Nguy hiểm trẻ tắm vũng nước hoang
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.Phu Quoc Marina: Thiên đường nghỉ dưỡng, tổ chức đám cưới của giới ngôi sao, siêu giàu
Khai thác bệnh sử, người nhà cho biết, sau té bé P. khóc, tỉnh, không nôn ói, không co giật. Qua hôm sau, người nhà phát hiện bé bị sưng cổ, ngực, đi khám và nhập bệnh viện địa phương. Tại đây ghi nhận trẻ đừ, môi tím, khó thở, SPO2 85% được đặt nội khí quản, thở máy, chụp CT scan đầu ngực bụng ghi nhận tràn khí dưới da vùng bụng, hông, lưng, ngực, cổ hai bên, xẹp thùy trên phổi 2 bên và thùy giữa phổi. Bác sĩ kết luận theo dõi vỡ khí quản, tràn khí trung thất - gãy xương sườn. Trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM).Ngày 7.3, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến (Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố) cho biết, bé P. được hội chẩn các chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng, hồi sức ngoại, gây mê hồi sức chẩn đoán vỡ khí quản, gãy xương sườn, thống nhất xử trí mở ngực phẫu thuật tạo hình khí quản, nội soi phế quản kết hợp khi mổ. Các bác sĩ nhận định đây là tình trạng chấn thương vỡ khí quản hiếm gặp ở trẻ emTrong quá trình phẫu thuật, bệnh nhi được đặt nằm nghiêng trái 90 độ, ê kíp cắt lọc lỗ thủng khâu lỗ thủng, đưa ống nội khí quản qua vị trí thủng bơm rửa khoang màng phổi phải, đặt dẫn lưu màng phổi, băng vết mổ...Sau đó trẻ được chuyển khoa Hồi sức ngoại điều trị với các phương pháp hỗ trợ hô hấp, kháng sinh, dịch truyền, thuốc giảm đau an thần, điều chỉnh điện giải toan kiềm. Kết quả sau gần 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện, dần hết tràn khí trung thất, dưới da, được cai máy thở, rút ống dẫn lưu màng phổi. Trẻ tỉnh táo thở khí trời. Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến lưu ý phụ huynh luôn trông giữ trẻ dưới 3 tuổi, vì ở lứa tuổi này, trẻ thường tìm hiểu thế giới xung quanh như bò trèo, sờ mó vật lạ, bóc vật lạ bỏ vào miệng,… dẫn đến các tai nạn đáng tiếc như phỏng, điện giật, ngộ độc do uống nhầm, ăn nhầm hóa chất, thuốc, chấn thương té ngã,…
Acecook Việt Nam tài trợ cho lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".
Ngân hàng nào sắp chia cổ tức cho nhà đầu tư?
Vào lúc 14 giờ 30 ngày 11.2, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai: "Nóng" với khối ngành sức khỏe.Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.Cùng với khối ngành đào tạo giáo viên, nhiều năm nay Bộ GD-ĐT luôn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với các ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH với tất cả các phương thức xét tuyển.Trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT dự kiến có những điều chỉnh về ngưỡng đảm bảo đầu vào với 2 khối ngành đào tạo đặc thù này.Vì sao các ngành cần phải có "sàn" xét tuyển chung, quy định này trong năm 2025 dự kiến thay đổi ra sao; các trường có thay đổi gì về cách thức tuyển sinh, chỉ tiêu, tổ hợp môn, học phí, học bổng?… Các thông tin này sẽ được chia sẻ trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến: Chọn ngành học cho tương lai: 'Nóng' với khối ngành sức khỏe.Đặc biệt, chương trình sẽ cung cấp thêm thông tin về đặc thù nghề nghiệp giúp thí sinh có sự lựa chọn ngành học phù hợp nhất. Chương trình diễn ra vào 14 giờ 30-15 giờ 30 gồm các chuyên gia: Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, cho hay khối ngành khoa học sức khỏe luôn quan trọng do liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Chất lượng nguồn nhân lực ngành sức khỏe quyết định thể trạng và sức khỏe người dân. Chính vì thế Bộ GD-ĐT đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.Năm 2024 trở về trước có 2 ngưỡng: Ngưỡng cho các phương thức không dùng điểm thi tốt nghiệp THPT và ngưỡng cho phương thức xét điểm thi THPT. Tuy nhiên năm nay chưa xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030 định hướng 2050, có một số mục tiêu tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân là 19 bác sĩ, dược sĩ là 4 và điều dưỡng là 33. Nhưng năm 2024 mới đạt 14 bác sĩ/vạn dân, thiếu 5 bác sĩ/vạn dân. Cả nước cần 632.510 nhân lực y tế nhưng hiện chỉ đạt 431.724, được đánh giá là thiếu cả số lượng lẫn chất lượng.Hiện nay các bệnh viện công lập tỷ lệ 1,2-1,5 điều dưỡng/bác sĩ trong khi thế giới yêu cầu là 4 điều dưỡng/bác sĩ. Những thông tin trên cho thấy nhu cầu nhân lực trong khối ngành sức khỏe rất lớn.Chỉ tiêu khối ngành này 50.000-60.000, chiếm khoảng 10% tổng chỉ tiêu trong tổng số các ngành. Đây là nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao trong tốp 5 nhóm ngành.Năm 2024 trong các khối thi truyền thống, chỉ có khối B00 điểm trung bình giảm tuy nhiên số thí sinh từ 25 trở lên chiếm tỷ lệ lớn, nên hầu hết thí sinh xét vào khối ngành sức khỏe luôn có học lực giỏi.Tỷ lệ chọi ngành y khoa, răng hàm mặt... chỉ 1/2, 1/3, 1/5 nhưng điểm trúng tuyển luôn cao bậc nhất do đa số thí sinh điểm cao mới đăng ký vào các ngành sức khỏe. Học sinh đặt câu hỏi: "Nếu em xét tuyển học bạ vào ngành bác sĩ răng hàm mặt thì cần đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo quy định? Ngành này thu nhập có cao hơn ngành bác sĩ đa khoa hay không?"Tiến sĩ Võ Thanh Hải giải đáp: "Dù thí sinh xét tuyển vào bất kỳ ngành sức khỏa nào, trường nào cũng phải xem điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào). Năm nay là năm đầu tiên thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên chưa biết ngưỡng này thay đổi ra sao.ĐH Duy Tân có 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia Hà Nội và TP.HCM, xét học bạ kèm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT đối với các ngành sức khỏe.Bác sĩ răng hàm mặt có mức khung lương tương đương với bác sĩ đa khoa ở các cơ quan nhà nước. Còn thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc và năng lực và trình độ của bác sĩ. Nếu muốn có thu nhập vượt lên thì các em phải học giỏi, đạt giải thưởng về chuyên ngành...Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, cho biết khi nền kinh tế phát triển, con người quan tâm sức khỏe nhiều hơn, nhất là khi chúng ta vừa trải qua đại dịch Covid-19. Dù công nghệ phát triển đến đâu thì con người làm việc trong khối ngành sức vẫn vô cùng quan trọng. Nhiều quốc gia thiếu hụt nhân lực y tế nên phải nhập khẩu nhân lực.Theo tiến sĩ Ngọc Lan, đào tạo khối ngành sức khỏe mang tính đặc thù và quan trọng, cần thời gian đào tạo dài, khối lượng kiến thức chuyên sâu. Tương tự, tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng, Trưởng khoa Điều dưỡng và xét nghiệm Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho hay đào tạo khối ngành sức khỏe là cả một quy trình dài và việc thực hành và thực tập trải nghiệm ở các bệnh viện luôn được chú trọng.Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng khối ngành y dược đã thu hút người học nhiều năm qua dù đầu vào rất khó. Lý do vì nhu cầu nhân lực cao, nghề nghiệp ổn định. Học sinh hỏi: "Ngành kỹ thuật y sinh với kỹ thuật xét nghiệm y học khác nhau như thế nào? 2 ngành này Trường ĐH Cửu Long lấy điểm chuẩn học bạ và THPT là bao nhiêu? Tốt nghiệp em muốn xin vào bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở Vĩnh Long hay Cần Thơ thì có khó không?".Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan giải đáp: Kỹ thuật y sinh học 2 khối kiến thức kỹ thuật và y tế, vận dụng khoa học kỹ thuật như vật lý, sinh học, CNTT để chế tạo vận hành bảo trì, bảo dưỡng máy móc phục vụ cho ngành y tế.Kỹ thuật xét nghiệm y học là quá trình kiểm tra giám sát quy chế về vô khuẩn, quy chế sử dụng hóa chất cho ngành, an toàn sinh học cho phòng thí nghiệm để phân tích mẫu bệnh phẩm, ví dụ xét nghiệm máu... phục vụ cho bệnh nhân, sau đó đưa ra thông tin cho bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán. Tiến sĩ Võ Thanh Hải thông tin ĐH Duy Tân hiện đào tạo 6 ngành khoa học sức khỏe gồm y đa khoa, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng, kỹ thuật y sinh và công nghệ sinh học. Trong đó, ngành điều dưỡng nhiều chỉ tiêu nhất, khoảng 250 chỉ tiêu, dược 200, y đa khoa và răng hàm mặt mỗi ngành 100 chỉ tiêu. Trường ứng dụng mô hình ảo để dạy học. 3 ngành được kiểm định là y đa khoa, dược, điều dưỡng. Điểm chuẩn ngành điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm... thấp hơn y đa khoa, răng hàm mặt và dược.Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng cho hay Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đào tạo 3 ngành khối sức khỏe là dược, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học. Năm 2024 ngành dược điểm chuẩn 21, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học là 19 điểm. Ngoài ra, thí sinh phải có học lực giỏi (dược) và khá cho 2 ngành còn lại. Trường còn có ngành khoa học công nghệ y sinh, công nghệ thẩm mỹ có liên quan đến sức khỏe mà không cần ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Chỉ tiêu ngành dược dược là 200-300/năm, 2 ngành còn lại mỗi ngành 100.Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, cho hay năm 2024 và sắp tới Trường ĐH Cửu Long tuyển 6 ngành khối sức khỏe gồm y đa khoa, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học. Ngoài ra, còn có kỹ thuật y sinh. Tổng chỉ tiêu là 5.600, riêng khối sức khỏe chiếm 40% (2.200 chi tiêu). Học phí ngành y đa khoa là 34 triệu đồng/học kỳ, dược học 18,7 triệu đồng/học kỳ, các ngành còn lại 11,6-16 triệu đồng/học kỳ. Trường xét 2 phương thức gồm học bạ và điểm thi THPT, kèm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT.Học sinh thắc mắc: "Em có nguyện vọng học ngành điều dưỡng nhưng nghe nói ngành này học khó ra trường lại làm việc vất vả?".Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng giải thích: "Không chỉ điều dưỡng mà tất cả những ngành nghề khác đều là những ngành học vất vả. Nếu em muốn đóng góp cho xã hội và thu nhập tốt trong tương lai thì phải đầu tư".Khối ngành sức khỏe ngoài học giỏi còn phải khéo léo, linh hoạt về thao tác thực hành còn phải có sự nhạy cảm để đánh giá tình trạng của người bệnh. Đó chính là điều trí tuệ nhân tạo không bao giờ có thể thay thế được con người.Tốt nghiệp điều dưỡng, các em có thể làm việc ở nhiều nơi, Việt Nam hoặc nước ngoài do nhu cầu điều dưỡng ở các nước như Canada, Mỹ, Đức... rất cao Thu nhập của điều dưỡng từ 10-20 triệu đồng hoặc vài chục triệu là hết sức bình thường.Thạc sĩ Trương Quang Trị thông tin khối sức khỏe Trường ĐH Nguyễn tất Thành có tỷ lệ chọi cao và điểm chuẩn cũng cao như y khoa 23 điểm, răng hàm mặt 22,5, dược học 21 điểm... Điều đó cho thấy sự cạnh tranh và sự quan tâm của thí sinh đối với nhóm ngành này. Trường đang đào tạo 10 chuyên ngành sức khỏe trong đó có một số ngành mới như quản lý bệnh viện, kỹ thuật phục hồi chức năng, răng hàm mặt, y học cổ truyền, hóa dược.Trường có chính sách học bổng hỗ trợ và học phí không thay đổi trong suốt khóa học. Trường cũng đã được đào tạo chuyên khoa nên sinh viên học xong y khoa là có thể học tiếp chuyên khoa tại trường.Học sinh hỏi đặt vấn đề: "Ngày nay khoa học tiên tiến và hiện đại, chữa bệnh bằng y học cổ truyền có còn phù hợp và hiệu quả hay không? Dù sao em vẫn rất thích ngành y học cổ truyền. Em muốn hỏi ngành này có những kiến thức gì mới hay vẫn là "cổ truyền"? Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là bao nhiêu?".Thạc sĩ Trương Quang Trị giải đáp: Khi chọn ngành học, bên cạnh việc yêu thích thì các em cần có năng lực để học. Trước khi chọn học cần tìm hiểu cụ thể. Ngành y học cổ truyền vẫn rất phù hợp với khoa học tiên tiến. Ngày càng có sự kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền và hiện đại. Y học cổ truyền điều trị bệnh mãn tính rất tốt, ngoài ra các bệnh về đột quỵ, xương khớp... Đông y chẩn đoán hình ảnh cũng rất tốt.Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm 2024 là 21.