Saigon Heat toàn thắng, sao Việt kiều 2,03 m xuất sắc nhất với kỷ lục ném 3
Ngày 10.1, ông Lê Trung Phước, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số kiến thiết Huế (Công ty XSKT Huế), trao đổi với PV Thanh Niên một số thông tin xung quanh vụ từ chối trả thưởng tờ vé số trúng giải độc đắc 2 tỉ đồng, trong đó có diễn biến vụ kiện và chất liệu vé số.Như Thanh Niên đã thông tin, TAND TX.Hương Thủy vừa thông báo đến Công ty XSKT Huế và bà N.T.N (53 tuổi, ở xã Bình Nguyên, H.Thăng Bình, Quảng Nam - người trúng độc đắc 2 tỉ đồng) về việc thụ lý vụ án dân sự tranh chấp trả thưởng.Trong văn bản, tòa yêu cầu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn (Công ty XSKT Huế) phải nộp cho tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập nếu có. Trường hợp cần gia hạn thì phải có đơn xin gia hạn gửi tòa, nêu rõ lý do để xem xét.Trả lời về việc này, ông Phước khẳng định sẽ không có kháng cáo nào, chờ mọi quyết định của tòa. "Nếu kháng cáo, không khác gì chúng tôi đang "hơn thua" với khách hàng. Chúng tôi rất mong muốn chi trả cho khách hàng, tuy nhiên quy định của pháp luật là không thể, do vậy nếu tòa tuyên đủ điều kiện thì chúng tôi sẽ trả thưởng cho bà N.", ông Phước nói.Lãnh đạo Công ty XSKT Huế cho rằng, vì là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, không phải công ty cổ phần nên việc trả thưởng phải theo đúng quy định nhà nước.Vậy vì sao không phát hành vé số chất liệu giấy cứng như miền Nam để hạn chế rách nát như loại giấy mà Công ty XSKT Huế đang sử dụng?Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phước cho rằng thị trường ở khu vực miền Trung khác khu vực miền Nam. Cụ thể, thị trường miền Nam đang tiêu thụ số lượng vé số rất lớn, bán hết 80 – 90% số vé số phát hành trong ngày, còn khu vực miền Trung chỉ tiêu thụ được 30%. Cho nên, số lượng vé số không bán được sẽ các đại lý chuyển về Công ty XSKT Huế để kiểm đếm, lập hội đồng tiêu hủy tránh gian lận.Việc kiểm đếm với số lượng lớn như vậy nên không thể kiểm đếm bằng tay mà phải dùng máy, loại vé số giấy đang phát hành hiện nay của Công ty XSKT Huế phù hợp với loại máy đếm. "Với loại giấy dày như miền Nam đang phát hành, rất khó để chúng tôi có thể đếm được với số lượng cực lớn như vậy", ông Phước nói.Lãnh đạo Công ty XSKT Huế cũng thông tin về doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2024. Năm 2024, công ty này đạt doanh thu hơn 530 tỉ đồng. Trong đó doanh thu tiêu thụ các loại vé xổ số là hơn 529 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 142 tỉ đồng; tổng trả thưởng hơn 253 tỉ đồng, lợi nhuận 27 hơn tỉ đồng.Trước đó, ngày 14.10.2024, bà N. mua 2 tờ vé số của Công ty XSKT Huế phát hành mang ký hiệu H83-24 (10.000 đồng/vé), gồm một tờ mang số dự thưởng 386552 (F), tờ vé còn lại mang số 486552 (F).Sau khi mua xong, bà bỏ vào tờ tiền polymer kẹp lại bỏ vào túi đi làm nhưng không may mắc mưa nên bị ướt. Thấy ướt, bà đem 2 tờ vé số hơ lửa cho ráo thì tờ vé số bị co lại.Trong kỳ quay mở thưởng, tờ vé số 386552 (F) trúng giải đặc biệt trị giá 2 tỉ đồng, tờ còn lại trúng giải phụ đặc biệt trị giá 50 triệu đồng.Ngày hôm sau, bà cùng con trai ra Công ty XSKT Huế thì được yêu cầu có công an giám định như bên thứ 3 để đúng quy định phát thưởng.Đến ngày 29.10.2024, công ty XSKT thông báo chỉ chấp nhận trả thưởng tờ trúng giải phụ (vì vẫn giữ được phần làm rách) chứ tờ trúng giải đặc biệt không được trả vì đã rách rời, mất góc.Kết quả giám định của cơ quan công an cho thấy, phần tách rời của tờ vé số trúng giải đặc biệt trùng khớp với cùi vé của Công ty XSKT Huế phát hành. Tờ vé số này cũng không phải là vé được làm giả, các con số trên tờ vé số này không bị tẩy xóa.Theo phản hồi của đại diện Công ty XSKT Huế trong thời điểm đó, việc không chấp nhận trả thưởng cho tờ vé số trúng độc đắc vì tờ vé số của bà N. đã bị co lại, biến dạng một phần và rách rời góc bên phải dưới dãy số, mất chân chữ số hàng đơn vị (phần rách rời đã không còn), không đủ căn cứ để xác định hình dạng ban đầu, vị trí rách rời ảnh hưởng đến các yếu tố để xác định trúng thưởng.Việc từ chối trả thưởng được Công ty XSKT Huế căn cứ theo quy định tại Thông tư số 75/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.Bà N. đã có đơn gửi TAND TX.Hương Thủy (Huế) để kiện Công ty XSKT Huế vì việc từ chối trả thưởng này.Chồng nhạc sĩ tiết lộ lý do quyết 'về chung nhà' với Hà Thúy Anh
Chiều 4.2, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, cùng ngày, lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa và Công an H.Thọ Xuân đã bắt được nghi phạm Nguyễn Phúc Quang (32 tuổi, ngụ xã Xuân Giang, H.Thọ Xuân), để điều tra về hành vi giết người.Thời điểm bị bắt, nghi phạm Nguyễn Phúc Quang đang lẩn trốn trên địa bàn thôn 15, xã Xuân Sinh, giáp ranh với xã Xuân Giang (H.Thọ Xuân).Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, khoảng 5 giờ 30 ngày 4.2, Nguyễn Phúc Quang đã bế con trai là cháu N.P.Q.D (4 tuổi) từ trong nhà ra khu vực bờ ao của gia đình và ra tay sát hại. Sau khi gây án, Quang bỏ trốn khỏi hiện trường.Nhận được tin báo, Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự và Công an H.Thọ Xuân tổ chức truy tìm nghi phạm. Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.
'Tự hào quê hương' - tiếng nói chung NTK Việt mang đến sàn diễn quốc tế
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Khánh Duy kể: “Gần tuần nay, mình “trọ” ở quán cà phê cả ngày. Ở phòng ngồi chơi còn không chịu được chứ nói gì học bài. Nắng nóng cộng thêm hơi người trong không gian chật chội càng làm bức bối thêm, ai nấy phải tìm nơi tránh nóng”.
Quảng Bình: Các bạn trẻ ra quân thu gom rác trên biển hưởng ứng Ngày môi trường
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.