Về Nha Xá mua lụa Á hậu may áo đón tết cổ truyền
Thông tin được Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết thực hiện triển khai lớp học số do Sở này tổ chức vào sáng nay, 9.1. Năm học 2022-2023, lần đầu tiên TP HCM tổ chức thí điểm lớp học số môn tin học, tiếng Anh ở 2 trường tiểu học với mục đích giải quyết tình trạng thiếu giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) và Trường tiểu học Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) là hai trường được chọn để thực hiện thí điểm từ học kỳ 1 năm học 2022-2023. Đây cũng là những trường có địa bàn xa trung tâm, thiếu giáo viên tin học và tiếng Anh nhưng lại khó tuyển dụng cũng như điều chuyển giáo viên từ các nơi khác do đặc thù là địa bàn ở vùng xa. Tổng cộng 104 tiết tiếng Anh và 62 tiết tin học đã được tổ chức bằng hình thức lớp học số tại 2 ngôi trường này.Từ học kỳ 2 của năm học 2023 - 2024, mô hình lớp học số được mở rộng đối tượng học sinh tham gia tiết học - gồm học sinh của 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai (Lào Cai). Trong đó, mô hình lớp học số giải quyết bài toán thiếu giáo viên các môn âm nhạc, mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học tại các trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo…Lớp học số không chỉ được tổ chức với sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố ở tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP.HCM), Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi, TP.HCM), tỉnh Lào Cai (giáo viên dạy tại trường quay hiện đại tại thành phố, tương tác, kết nối trực tiếp với học sinh ở các điểm trường) mà còn được thực hiện theo mô hình 1-1. Tức là giáo viên dạy qua máy tính trực tuyến từ một trường học tại TP.HCM hỗ trợ một trường ở tỉnh bạn. Cách làm này có 14 giáo viên của 6 trường TP.HCM tham gia dạy, thực hiện 34 tiết. 8 trường tiểu học ở tỉnh bạn được hỗ trợ gồm Cao Văn Ngọc, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tung Chung Phố, tỉnh Lào Cai và các trường ở tỉnh Điện Biên như thị trấn Mường Áng, Tả Sìn Thàng; Nậm Chua; Quảng Lâm; Phì Nhừ.Trong năm học 2024-2025 này, Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục hỗ trợ triển khai lớp học số môn tiếng Anh cho một số trường ở các địa phương trên. Có 47 giáo viên của 8 trường tiểu học tham gia, thực hiện được 271 tiết học để hỗ trợ 8 trường ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tỉnh Lào Cai và tỉnh Điện Biên đã nêu ở trên.Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong thời gian tới TP.HCM tiếp tục hướng dẫn các trường tích cực phối hợp với phòng chuyên môn và trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số thành phố hỗ trợ, xây dựng các tiết dạy với đội ngũ giáo viên giỏi, nội dung có chất lượng cao nhất, sử dụng công nghệ tiên tiến để học sinh cảm thấy hứng thú trong học tập với nhiều phương pháp mới, năng động.Sở cũng sẽ có nhiều đợt đánh giá, góp ý, rút kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, chuyên môn giảng dạy và nền tảng hỗ trợ. Đồng thời làm sao để lớp học số không chỉ hỗ trợ học sinh tiểu học ở các địa phương khó khăn của TP.HCM và các tỉnh xa mà còn hỗ trợ chính các trường tiểu học ở các địa phương trên toàn thành phố đang thiếu các giáo viên tin học, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…30 giờ giành giật sự sống trên biển
