Ukraine sắp có vũ khí laser để đối phó mưa 'bom lượn' từ Nga
Chiều 12.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên (An Giang) cho biết đơn vị đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Phước (35 tuổi, ngụ P.Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên), để điều tra về hành vi cướp giật tài sản. Khoảng 5 giờ 30 ngày 9.1, bà V.T.B.B (70 tuổi, ngụ P.Mỹ Long, TP. Long Xuyên) đến Công an phường này trình báo bị cướp giật 213 tờ vé số. Theo trình bày của bà B., sáng sớm cùng ngày, bà ngồi bán vé số bên lề đường, thuộc P.Mỹ Long, thì có một thanh niên hơn 30 tuổi chạy xe máy đến hỏi mua vé số. Khi bà đưa xấp vé có 213 tờ cho chọn thì người này bất ngờ giật lấy rồi tăng ga bỏ chạy. Bà B. cố sức đuổi theo và tri hô, nhưng do tuổi cao, chạy được đoạn ngắn thì bà té ngã xuống đường.Ngay sau khi nhận tin báo, Công an TP.Long Xuyên nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh. Bằng các biện pháp nghiệp vụ và trích xuất hình ảnh camera nhà người dân ghi lại, lực lượng công an xác định Nguyễn Văn Phước là nghi phạm gây ra vụ cướp giật nêu trên. Đến khoảng 18 giờ ngày 9.1, Công an TP.Long Xuyên bắt giữ Phước.Tại cơ quan công an, bước đầu Phước đã thừa nhận hành vi cướp giật vé số của bà B, đem bán lại cho người khác lấy tiền tiêu xài.
Võ sĩ 19 tuổi Linh Chi thắng đối thủ Trung Quốc tại sự kiện boxing quốc tế
Tuần đầu của Tháng Thanh niên (từ ngày 4.3 đến ngày 9.3), các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 175 công trình như xây dựng bản đồ số, số hoá các tài liệu, hiện vật, thông tin địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ với trị giá gần 2 tỉ đồng. Ngoài ra cũng đã tổ chức được 4.525 hoạt động tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Đoàn nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn.Cũng trong tuần đầu tiên, Đoàn thanh niên cả nước đã vận động kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 868 căn nhà với 25.885 ngày công của đoàn viên, thanh niên tham gia, tổng giá trị hỗ trợ hơn 14,8 tỉ đồng góp phần chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát. Nội dung trọng tâm của Tháng Thanh niên là cụ thể hóa Chương trình hành động của T.Ư Đoàn thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cấp bộ Đoàn, Hội trong cả nước đã duy trì và triển khai mới 4.650 đội hình thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức 4.366 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho 620.692 người dân.Thanh niên cũng đã thực hiện 7.428 hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; 8.743 hoạt bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; 6.349 hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội. Các cấp bộ Đoàn đã duy trì và triển khai mới 1.046 tuyến đường "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn" với sự tham gia tích cực thanh niên; thực hiện 303 km công trình "Thắp sáng đường thôn", sửa chữa 205 km đường giao thông nông thôn, sửa chữa và xây mới 56 nhà văn hóa, trồng mới hơn 660.000 cây xanh… Anh Nguyễn Kim Quy, Trưởng Ban Mặt trận thanh niên T.Ư Đoàn - đơn vị thường trực Tháng Thanh niên năm 2025 cho biết: "Sau 1 tuần triển khai các nội dung của Tháng Thanh niên, đã có nhiều chỉ tiêu đạt tỷ lệ hoàn thành cao (điển hình như các chỉ tiêu liên quan đến các phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước trong năm 2025, phong trào "Bình dân học vụ số"… đều đạt trên 60%); các hoạt động thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia, các nguồn lực được huy động có giá trị lớn, đã xác định được đúng các trọng tâm, trọng điểm, các vấn đề khó tại địa phương, đơn vị để tổ chức hoạt động, điều đó cho thấy sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức các chương trình, hoạt động của các cấp bộ Đoàn".Anh Quy cũng cho biết thêm sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc trong công tác triển khai thực hiện các mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện, tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong triển khai các hoạt động của Tháng Thanh niên.
Lương cơ sở tăng từ ngày 1.7, người lao động, công nhân viên chức đóng BHYT thế nào?
