Những điểm nhấn của điều lệ giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam
Cụ thể, J-League 1 được phát sóng miễn phí trên sóng HTV với bản quyền thuộc về Công ty Hữu Tín. Các trận đấu của J-League sẽ được phát sóng vào khung giờ chiều, khác với khung giờ của các giải đấu tại châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho khán giả Việt Nam có thể thưởng thức trọn vẹn. Đáng chú ý, khán giả cũng như những người làm chuyên môn có thể theo dõi màn trình diễn của Sandy Walsh, hậu vệ nhập tịch của đội tuyển Indonesia từng đối đầu đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026. Cầu thủ này vừa chuyển sang khoác áo CLB Yokohama F. Marinos, đội bóng hàng đầu xứ hoa anh đào. Đây cũng là đội bóng đang sở hữu tiền vệ Ryo Miyaichi, cầu thủ từng có khoảng thời gian khoác áo Arsenal (Anh). "Thành công của bóng đá Nhật Bản những năm gần đây là trái ngọt gặt hái từ nền móng được xây dựng cách đây 30 năm. Với việc đưa J1-League đến truyền hình Việt Nam, chúng tôi mong muốn đưa thêm một giải đấu chất lượng cao cho khán giả Việt Nam nói chung và cho bóng đá Việt Nam có cơ hội quan sát và học hỏi những thế mạnh của bóng đá Nhật Bản nói riêng. Chúng tôi cũng kỳ vọng J1-League sẽ là cầu nối giữa Việt Nam và Nhật Bản trong tương lai", ông Nguyễn Hoàng Duy, đại diện công ty Hữu Tín, chia sẻ xoay quanh việc sở hữu bản quyền J1-League. Nguyễn Đình Khôi – Trưởng Ban Thể dục Thể thao HTV, khẳng định: "HTV trong nhiều năm qua đang định hình lối đi riêng trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện. Giải bóng đá J-League của Nhật Bản rất phù hợp với định hướng trên, hứa hẹn là một sản phẩm thể thao độc đáo chưa từng có ở thị trường truyền thông Việt Nam. J-League vừa mới lạ vừa gần gũi với văn hóa bóng đá Việt Nam. Với cùng bản sắc bóng đá Á Đông, HTV hi vọng bản quyền J-League sẽ góp phần giúp bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tiệm cận đỉnh cao bóng đá châu Á".Trong quá khứ, Lê Công Vinh, Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Tuấn Anh, Đặng Văn Lâm… là những cầu thủ Việt Nam nổi bật từng chơi bóng tại Nhật Bản.63.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Tranh chấp giữa Arm và Qualcomm đang có dấu hiệu hạ nhiệt khi Qualcomm xác nhận một bước ngoặt quan trọng trong vụ kiện. Theo Sascha Segan, Quản lý cấp cao về Quan hệ công chúng tại Qualcomm, Arm đã rút lại thông báo vi phạm ngày 22.10.2024 và không có kế hoạch chấm dứt Thỏa thuận Cấp phép Kiến trúc Qualcomm.Bên phía Arm, trong buổi báo cáo tài chính quý, Giám đốc tài chính (CFO) Jason Child khẳng định rằng vụ kiện sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Ông nhấn mạnh Arm đã dự đoán trước kết quả bất lợi khi lập kế hoạch tài chính, đồng thời cho rằng mục đích chính của vụ kiện là bảo vệ tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, về mặt tài chính, Arm đã giả định rằng Qualcomm vẫn sẽ tiếp tục trả tiền bản quyền với mức tương đương hiện tại.Vụ kiện xoay quanh dòng vi xử lý Snapdragon X của Qualcomm, vốn được trang bị nhân Oryon - yếu tố cốt lõi của tranh chấp giữa hai công ty. Nếu Arm giành chiến thắng, dòng chip này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng với việc Arm thể hiện dấu hiệu từ bỏ, Qualcomm có lý do để lạc quan về triển vọng của mình.Cuộc chiến pháp lý giữa hai bên bắt đầu từ năm 2021 khi Qualcomm mua lại công ty thiết kế CPU Nuvia. Arm cáo buộc thương vụ này khiến cả Nuvia và Qualcomm vi phạm thỏa thuận cấp phép, sử dụng trái phép công nghệ của Arm để phát triển chip Oryon. Kết quả của vụ kiện có thể ảnh hưởng đến không chỉ Qualcomm mà còn cả những tập đoàn lớn như Nvidia, Microsoft và Apple.Một bước ngoặt quan trọng đã xảy ra vào tháng 12.2024 khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết có lợi cho Qualcomm trong hai trên ba cáo buộc của Arm. Sau đó, Qualcomm đã ra tuyên bố hoan nghênh quyết định này, khẳng định rằng sản phẩm của họ tuân thủ hợp đồng với Arm và sẽ tiếp tục phát triển các vi xử lý hiệu năng cao.Dù vụ kiện chưa hoàn toàn kết thúc, những diễn biến gần đây cho thấy Arm có thể chấp nhận thất bại, mở đường cho Qualcomm tiếp tục phát triển dòng chip Snapdragon X mà không gặp trở ngại pháp lý lớn trong thời gian tới.
Lao động việc làm quý 1/2024: Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh
Giá cà phê arabica trên sàn New York đặc biệt tăng mạnh. Kỳ hạn tháng 7 tăng tới 191,4 USD lên 4.550 USD/tấn, tháng 9 tăng 187 USD lên 4.539 USD/tấn và kỳ hạn tháng 12 tăng 185,9 USD lên 4.520 USD/tấn.