Đề xuất trên được Phó chủ tịch UBND Q.Gò Vấp Nguyễn Ngọc Anh nêu trong buổi duyệt kế hoạch năm và giải quyết kiến nghị của quận do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan làm trưởng đoàn, được tổ chức vào ngày 7.1.Cụ thể, 2 khu đất được Q.Gò Vấp đề xuất UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận giao về để đầu tư, xây dựng trường học gồm khu đất 780A Nguyễn Kiệm và 139/1558 Lê Đức Thọ.Theo đó, khu đất 780A Nguyễn Kiệm rộng 21.216 m2, nguồn gốc đất công. Đến cuối năm 2019, khu đất được giao cho Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng) tạm quản lý.Khu đất này nằm cách công viên Gia Định bởi đường Nguyễn Kiệm. Hiện trạng khu đất có 1 chốt bảo vệ, tường rào bao xung quanh, đang để trống, không sử dụng. Bên ngoài cổng bị lấn chiếm làm nơi bán hàng rong, quán nước trông khá nhếch nhác.Trong khi đó, nhà đất 139/1558 Lê Đức Thọ rộng 16.026 m2 do Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH một thành viên quản lý, hiện giao cho Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn sử dụng.Theo quyết định của UBND TP.HCM về việc gia hạn thời gian hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công hiện hữu, Trung tâm giết mổ gia cầm An Nhơn được phép hoạt động đến hết năm 2026 và dời về H.Củ Chi. Phó chủ tịch UBND Q.Gò Vấp đề xuất, sau khi di dời trung tâm giết mổ, UBND TP.HCM giao nhà đất trên về cho quận xây dựng trường học theo hình thức đầu tư công.Tính đến hết năm 2024, toàn quận có 79 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở công lập, 9 trường liên cấp, 7 trường trung học phổ thông. Số lượng trường học và phòng học ở quận vẫn chưa đáp ứng đủ so với số người trong độ tuổi đi học, nhất là trong bối cảnh dự báo đến năm 2030, số lượng học sinh tiếp tục gia tăng.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đánh giá cao các kết quả kinh tế - xã hội của quận, nhất là thu ngân sách, giải ngân đầu tư công, sắp xếp khu phố, ấp, bảo đảm an ninh trật tự.Về đề xuất thu hồi 2 khu đất, ông Hoan đồng tình với đề xuất của quận để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, có thể làm trường liên cấp, có hồ bơi, nhà thi đấu, tuy nhiên phải thực hiện theo quy hoạch.Lãnh đạo TP.HCM khuyến khích quận và phường trong quản lý địa bàn nếu phát hiện nhà đất công của doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước, kể cả cơ quan Trung ương đang bỏ trống, cho thuê thì báo cáo, kiến nghị UBND TP.HCM thu hồi để làm việc công cộng.Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp, đánh giá các dự án đang triển khai như mở rộng đường Dương Quảng Hàm, kênh Tham Lương - Bến Cát và các dự án sắp triển khai như mở rộng đường Lê Đức Thọ, cải tạo nhà ven kênh sẽ giúp địa phương hoàn thiện hạ tầng, chỉnh trang đô thị.Đây cũng là điều kiện thuận lợi để quận phát triển kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ, kết hợp khai thác du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.Ông Dũng cũng cho biết tiếp tục rà soát quỹ đất công trên địa bàn để báo cáo TP.HCM phương án sử dụng hiệu quả, chống lãng phí, đồng thời tập trung cho giải ngân đầu tư công đạt từ 95% trở lên, sắp xếp bộ máy tinh gọn, ổn định hoạt động.UBND Q.Gò Vấp cho biết đang phối hợp các sở ngành triển khai các dự án như mở rộng, nâng cấp đường Lê Đức Thọ (đoạn từ đường Lê Văn Thọ đến đường Nguyễn Oanh), đường số 2 (hẻm 80 Dương Quảng Hàm), đường Nguyễn Tư Giản (đoạn từ đường Phan Huy Ích đến kênh Tham Lương - Bến Cát), đường N8 (hẻm 331 Phan Huy Ích), mở rộng đường Nguyễn Văn Khối (đoạn từ Lê Văn Thọ đến Thống Nhất) lộ giới 20 m.Đối với các dự án chống ngập, Q.Gò Vấp đang phối hợp lập nghiên cứu khả thi 5 nhánh rạch gồm Cầu Cụt, Ông Bầu, Chín Xiểng, Ông Tổng, Bà Miêng.Đồng thời, quận cũng sắp triển khai 6 dự án cấp bách nạo vét, khơi thông dòng chảy, giảm ô nhiễm môi trường: rạch Trường Đai nhánh 2, rạch khu phố 8, rạch Cầu Cụt nhánh 1, rạch Chùa Chiêm Phước, rạch Bà Miêng nhánh 1, rạch Cụt.
Bất động sản Việt Nam phát triển nhất khu vực Đông Nam Á
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.
