Chiến sự Ukraine ngày 777: Nga gây áp lực hạ tầng, Ukraine có kế hoạch phản công
Ngày 21.2, ông Nguyễn Ngọc Thới, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thạnh Thới (Kiên Giang) cho biết, đơn vị đã khởi động chuyến phà chạy đêm từ Hà Tiên đi Phú Quốc.Theo đó, chuyến phà đầu tiên trong ngày khởi hành từ TP.Hà Tiên lúc 3 giờ 30 sáng đến cảng Đá Chồng (xã Bãi Thơm, TP.Phú Quốc); chuyến cuối trong ngày khởi hành lúc 18 giờ từ TP.Hà Tiên đến cảng Bãi Vòng (xã Hàm Ninh, TP.Phú Quốc). Thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này khoảng 180 phút.Ngoài ra, tuyến tàu cao tốc từ TP.Rạch Giá đến TP.Phú Quốc và ngược lại cũng được mở rộng. Chuyến cuối trong ngày khởi hành lúc 14 giờ 45 phút hằng ngày.Với tuyến phà từ Hà Tiên đến Phú Quốc khởi hành lúc 3 giờ 30 sáng và cập cảng Đá Chồng (xã Bãi Thơm) lúc 6 giờ 30 sáng, du khách sẽ có thêm lựa chọn cho chuyến đi du lịch của mình.Anh Nguyễn Tấn Minh, du khách đến từ TP.Cần Thơ, nói: "Chúng tôi đi chuyến phà đêm để đến Phú Quốc là trời vừa sáng. Khi đó, sẽ tận hưởng được khung cảnh đón bình minh thật lung linh ở đảo ngọc, đồng thời có thêm thời gian tham quan tại đây".Như Thanh Niên đã thông tin, UBND tỉnh Kiên Giang có chủ trương thí điểm cho phép các hãng tàu, phà chạy tuyến cố định từ bờ ra đảo và chiều ngược lại trên vùng biển Kiên Giang. Theo đó, khung giờ áp dụng cho tàu, phà chạy ban đêm từ 4 giờ đến 6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Thời gian thực hiện thí điểm đến hết ngày 31.12.2025 cho tất cả các tàu, phà ra đảo.Với việc phà chạy thêm vào ban đêm, có thể đến Phú Quốc với nhiều khung giờ linh hoạt hơn, kể cả đường biển, đường hàng không khi mà Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cũng đón các chuyến bay cả ban đêm.Tổng thống Ukraine bổ nhiệm dàn tướng lĩnh cấp cao kèm nhiệm vụ cụ thể
Các cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn chưa có con chung có chỉ định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa điều trị hoặc đã thất bại một chu kỳ; người vợ không quá 38 tuổi, đủ điều kiện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm; người chồng có ít nhất 1 triệu tinh trùng di động trong tinh dịch.
Vĩnh Long: Phạt chủ tài khoản ‘Vinh Long Best Sale’ xuyên tạc lực lượng phòng chống dịch
Trước luồng dư luận đặt câu hỏi về việc những người đã phẫu thuật thẩm mỹ, giải phẫu khuôn mặt... khi xuất nhập cảnh liệu có gặp khó khăn, đại tá Tuấn cho biết, công tác kiểm soát hộ chiếu giấy tờ từ trước đến nay, các sai sót về khuôn mặt đều được khuyến cáo từ trước và các công dân có sự thay đổi về ảnh khuôn mặt, phải thực hiện thủ tục cấp đổi căn cước công dân và hộ chiếu.Cục phó A08 khuyến cáo các công dân có giải phẫu, thẩm mỹ thay đổi khuôn mặt cần làm thủ tục cấp đổi căn cước, hộ chiếu theo diện mạo mới để tránh gặp khó khăn khi làm thủ tục xuất nhập cảnh.
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.
