Mỹ tiết lộ loại tên lửa tầm xa sẽ được cung cấp cùng hệ thống HIMARS cho Ukraine
Ở nam giới, rối loạn nội tiết có thể gây viêm tinh hoàn, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, thậm chí liệt dương. Trong khi đó, nữ giới thường gặp các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, viêm buồng trứng, gián đoạn sản xuất và rụng trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thụ thai và duy trì thai kỳ20 giờ thứ Ba, ngày 14.1.2025, các chuyên gia trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản thuộc BVĐK Tâm Anh Hà Nội sẽ tư vấn, giải đáp về rối loạn nội tiết gây vô sinh hiếm muộn, các nhận biết dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả. Chương trình được phát sóng trên website: thanhnien.vn, tamanhhospital.vn, vnvc.vn. Livestream trên các fanpage: Báo Thanh Niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn; Youtube: Báo Thanh Niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC cùng nhiều kênh truyền thông uy tín khác.Bạn đọc có thể đặt câu hỏi tại đây để được chuyên gia giải đáp. Hotline BVĐK Tâm Anh: 024 3872 3872 - 0247 106 6858 (HN) / 0287 102 6789 - 093 180 6858 (TP.HCM) để được tư vấn.Ô tô mới đời cũ tồn kho 'đại hạ giá', có nên mua?
10.8 - Trải nghiệm trọn vẹn lối chơi Liên Trảm của Dynasty Warriors: Overlords trên mobile
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, những loại hoa quả quen thuộc có thể được sử dụng để làm trà rất tốt cho sức khỏe như hoa cúc, hoa hồng, khổ qua... Dưới đây là những lợi ích của từng loại trà."Theo đông y, trà hoa cúc là có nhiều tác dụng như chữa đau họng, thanh nhiệt. Ngoài ra, y học cổ truyền cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan, tốt cho mắt, giảm căng thẳng. Cách pha trà hoa cúc cũng đơn giản, chúng ta sẽ ngâm hoa cúc (thường đã được sấy khô) vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95°C để uống", bác sĩ Vũ chia sẻ.Trà hoa hồng có tác dụng giải nhiệt, tốt cho tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, an thần... Cánh hoa hồng chứa vitamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B và vitamin K, kali, canxi, iodine, tinh dầu, một số chất có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Dùng trà hoa hồng chống viêm phế quản, viêm họng, viêm loét dạ dày, chống cảm cúm, sốt, viêm lợi. Trà hoa hồng đặc biệt rất tốt cho phụ nữ vào những ngày kinh nguyệt, vừa bổ dưỡng, vừa giúp xua tan mệt mỏi, bực bội. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng có tác dụng làm dịu thần kinh rất tốt. Trà atisô được coi là "thần dược" đối với gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan. Uống trà atisô giúp cải thiện làn da rất nhiều như mịn màng và tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.Trà này gồm có long nhãn, la hán, hồng táo. Long nhãn vị ngọt, tính bình, có tác dụng vào 2 kinh tâm và tỳ. Có tác dụng bổ tâm tỳ, nuôi huyết, an thần, ích trí, dùng chữa huyết hư sinh hay quên, hồi hộp mất ngủ. Quả la hán giúp nhuận tràng, chữa ho phế nhiệt, viêm hầu họng. Hồng táo có tác dụng trị tỳ hư, hồi hộp...Sử dụng kỷ tử 5g, đại táo 3 quả bỏ hạt, râu ngô 5-10g, lá dâu 5g. Tất cả sơ chế thái vụn đem hãm nước uống hằng ngày. Dược trà này có tác dụng mát gan, nhuận phế, bổ thận khí. Thích hợp cho những người viêm gan, viêm đường tiết niệu, viêm phổi - phế quản, thận hư gây đau lưng mỏi gối…Dùng bách hợp 5-10g, đại táo 3-5 quả, ngư tinh thảo (lá diếp cá khô) 5-10g. Tất cả đem hãm 15-20 phút. Trà này có tác dụng nhuận phế, giảm ho tiêu đờm, trị viêm họng…Sử dụng tiểu hồi hương 10-15g, đường ăn một lượng vừa phải. Tiểu hồi hương tán vỡ, sau đó hãm với nước sôi có thêm ít đường. Bài thuốc này dùng cho người mắc chứng tỳ vị hư yếu, thường xuyên đau bụng đi ngoài, lạnh bụng, dễ mắc cảm cúm…Trà khổ qua có tác dụng lợi tiểu, giảm đường huyết, giải độc. Rửa sạch khổ qua, thái lát mỏng, phơi khô để dùng dần. Mỗi lần, có thể sử dụng khoảng 10-15g khổ qua đun lên trong vòng 10 phút là uống được.Ngoài ra, trà khổ qua có thể được sử dụng để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, chữa các bệnh kiết lị, đau mắt đỏ.Hoa hòe có tác dụng tăng sức bền thành mạch, cầm máu. Nó cũng giúp tăng cường sức co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ máu và làm chậm quá trình vữa xơ động mạch. Dùng hoa hòe sao vàng cho vào nước sôi hãm, dùng nước uống.
‘Hãi hùng’ xe tải đang chạy trên đường bất ngờ… rụng bánh
Câu hỏi đặt ra là nếu cụ Phan Huỳnh Điểu không phổ nhạc thì Thuyền và biển có nổi tiếng như bây giờ? Tôi nghĩ bài thơ của Xuân Quỳnh tự thân nó đã là một tuyệt tác rồi. Nhưng tôi tin rằng chính sự chắt lọc và tỉ mỉ của cụ Phan Huỳnh Điểu giúp cho Thuyền và biển bay xa hơn và trở nên bất tử. Chắt lọc chọn ra 12 dòng thơ cuối thay vì phổ nhạc nguyên cả bài. Chắt chiu tỉ mỉ trong từng dấu luyến, từng cái quãng miền Trung để người nghe có thể “nuốt” trọn từng chữ, từng dòng, từng khổ thơ rút ruột từ thi sĩ Xuân Quỳnh, như từng giọt mật ngọt của tình yêu.