Ngày 2.1, Công an P.Bến Thành (Q.1, TP.HCM) đang làm việc, lấy lời khai người đàn ông có hành vi hành hung một nam shipper trên đường Phạm Hồng Thái.Trước đó, chiều cùng ngày mạng xã hội lan truyền, bày tỏ bức xúc khi xem đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông cầm dao truy đuổi, hành hung nam thanh niên trên đường.Qua xác minh, vụ việc xảy ra lúc 12 giờ ngày 2.1, trên đường Phạm Hồng Thái. Theo đoạn clip, người đàn ông cầm dao truy đuổi, đè, đấm đá nhiều lần vào người một nam thanh niên. Trong lúc hành hung, người đàn ông ngã xuống đường thì nam thanh niên bỏ chạy. Vụ việc được một người phụ nữ và một người đi đường can ngăn.Nhận tin báo, Công an P.Bến Thành đã xác minh, đưa người đàn ông về trụ sở để lấy lời khai, đồng thời thu giữ hung khí.Bước đầu, công an xác định trong lúc giao hàng, hai bên xảy ra cãi nhau rồi dẫn đến vụ việc nói trên.
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Sinh viên tìm hiểu cơ hội việc làm ngành vi mạch bán dẫn
Sống chung với bệnh tiểu đường có nghĩa là theo một chế độ tập luyện, ăn uống và kiểm tra định kỳ thật nghiêm ngặt trong suốt đời.

Xuân phân năm nay vào ngày 20.3: Sự thật không phải ai cũng biết
Hành trình của eSports Việt Nam trước SEAGames 32: Từ 'vô danh' đến chính danh
Trong chương trình Chọn ngành học cho tương lai, giải đáp băn khoăn của một học sinh về chương trình học ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Văn Hiến có khác so với các trường khác, thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: "Trường đào tạo theo hướng ứng dụng nên chú trọng tương tác với doanh nghiệp để các em có nhiều kiến thức thực tế. Ngay từ năm 1 các em đã được trải nghiệm nghề nghiệp ở các doanh nghiệp. Từ năm 2 cũng có các chuyên đề ngay tại doanh nghiệp. Năm 3, năm 4 sinh viên sẽ được làm các dự án riêng".Về thắc mắc "nếu ai cũng đổ xô học những ngành công nghệ hot thì điểm chuẩn có cao không? Em có thể sử dụng điểm môn công nghệ để xét học bạ vào ngành này không?", thạc sĩ Diệu Anh thông tin Trường ĐH Văn Hiến xét tuyển 4 tổ hợp A0 (toán, lý, hóa), A1 (toán, lý, tiếng Anh), D1 (toán, văn, tiếng Anh) và K1 (toán, tiếng Anh, tin học) vào các ngành công nghệ."Về điểm chuẩn, mỗi trường có một mức khác nhau. Tùy thuộc năng lực của các em. Tuy nhiên, các em có thể cùng lúc đăng ký nhiều nguyện vọng vào nhiều trường bằng nhiều phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển", thạc sĩ Diệu Anh đưa ra lời khuyên.
