Một cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ thuê người chặt phá rừng trái phép
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.Căn bệnh quen thuộc có thể khiến 'cậu nhỏ' cương cứng suốt 18 tiếng
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ tư ngày 22.1.2025.KQXS Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Khánh Hòa...Ký hiệu trúng đặc biệt:Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.
Chàng thủy thủ bỏ công việc mơ ước, về bờ... bán nem nướng gia truyền
Theo GameRant, nhà phát triển Mojang của tựa game Minecraft đã khởi đầu năm mới bằng cách ra mắt bản cập nhật snapshot 25w02a gồm các hiệu ứng lá rơi, các khối (block) hoa dại và khối lá rụng. Dù vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, người chơi đã nhanh chóng chỉ ra một số vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là tính thiếu thực tế của hiệu ứng lá rơi.Một người dùng Reddit có tên Timonion1 đã nêu thắc mắc về lý do cây vân sam - một loại cây lá kim - lại có hiệu ứng lá rơi như những cây lá rộng thông thường. Theo phản hồi từ cộng đồng, cây lá kim không rụng lá theo cách này vì chúng không có “lá”, mà thay vào đó là các kim mỏng. Nhiều người chơi cho rằng đây chỉ là bản thử nghiệm đầu tiên và những chi tiết này có thể được điều chỉnh trong các bản cập nhật tiếp theo.Mục tiêu của nhà phát triển Mojang với bản cập nhật này là mang đến sự sống động hơn cho các khu vực rừng trong Minecraft với ba tính năng mới: hiệu ứng lá rơi, khối lá rụng và khối hoa dại. Người chơi khi bước qua các khối lá rụng sẽ nghe thấy tiếng xào xạc. Ở các khu vực như đồng cỏ, rừng bạch dương, rừng bạch dương cổ thụ và hoa dại mới được thêm vào tạo thêm sự đa dạng cho cảnh quan. Những bông hoa này có thể được sử dụng để chế tạo thuốc nhuộm và có bốn giai đoạn phát triển.Tuy nhiên, các ý kiến chỉ trích không chỉ dừng lại ở hiệu ứng lá cây. Một số người chơi cho rằng kết cấu của khối lá rụng chưa đạt yêu cầu về mặt thẩm mỹ, khi chúng trông lặp lại và thiếu chiều sâu. Những vấn đề này là một phần của giai đoạn thử nghiệm và Mojang dự kiến sẽ cải thiện chúng trước khi bản cập nhật chính thức được phát hành. Nhà phát triển Mojang ưu tiên các bản cập nhật nhỏ nhưng đều đặn thay vì các bản cập nhật lớn mỗi năm. Phương pháp này không chỉ cho phép người chơi trải nghiệm sớm các tính năng mới mà còn giúp nhà phát triển nhanh chóng nhận phản hồi từ cộng đồng để hoàn thiện trò chơi.Với tính năng lá rơi và các cải tiến khác, Minecraft đang hướng tới việc tái hiện thế giới tự nhiên một cách sống động hơn. Tuy vậy, những chi tiết chưa hoàn hảo trong bản cập nhật hiện tại cho thấy vẫn còn nhiều việc cần làm để đáp ứng kỳ vọng của người chơi.
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.
Trương Thảo Nhi lầy lội khiến Hari Won 'hoảng sợ', từ chối làm MC
Chiều 12.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo T.Ư triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Bộ LĐ-TB-XH báo cáo cho biết, một số địa phương đặt ra mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn yêu cầu như tỉnh Bắc Ninh (hoàn thành chậm nhất vào ngày 3.2); 7 địa phương xác định hoàn thành trong quý 2/2025 (Lào Cai, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Tây Ninh, Long An)...Theo kết quả cập nhật của 42 địa phương, tính đến ngày 12.1, đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 88.488 căn nhà (trong đó: 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.8992 căn nhà). Thông qua chương trình phát động, 12 địa phương đã nhận được hỗ trợ từ 12 đơn vị với tổng kinh phí 1.370 tỉ đồng (đạt 40% theo phương án phân bổ). Theo báo cáo của Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính đến ngày 2.1, Quỹ "Vì người nghèo" T.Ư đã tiếp nhận trên 72,4 tỉ đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.Bộ Công an cho biết đến trước tết Nguyên đán sẽ hỗ trợ hoàn thành khoảng 1.000 căn nhà cho người nghèo tại 14 tỉnh đón tết. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã vận động các tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung trên 83,9 tỉ đồng cho công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương, nâng tổng mức hỗ trợ từ khối ngân hàng là 1.083,95 tỉ đồng.Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 80 thành lập nước, không thể để nhân dân phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nhân văn sâu sắc, thể hiện trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.Theo người đứng đầu Chính phủ, từ phiên họp thứ nhất đến nay đã hoàn thành và bàn giao hơn 44.000 căn nhà, đang xây dựng hơn 34.200 căn nhà. Sau 2 tháng đã và đang làm khoảng 76.000 căn, như vậy mỗi tháng làm được 38.000 căn. Từ nay cuối năm còn 240.000 căn phải hoàn thành, tính trung bình mỗi tháng phải làm được 24.000 căn. Do đó, Thủ tướng yêu cầu phải tập trung triển khai đợt cao điểm 350 ngày đêm thực hiện thành công chương trình của năm 2025. Đây là yêu cầu rất cao, không những phải bảo đảm kịp tiến độ mà còn phải bảo đảm chất lượng.