Hàng công 'nhảy múa' khiến U.23 Iraq quay cuồng, Nhật Bản đấu Uzbekistan ở chung kết
Từ khi còn ở bậc học THPT, P.T.M.Y (25 tuổi), hiện đang sinh sống tại TP.Cần Thơ, đã làm công việc booking tại bar. Y. cho biết bản thân học không tốt, phần vì ham chơi nên chọn công việc này. Mỗi ngày, Y. bắt đầu công việc lúc 22 giờ và thường kết thúc vào 2 giờ sáng hôm sau. Y. cho biết thường sẽ không về nhà mà đi chơi tiếp cho đến sáng vì đã quen giấc.Nhận định EURO 2020, tuyển Hungary vs tuyển Pháp (20g, 19.6): 'Magyars' khó cản bước 'Les Bleus'
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...
Không tốn tiền đi spa mà vẫn trẻ, đẹp nếu uống ly sinh tố này mỗi ngày
Tại lễ công bố quyết của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi trường đại học thành đại học đối với Đại học Kinh tế Quốc dân, sáng 12.1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý, việc chuyển đổi này không chỉ là thay tên gọi mà cần phải thay đổi cả tầm nhìn, cả năng lực, cả trình độ quản trị, để đưa tự chủ đại học đi tới hiệu quả cao hơn.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Đại học quan trọng ở chỗ nó là một thực thể lớn với cấu trúc bên trong đòi hỏi khả năng và trình độ quản trị đại học cao, hướng tới sự phát triển, thể hiện khát vọng phát triển và lớn mạnh. Đại học cho phép phát huy quyền tự chủ và sự năng động. Quyền tự chủ có thể thực hiện tới tận đơn vị cấp thấp nhất và tới các các nhóm chuyên môn, các nhà khoa học."Nếu thiết kế mô hình tổ chức không hướng tới được sự giải phóng năng lực sáng tạo từ bên trong của cơ sở giáo dục, thì sự chuyển đổi mô hình không đem lại mấy giá trị. Mô hình tổ chức và quản trị nội bộ mới mà nhà trường lựa chọn tạo khả năng lớn hơn, cho phép giải phóng từ bên trong, khai phóng ở chiều sâu, đưa tự chủ đại học đi tới hiệu quả cao hơn", ông Sơn nói.Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, khát vọng "lột xác" của những trường đại học khi chuyển sang mô hình đại học là điều đáng trân trọng, nhưng cần hướng tới sự đóng góp thiết thực. Chẳng hạn với Đại học Kinh tế quốc dân, sản phẩm rất quan trọng là tư vấn chính sách, là giải pháp về chính sách, là mô hình, là phương pháp quản lý tầm quốc gia các thành tố của nền kinh tế, địa phương và doanh nghiệp.
Với em Hoàng Lê Minh Ngọc ở khóm 1, thị trấn Bến Quan, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị, để có cơ hội trở thành một người lính là cả quá trình không ngừng nỗ lực. Tốt nghiệp THPT, 2 năm liền, Minh Ngọc thi tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện Kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên kết quả chưa như mong đợi. Không nản chí, ngay sau 4 năm hoàn thành xuất sắc việc học tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế thì Minh Ngọc trở về địa phương, tiếp tục tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Và Ngọc đã được tuyển chọn."Để tham gia vào môi trường quân đội thì cần rất nhiều tiêu chuẩn cao để có thể vào được. Xác định điều đó, em quyết tâm thứ nhất là rèn luyện thể dục thể thao thứ hai nữa nâng cao kiến thức của mình. Khi nhận được lệnh nhập ngũ, em rất mừng và háo hức. Em sẽ phấn đấu, sau 2 năm nhập ngũ sẽ thành 1 chiến sĩ tốt", Minh Ngọc nói.Cùng với Hoàng Lê Minh Ngọc, tại huyện Vĩnh Linh còn có thêm 3 cô gái đã hiện thực hóa mong ước làm người lính trong mùa tuyển quân năm 2025. Đó là các nữ tân binh: Ngô Thị Quỳnh Chi, ở thôn Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang; Lê Vân Diễm Quỳnh, ở thôn Liêm Công Đông, xã Hiền Thành và Lê Thị Ánh Minh, ở thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành. Những cô gái đã góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp, truyền cảm hứng về tuổi trẻ không ngại thử thách, thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự lớn của thanh niên Việt Nam."Còn khoảng 1 tuần lễ nữa thì em sẽ vào môi trường quân đội. Em đã chuẩn bị rất sẵn sàng về tinh thần và em mong muốn mình có thể học tập cống hiến hết mình, thực hiện những nhiệm vụ được giao. Để những năm tháng trong quân ngũ sẽ là thời gian ý nghĩa và đẹp nhất của tuổi thanh xuân", Ngô Thị Quỳnh Chi chia sẻ. Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Quảng Trị sẽ có 1.000 công dân lên đường nhập ngũ. Với tri thức, sức khỏe, lý tưởng và mang theo niềm tự hào, tin tưởng từ gia đình, địa phương, những thanh niên ưu tú sẽ tiếp tục góp sức trẻ, phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của quê hương trong giai đoạn mới.
Tạm gỡ quy định dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc đối với một số địa phương
Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tính đến hiện tại TP.HCM có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1học sinh/lớp. Tất cả các trường đảm bảo nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.Các đơn vị có 100% học sinh đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.Có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học - THCS PennSchool (quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP.Thủ Đức).Tính tới hết học kỳ 1 của năm học 2024-2025, đa số các trường trên địa bàn thành phố đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung các môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật do không có nguồn giáo viên dự tuyển. Đối với nhóm môn học này, các trường thiếu giáo viên thực hiện thỉnh giảng, ký hợp đồng lao động để đảm bảo đủ số lượng.Một số đơn vị vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tập trung ở nhóm giáo viên lớn tuổi, gần tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn nhiều thời gian công tác đều đã được cử đi học nâng chuẩn.Thời gian qua, quận 1, TP.HCM thực hiện đề án sáp nhập Trường tiểu học Trần Quang Khải (quy mô 9 lớp năm học 2023-2024) vào Trường tiểu học Đuốc Sống, lấy tên là Trường tiểu học Đuốc Sống.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đuốc Sống (sau khi sáp nhập) là bà Đỗ Ngọc Hạnh. Các phó hiệu trưởng là bà Trần Châu Thụy Dương và bà Đỗ An Chi.Tại quận Tân Bình, Trường tiểu học Bạch Đằng và Trường tiểu học Chi Lăng sáp nhập thành Trường tiểu học Chi Lăng. Hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (sau sáp nhập đơn vị) là ông Nguyễn Minh Quân. Phó hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hoài Thu.Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố, trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục tiểu học TP.HCM để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.Tới hết học kỳ 1 năm học 2024-2025, ở những đơn vị chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các địa phương đều đã triển khai linh hoạt những giải pháp. Như linh động trong việc xếp thời khóa biểu nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng các phòng học, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chương trình nhà trường đúng quy định, hướng dẫn; tổ chức dạy học trực tuyến một số tiết ở một số lớp (quận Gò Vấp đã thực hiện). Hay tùy điều kiện thực tế, các trường bố trí cho học sinh học trái buổi hoặc học ngày thứ bảy để đảm bảo thực hiện các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế và các hoạt động giáo dục khác để phát triển toàn diện, theo nhu cầu của học sinh (đã triển khai ở quận 12).