Chuyển nhượng mùa hè: Barcelona tìm cách đưa Donny van de Beek rời khỏi M.U
Ngay từ 6 giờ sáng, tiếng nhạc rộn ràng tại Sân 4A Nhà Văn hóa Thanh niên (Số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM) đã đánh dấu sự khởi hành chuyến xe Tết sum vầy 2025. Năm nay ban tổ chức đã bố trí hơn 40 xe để đưa toàn bộ số sinh viên và người lao động khó khăn về quê.Em Trần Thị Ngọc Thúy, sinh viên năm cuối Trường đại học Sài Gòn (quê Nghệ An) không giấu được xúc động khi nhận được vé xe về quê từ chương trình. "Bản thân em từng nhiều lần lo lắng về chi phí tàu xe, trăn trở không biết làm cách nào để về quê đón Tết như lời đã hứa với mẹ. Tấm vé xe từ chương trình cho em cảm nhận rõ như sự ấm áp, tử tế trong cuộc sống. Em tin chắc rằng bữa cơm Tết năm nay của mình sẽ thật ấm áp và chan chứa tình yêu thương", Thúy chia sẻ. Có mặt tại Nhà Văn hóa Thanh Niên từ 4 giờ sáng, cô Thủy (bán bánh tráng ở cầu Ông Lãnh) xúc động nói: "Mấy đứa cháu ngoại ngoài quê nhắn cô là tụi nó không ngủ hôm qua để đợi ngoại về. Vui dữ lắm. Mấy năm trước hội bán bánh tráng của cô có người về, người phải ở lại, tại vé xe đắt. Năm nay ai cũng về nên ngoài quê đông vui dữ lắm. Bình thường cô toàn ngủ tới 4 giờ mà nay 2 giờ là tự tỉnh rồi, nôn nao vui quá không ngủ được".Chuyến xe năm nay không chỉ ghi nhận sự hỗ trợ về mặt vật chất của đơn vị đồng hành mà có sự góp sức của đông đảo thế hệ cựu sinh viên, những người đã từng có mặt trên chuyến xe Tết sum vầy những năm trước. Không chỉ đóng góp một phần thu nhập của mình, các cựu sinh viên còn chủ động tham gia với vai trò tình nguyện viên cho chương trình.Bạn Phan Thị Nhất (cựu sinh viên Đại học Giao thông vận tải TP.HCM, quê Bình Định) chia sẻ: "Em đi chuyến xe Tết sum vầy từ năm 2015 đến 2019. Em mới từ Thái Lan về sau 4 năm làm việc ở nước ngoài và muốn rằng hiện tại chưa có tiền thì mình góp sức. Hy vọng ngày càng nhân rộng chương trình để các bạn sinh viên nghèo về quê đón Tết".Tham dự lễ tiễn có đồng chí Nguyễn Hải Nam (Ủy viên Ban chấp hành, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đoàn TNCS HCM), đồng chí Trần Thị Diệu Thúy (Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai (Thành ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Thành ủy), đồng chí Trần Thu Hà (Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM), nhà báo Lâm Hiếu Dũng (Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên), ông Shimada Shigeru (Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty CP Acecook Vietnam)…Sau phần phát biểu của đại diện Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM và trao 30 vé tượng trưng, toàn bộ sinh viên và người lao động đã di chuyển ra xe theo sự sắp xếp của lực lượng tình nguyện viên. Mỗi người có mặt trên chuyến xe Tết sum vầy cũng được các cấp lãnh đạo và đại diện đơn vị tài trợ Acecook Việt Nam trao tận tay các phần quà Tết để hành trang về nhà thêm đủ đầy, trọn vẹn.Tiếp nối thành công của những năm trước, chuyến xe Tết sum vầy 2025 trở lại trong bối cảnh nền kinh tế gặp không ít khó khăn do suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của cơn bão Yagi. Hơn bao giờ hết, những tấm vé về quê đón Tết trở nên cần thiết với các hoàn cảnh khó khăn.Chia sẻ tại lễ tiễn, ông Shimada Shigeru (Chánh Văn phòng Tổng Giám đốc Công ty CP Acecook Vietnam) nhấn mạnh: "Đây là năm thứ 5 Acecook Việt Nam có vinh dự được đồng hành cùng chương trình chuyến xe Tết sum vầy. Acecook Việt Nam rất vui được đóng góp một chút sức lực của mình giúp các bạn sinh viên và người lao động có thể về quê đón Tết, sum vầy cùng gia đình. Năm nay là năm đánh dấu 30 năm ngày bán hàng đầu tiên của công ty chúng tôi tại Việt Nam. Hiện nay, phát triển bền vững và mục tiêu phát triển bền vững là một trong những chủ đề nóng trên toàn thế giới. Việc đồng hành cùng các hoạt động cộng đồng, giống như chương trình Tết sum vầy hôm nay là một trong những mục tiêu cho hành động phát triển bền vững của công ty chúng tôi".Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và người lao động, Báo Thanh Niên đã phối hợp cùng SAC tổ chức chương trình Tết sum vầy 2025, với sự đồng hành của Công ty CP Acecook Việt Nam. Chương trình đã trao tặng 2000 vé xe về quê đón Tết cho sinh viên và người lao động khó khăn tại TP.HCM. Chương trình được chia thành 3 giai đoạn chính là: đăng ký và duyệt hồ sơ (từ đầu tháng 12.2024 đến 23.12.2024), phát vé (từ 23.12 đến 5.1.2025), triển khai lễ tiễn (5.1 - 20.1.2025).Bắt đầu từ TP.HCM, năm nay chuyến xe Tết sum vầy - Xuân hạnh phúc 2025 sẽ lăn bánh về các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên, Quy Nhơn (Bình Định), Đắk Lắk-Gia Lai-Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.Chương trình Chuyến xe Tết sum vầy 2025 đã chính thức khép lại, đưa niềm hạnh phúc đoàn viên về khắp mọi miền đất nước. Tin rằng đây sẽ là khởi đầu tốt đẹp với tất cả những ai có mặt trong chuyến xe này trước thềm năm mới Ất Tỵ.