Xe tải, container đậu bát nháo trên đường, gây nguy hiểm
Hằng năm, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1933 có trụ sở tại Mỹ, mang mục tiêu cung cấp hỗ trợ nhân đạo toàn cầu, sẽ đưa ra bản Danh sách theo dõi tình trạng khẩn cấp, trong đó xác định những quốc gia và khu vực có khả năng phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo leo thang trong năm tới. Danh sách này xét đến khả năng xảy ra và tác động của xung đột, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu.Dưới đây là tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được IRC đưa vào danh sách theo dõi khẩn cấp, với những dự báo tình trạng khủng hoảng có thể tiếp diễn hoặc trầm trọng thêm trong năm 2025.Somalia có năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện trong tốp 10 nơi cần chú ý tình trạng khẩn cấp của IRC. Trung tâm bất ổn tại nước này đến từ các cuộc tấn công của nhóm vũ trang đối lập al-Shabaab chống lại chính phủ Somalia. Trong 9 tháng đầu năm 2024, al-Shabaab thực hiện hơn 120 cuộc tấn công và dần mở rộng ảnh hưởng, trong khi phái bộ của Liên minh châu Phi (AU) được cử đến để duy trì ổn định đang phải rút dần khỏi Somalia. Ngoài ra, các cuộc xung đột giữa những nhóm sắc tộc còn làm trầm trọng thêm bất ổn.Trong năm 2025, chính phủ nước này có thể đối mặt với các cuộc giao tranh leo thang, trong khi viện trợ quốc tế giảm dần. Ngoài ra, biến đổi khí hậu, bao gồm hiện tượng La Nina, có thể đảo ngược nỗ lực khôi phục nền nông nghiệp. Dự kiến có khoảng 1,6 triệu trẻ em Somalia bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, hạn chế khả năng phát triển và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.Nạn đói ở Mali đang trở nên tồi tệ hơn do cuộc xung đột leo thang đã diễn ra trong 12 năm. Nhiều thành phố đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa chính quyền quân sự Mali liên minh với nhóm lính đánh thuê Wagner, đối đầu với các nhóm vũ trang đối lập như lực lượng Tuareg và Jama'at Nusrat al-Islam wal-Muslimin (JNIM). Việc Pháp rút hỗ trợ quân sự khỏi Mali cũng gây nguy cơ gia tăng thương vong của thường dân vướng vào giao tranh. Theo dự báo, năm 2025 sẽ là thách thức với chính quyền Mali khi các nhóm đối lập có thể kiểm soát nhiều khu vực hơn. Ngoài ra, nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hiện hữu khi phe đối lập tấn công các xe chở ngũ cốc và chặn tuyến tiếp tế, trong khi lũ lụt đã phá hoại mùa màng. Hơn 2.500 người tại Mali có nguy cơ gặp nạn đói và con số này có thể tăng.Kể từ sau vụ ám sát cố Tổng thống Haiti Jovenel Moise năm 2021, nước này chìm sâu vào khủng hoảng với các cuộc đụng độ giữa những băng nhóm, với quy mô ngày càng tăng. Các cuộc tấn công bạo lực gần đây vào tháng 12.2024 đã khiến khoảng 200 thường dân thiệt mạng.Việc các băng nhóm mở rộng quyền kiểm soát đặt hàng triệu người dân Haiti vào nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục, bắt cóc và tống tiền, qua đó cản trở hoạt động nhân đạo và nỗ lực phục hồi kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém và dễ tổn thương trước thiên tai cũng gây đe dọa người dân nước này khi xảy ra bão hoặc động đất.Hoạt động của nhóm vũ trang JNIM và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trải dài trên các quốc gia vùng Sahel ở châu Phi, bao gồm Burkina Faso. Các nhóm vũ trang đối lập từ chỗ chỉ cô lập 1 thị trấn vào năm 2021, đến năm 2024 đã kiểm soát gần 40 thị trấn, khiến gần 2 triệu người bị cô lập và cản trở các nguồn viện trợ.Đã có hơn 1.800 thường dân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Burkina Faso năm 2024. Ngoài ra, nạn đói tại nước này đã ở mức 43% và Burkina Faso dần nhận ít viện trợ hơn từ các tổ chức quốc tế. Lũ lụt và dịch sốt xuất huyết cũng là mối đe dọa với người dân tại đây.Đây là lần đầu tiên Li băng xuất hiện trong tốp 10 danh sách cần chú ý khẩn cấp của IRC, liên quan những cuộc giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah đã kéo dài hơn 1 năm. Một lệnh ngừng bắn được ký kết tháng 11.2024 không thể lập tức giải quyết nhu cầu viện trợ nhân đạo tại Li băng, khi xung đột đã khiến hơn 1,4 triệu người phải bỏ nhà cửa.Nền kinh tế Li Băng đối mặt với loạt khó khăn khi đồng tiền nước này đã giảm 98% giá trị kể từ năm 2019, trong khi giá lương thực đã tăng 350%. Khoảng 80% dân số đối diện với mất an ninh lương thực.