Trải nghiệm chạy ven sông Lam, nghe dân ca ví giặm ở Nghệ An
Để trả lời cho câu hỏi về năm Ất Tỵ 2025 này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về âm lịch - đóng vai trò quan trọng với đời sống văn hóa và tinh thần của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.Theo nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam, nếu dương lịch được đặt ra dựa trên chu kỳ chuyển động của trái đất quanh mặt trời, thì âm lịch dựa trên chu kỳ chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. Mặt trăng chuyển động quanh trái đất mỗi vòng hết 27,32 ngày.Trên thực tế, vì bản thân trái đất còn có chuyển động quanh mặt trời nên mặt trăng cần thêm một chút thời gian nữa để trở về vị trí cũ trên bầu trời khi nhìn từ trái đất. Do vậy chu kỳ mà chúng ta quan sát thực tế của mặt trăng là 29,53 ngày. Chu kỳ này được gọi là một "tuần trăng".Từ xa xưa, người phương Đông đã nhận thấy khoảng 12 tuần trăng tương đương với một chu kỳ thời tiết. Để thuận tiện cho việc quan sát, dự đoán thời tiết phục vụ sản xuất nông nghiệp, người ta chọn một chu kỳ này là 1 năm, mỗi tuần trăng gọi là một tháng. "Tuy vậy, cứ 3 năm thì lại bị chậm so với chu kì thời tiết khoảng 1 tháng nên cần có thêm một tháng bù vào. Những năm có tháng bù vào này được gọi là năm nhuận. Người phương Đông cổ đặt ra hai yếu tố nữa là can và chi, hay gọi đầy đủ là thiên can và địa chi, đều có cơ sở từ quan sát thiên văn", chuyên gia phân tích.Trước kia, người ta chưa biết rằng các ngôi sao trên bầu trời đều là các thiên thể như mặt trời, chỉ có riêng các hành tinh là chuyển động quanh mặt trời. Tuy vậy, người thời đó đã nhận thấy có năm đốm sáng không đứng im so với nền trời sao mà vị trí thay đổi mỗi ngày, họ gọi chúng là các hành tinh.5 hành tinh này gồm: sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và sao Thổ, được gọi là ngũ hành. Sở dĩ không có sao Thiên Vương và sao Hải Vương chỉ có thể quan sát qua kính thiên văn nên người thời xưa không nhìn thấy.Khi quan sát 5 hành tinh này, người phương Đông cổ nhận thấy mỗi hành tinh đều có một chu kỳ nhất định để chúng trở về vị trí cũ so với nền trời sao. Cụ thể như sau: sao Thủy: khoảng 0,25 năm; sao Kim: khoảng 0,6 năm; sao Hỏa: khoảng 2 năm; sao Mộc: khoảng 12 năm; sao Thổ: khoảng 30 năm.Sao Hỏa cứ 2 năm lại về vị trí cũ, nên mỗi chu kỳ của nó được coi tương ứng với một hành trong ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), mỗi hành 2 năm như vậy nên có 1 năm mang tính dương và một năm mang tính âm. Tổng cộng mỗi chu kỳ như vậy là 10 năm, vậy nên người ta đặt ra 10 can tương ứng với âm và dương của mỗi hành.10 can gồm: Giáp, Ất tương ứng với Mộc; Bính, Đinh tương ứng với Hỏa; Mậu, Kỷ tương ứng với Thổ; Canh, Tân tương ứng với Kim; Nhâm, Quý tương ứng với Thủy. Trong khi đó sao Mộc hết khoảng 12 năm trở về vị trí cũ. Con số 12 này cũng trùng với số tuần trăng trung bình của một năm. Vậy nên 12 chi được đặt ra, mỗi chi gắn vào một năm theo chu kỳ này và vào một tháng trong năm. Sao Mộc có chu kỳ trùng khớp như vậy nên còn được gọi là Tuế Tinh. 12 chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi năm âm lịch được gọi tên bằng một can đi với một chi. Vì bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60 nên có thể thấy ngay rằng cứ 60 năm thì chu kỳ mới kết thúc. Chẳng hạn chúng ta đón tết Ất Tỵ bây giờ thì phải đúng 60 năm sau mới lại được thấy tết Ất Tỵ. Con số 60 này cũng chính là bội số chung nhỏ nhất của 2, 12 và 30 (chu kỳ của các hành tinh như nêu trên), nên 60 năm cũng chính là khoảng thời gian tương đối chính xác để tất cả 5 hành tinh quay trở lại vị trí tương đối như cũ. Chu kỳ này còn thường được gọi là "lục thập hoa giáp".Theo như phân tích trên, nếu như năm 2024 là năm Giáp Thìn thì năm 2025 theo can và chi sẽ là Ất Tỵ. Tương ứng, năm 2026 sẽ là năm Bính Ngọ.