Trận đấu giữa CLB Bà Rịa-Vũng Tàu và CLB Ninh Bình diễn ra tối 12.1 thu hút nhiều sự quan tâm bởi đây là cặp đấu “derby hạng nhất” duy nhất của vòng 16 đội Cúp quốc gia. Trước khi màn so tài này diễn ra, CLB Ninh Bình đang là đội được đánh giá cao hơn. Ngoài việc sở hữu dàn sao chất lượng, thầy trò HLV Nguyễn Việt Thắng đang trình diễn sức mạnh vượt trội ở giải hạng nhất. Sau 5 vòng đấu, CLB Ninh Bình toàn thắng cả 5 trận, dẫn đầu giải. Ở vòng 3 diễn ra vào ngày 10.11.2024, CLB Ninh Bình cũng vượt qua chính CLB Bà Rịa-Vũng Tàu 2-0.Đáng chú ý, Hoàng Đức, cầu thủ đã góp dấu giày ở trận đấu trên, không có mặt trong danh sách thi đấu của CLB Ninh Bình. Ở AFF Cup 2024 vừa kết thúc, tiền vệ sinh năm 1997 đóng vai trò quan trọng ở tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam và cùng “Những chiến binh sao vàng” lên ngôi vô địch. Dù vậy, việc Hoàng Đức ra sân đến 8 trận tại giải có thể ảnh hưởng nhiều đến thể lực của anh. Chính vì thế, HLV Nguyễn Việt Thắng đã cất ngôi sao của mình, chuẩn bị cho những trận đấu quan trọng hơn ở phía trước.Dù vắng Hoàng Đức nhưng với việc tung ra sân những ngôi sao như Văn Lâm, Thanh Thịnh hay Đinh Thanh Bình giúp CLB Ninh Bình dễ dàng kiểm soát thế trận. Trong hiệp 1, đội khách cầm bóng gần 60% và liên tục tạo ra những tình huống tấn công nguy hiểm. Đặc biệt, hai cánh CLB Ninh Bình với sự xuất hiện của Minh Bình và Văn Tùng chơi đầy tốc độ, khiến các hậu vệ của CLB Bà Rịa - Vũng Tàu vất vả theo kèm.Sau rất nhiều sức ép, CLB Ninh Bình cũng có bàn mở tỷ số ở phút 30. Xuất phát từ tình huống tấn công ở cánh trái, bóng bất ngờ đến vị trí của Văn Thành trong tư thế trống trải. Sau một nhịp giữ bóng, tiền vệ của CLB Ninh Bình tung cú cứa lòng chính xác, hạ gục thủ thành Nguyễn Tân của CLB Bà Rịa-Vũng Tàu.Sau bàn thắng của Văn Thành, thế trận diễn ra cởi mở hơn. CLB Ninh Bình có thêm 3 cú sút nguy hiểm nhưng không thể ghi thêm bàn thắng trong hiệp 1.Phía đối diện, đội chủ nhà Bà Rịa-Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn ở mặt trận tấn công. Đội bóng của HLV Nguyễn Minh Phương không thể kiểm soát khu vực trung tuyến, chỉ có 3 cú sút trong hiệp 1 và bóng đều đi không trúng đích. Cơ hội nguy hiểm nhất là CLB Bà Rịa-Vũng Tàu tạo ra là cú sút đi vọt xà ở cự ly khoảng 6 m của Vi Văn Dung ở phút 43.Sang hiệp 2, CLB Ninh Bình chủ động chơi chậm, nhường thế trận cho CLB Bà Rịa-Vũng Tàu. HLV Nguyễn Minh Phương cũng bắt đầu thực hiện nhiều sự thay đổi trên hàng công nhằm tìm bàn gỡ hòa. Dù vậy, đội chủ nhà vẫn gặp nhiều khó khăn ở trận tấn công và gần như không thể tiếp cận vòng cấm của CLB Ninh Bình.Tuy nhiên, giữa thế trận bế tắc, CLB Bà Rịa-Vũng Tàu bất ngờ có bàn san bằng tỷ số 1-1 ở phút 72. Sau pha phối hợp nhóm nhỏ ở trung lộ, đội chủ nhà có liên tiếp 3 cú dứt điểm về phía khung thành của CLB Ninh Bình. Dù Văn Lâm đã rất xuất sắc, cản phá 2 cú sút đầu tiên nhưng ở pha dứt điểm cuối cùng của Minh Chiến, bóng đã đập chân một cầu thủ CLB Ninh Bình và đi thẳng vào lưới. Khoảng 10 phút cuối, CLB Ninh Bình đẩy cao nhịp độ trận đấu, nỗ lực tấn công tìm bàn thắng định đoạt trận đấu. Đội bóng của HLV Nguyễn Việt Thắng sử dụng nhiều quả tạt từ hai biên để tận dụng khả năng không chiến của các tiền đạo. Dù vậy, CLB Ninh Bình không thể tận dụng cơ hội, chấp nhận kết thúc trận đấu với tỷ số hòa 1-1.Không thể phân định thắng thua trong thời gian thi đấu chính thức, màn so tài giữa CLB Bà Rịa-Vũng Tàu và Ninh Bình phải bước vào loạt sút luân lưu. Tại đây, sự xuất sắc của Văn Lâm (cản phá thành công lượt sút thứ 3) đã góp phần giúp CLB Ninh Bình đánh bại Bà Rịa-Vũng Tàu 4-2, qua đó góp mặt ở vòng tứ kết Cúp quốc gia."Xem Cúp Quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn"
Giá USD hôm nay 6.5.2024: Ngân hàng nhích nhẹ sáng đầu tuần
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...