Đất nước này phải đối mặt với các mối hiểm họa khi nước láng giềng Sudan cũng đang xảy ra xung đột nghiêm trọng. Ngoài ra, bất ổn chính trị và khủng hoảng khí hậu, với tình trạng lũ lụt hằng năm gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất lương thực. Những bất ổn tại Sudan cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan, một trong những trụ cột nền kinh tế nước này. Giá thực phẩm đã tăng vọt 95% trong một năm.Một thỏa thuận hòa bình để tạm ngừng xung đột giữa chính quyền và nhóm vũ trang đối lập tại Nam Sudan sẽ kết thúc vào tháng 2.2025 và nếu không được gia hạn, tình trạng bất ổn sẽ còn thêm trầm trọng. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán rằng hơn 2,1 triệu trẻ em ở Nam Sudan sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, khi nông nghiệp nước này chịu lũ lụt triền miên và hoạt động cứu trợ bị cản trở do xung đột.Sau sự kiện lực lượng đối lập lật đổ chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đầu tháng 12.2024, giới quan sát vẫn chờ xem liệu người dân Syria sẽ bắt đầu ổn định cuộc sống, hay sẽ tiếp tục xuất hiện các cuộc xung đột.Sau gần 14 năm đối đầu giữa lực lượng ông al-Assad và các nhóm đối lập, khoảng 16,7 triệu người Syria, tương đương 72% dân số, phải phụ thuộc vào các nguồn viện trợ. Tình trạng siêu lạm phát đẩy giá lương thực tăng vọt và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức báo động. Hạn hán có thể khiến nguồn nước càng trở nên khan hiếm, tạo điều kiện cho dịch tả lây lan ở các trại tị nạn. Có khoảng một nửa cơ sở y tế tại Syria hiện không hoạt động và 1/3 bệnh viện công đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. IRC dự báo các cuộc đụng độ giữa chính quyền quân sự Myanmar và lực lượng đối lập sẽ tiếp diễn khi các lệnh ngừng bắn ngắn hạn sụp đổ. Thiên tai như bão lũ, cùng các loại dịch bệnh, có thể đe dọa đến những cộng đồng dễ bị tổn thương tại Myanmar. Nước này cũng chỉ nhận được 0,25% số tiền từ ngân sách tài trợ khí hậu toàn cầu, khiến nỗ lực phục hồi thêm khó khăn.Hơn 1 năm kể từ cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas, Dải Gaza liên tục hứng chịu các cuộc tấn công từ Tel Aviv và giới chức y tế Gaza cuối tháng 12.2024 thông báo đã có hơn 45.000 người thiệt mạng kể từ ngày 7.10.2023, thời điểm Hamas phát động tấn công Israel và Tel Aviv đáp trả.Gần như toàn bộ dân số Gaza chịu cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng và tình hình có thể nghiêm trọng nếu Israel và Hamas không thể nhất trí một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các chuyên gia cảnh báo nạn đói có thể xuất hiện ở khắp dải đất này nếu công tác cứu trợ nhân đạo bị cản trở. Hạ tầng y tế và dịch vụ bị hư hại do cuộc chiến cũng sẽ gây khó khăn cho người dân Gaza trong những nhu cầu cơ bản.Trong 2 năm liên tiếp, Sudan đứng đầu danh sách của IRC, khi cuộc nội chiến tại nước này vẫn tiếp diễn. IRC cho biết Sudan hiện là quốc gia phải chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất được ghi nhận. Cuộc chiến giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối lập gây ra tác động nghiêm trọng đến thường dân. Bạo lực tình dục và tình trạng tuyển mộ trẻ em trở thành tay súng đã trở nên phổ biến. Nội chiến được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2025 khi không bên nào có ý định tìm giải pháp ngoại giao. Hệ thống y tế bị tê liệt cũng khiến người dân không được điều trị những loại bệnh như dịch tả và dự báo sẽ có nhiều đợt bùng dịch trong năm 2025. Theo IRC, nếu không có biện pháp bảo vệ nhân viên cứu trợ nhân đạo, người dân Sudan có thể tiếp tục không được hỗ trợ.
xoso666.com dự đoán xsmt
Tuy nhiên, khi ung thư tuyến tiền liệt đã phát triển ở những giai đoạn sau thì người bệnh có thể gặp vấn đề khi tiểu, tiểu khó, tiểu nhiều lần, mỗi lần chỉ một ít. Ngoài ra, người bệnh còn bị sụt cân hoặc rối loạn cương dương. Trong một số trường hợp, người bệnh còn có máu trong tinh dịch.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư