hành vi thành lập doanh nghiệp (DN) với mục đích chính là mua, bán hóa đơn không hợp pháp để thu lợi bất chính; nguyên nhân từ công tác quản lý DN, quản lý hóa đơn của một bộ phận công chức thuế. Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế thực hiện một số chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc tăng cường các biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn; chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức, công vụ công chức thuế, tăng cường rà soát kiểm tra phát hiện NNT có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng.Các đơn vị đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, đối chiếu hóa đơn. Trường hợp phát hiện NNT sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thì nghiêm túc xử lý theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế; nếu đến mức xử lý hình sự thì lập hồ sơ, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.Tông cục Thuế lưu ý hồ sơ, tài liệu chuyển cơ quan chức năng phải được thu thập đầy đủ, xác định rõ hành vi vi phạm, hậu quả, thiệt hại... để chuyển đến cơ quan chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 85/2016 và Quyết định số 489 ngày 07.4.2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy chế chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra. Thường xuyên phối hợp với cơ điều tra để cung cấp thêm thông tin (nếu có yêu cầu bổ sung) và theo dõi kết quả điều tra. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ phân tích rủi ro, đánh giá, phân loại hồ sơ khai thuế liên quan đến hóa đơn để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra về thuế, về hóa đơn, về hoàn thuế. Thực hiện phối hợp tốt giữa các cơ quan thuế trong việc xác minh hóa đơn đảm bảo chính xác, hiệu quả, kịp thời.Ngoài ra, các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công chức trong thực thi công vụ. Đặc biệt, thường xuyên đôn đốc, giám sát công chức quản lý trực tiếp NNT thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về quản lý NNT, đánh giá, xác định NNT có dấu hiệu rủi ro trong quản lý hóa đơn. Trong công tác kiểm tra nội bộ, đề nghị xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ về nội dung quản lý thuế về hóa đơn theo đúng định hướng của Tổng cục Thuế tại Công văn số 5499 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, công tác phòng chống tham nhũng và quản lý tài chính, tài sản công năm 2025.Trước đó, Tổng cục Thuế đã có Tổng cục Thuế đã có "Thư ngỏ" gửi NNT và đề nghị NNT kiên quyết nói không với mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức để chung tay xây dựng môi trường kinh doanh đúng pháp luật. ️