CĐV tại Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng những trận đấu bóng rổ 3x3 mãn nhãn
Một sứ mệnh được trông đợi sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng. Nhưng tên lửa khổng lồ mới của NASA đã bị trì hoãn và chi phí ngày càng tăng.Giờ đây, Tổ hợp Phóng Không gian, hay SLS, có thể là mục tiêu của tỉ phú Elon Musk khi ông thay mặt cho Tổng thống Donald Trump tìm cách tiết kiệm chi phí cho chính phủ Mỹ.Ông Musk thường xuyên chỉ trích SLS là lỗi thời. Ông nói cứ nghĩ về tên lửa này là ông “buồn”.SLS chậm tiến độ nhiều năm và đội ngân sách. Hiện tại, ước tính mỗi lần phóng có thể tốn tới 4 tỉ USD, mà tên lửa lại không thể tái sử dụng. Trong khi đó, các đối thủ - bao gồm dự án “Starship” do công ty SpaceX của tỉ phú Musk phát triển - chẳng những rẻ hơn mà còn tái sử dụng được.SLS cuối cùng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2022, đưa một tàu vũ trụ không người lái của NASA bay quanh mặt trăng.NASA cho biết SLS đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng vài năm tới.Những người ủng hộ như cựu phi hành gia Bob Cabana cho biết đây là tên lửa duy nhất hiện có đủ lớn để thực hiện nhiệm vụ.Nếu tỉ phú Musk muốn hủy bỏ SLS, thì đây có thể là bài kiểm tra mức độ quyền lực hiện tại của ông.Chương trình tên lửa SLS đang tạo ra khoảng 28.000 việc làm tại Mỹ, tập trung ở các thành trì của đảng Cộng hòa là Alabama và Texas. SLS là sản phẩm của các công ty lớn Boeing và Northrop Grumman. Chính vì vậy, SLS có “đồng minh” trong quốc hội Mỹ.Việc hủy bỏ cũng sẽ ảnh hưởng cuộc đua lên mặt trăng của NASA, khi Trung Quốc đã đặt mục tiêu bay lên mặt trăng vào năm 2030.Ông Musk cũng có thể phải đối mặt với những cáo buộc về xung đột lợi ích, nếu việc hủy bỏ SLS lại có lợi cho các công ty của chính vị tỉ phú này.Và điều đó có nghĩa là quyết định cuối cùng nằm ở chính Tổng thống Trump. Những người ủng hộ SLS cho rằng chủ nhân Nhà Trắng sẽ không hủy bỏ tên lửa nếu ông vấn muốn là vị tổng thống chứng kiến người Mỹ hạ cánh trên mặt trăng lần tới.Cậu thiếu niên khuyết tật trí tuệ được ca ngợi sau khi giúp cô bé 3 tuổi
Với Cao Võ Minh Kha, 18 tuổi, sinh viên chuyên ngành Nhà hàng khách sạn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng thì tự tin nói về sự nhiệt huyết của các bạn cổ động viên: “Trong nhiều giải đấu trước, có khi mình đang ở rất xa sân của trường nhưng mình vẫn có thể cảm nhận rõ khí thế khi đội cổ động viên la hét, cổ vũ trên sân. Do đó, để cổ vũ cho giải Thanh Niên Sinh viên Việt Nam 2023 thì sinh viên trường mình sẽ không thua kém bất kỳ đội nào. Mình cực kỳ tin tưởng các bạn sẽ làm "cháy" cả sân vận động và không quên nhiệm vụ giữ vệ sinh trên các khán đài, ăn mặc lịch sự”.
Xâm nhập mặn mùa khô ở ĐBSCL đến sớm và gay gắt hơn nhiều năm
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, áp xe tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sốt. Khác với các sốt thông thường, sốt do những bệnh này sẽ kéo dài không khỏi, đồng thời kèm theo các triệu chứng như có máu trong nước tiểu hay tinh dịch, đau vùng chậu, lưng dưới hay yếu cơ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Trong khi đó, căn bệnh nghiêm trọng nhất là ung thư tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt gây ra các triệu chứng tương tự như phì đại tuyến tiền liệt, chẳng hạn như khó tiểu, tiểu yếu, tiểu đau, tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Không giống như phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt có thể gây sụt cân.Ung thư tuyến tiền liệt gây sốt nhưng đây không phải là triệu chứng phổ biến của bệnh. Nhiều nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ không bị sốt. Tuy nhiên, bệnh hành sốt là do các tế bào ung thư phát triển và chặn dòng nước tiểu, dẫn đến tắc nghẽn nước tiểu và gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt.Trong một số trường hợp, ung thư tuyến tiền liệt tiết ra một số protein hoặc hoóc môn khiến hệ miễn dịch tấn công thần kinh hoặc các cơ quan khác. Tình trạng này gọi là hội chứng cận ung thư.Hơn nữa, người bệnh cũng có thể bị sốt nếu ung thư tuyến tiền liệt lan sang bộ phận khác của cơ thể. Bệnh không được điều trị có thể di căn đến tuyến thượng thận, xương, gan hoặc phổi. Hệ quả là dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như gãy xương, khó thở, vàng da và sốt. Ngoài ra, sốt có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn hóa trị.Nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Những người có tiền sử gia đình ung thư tuyến tiền liệt thì cũng có nguy cơ mắc loại ung thư này cao hơn. Nguyên nhân là do họ có thể sở hữu gien làm tăng nguy cơ mắc bệnh như BRCA1, BRCA2 hay HOXB13. Ngoài ra, người thừa cân, béo phì, ít vận động, rối loạn tuyến giáp, tiểu đường hay huyết áp cao cũng dễ gặp vấn đề về tuyến tiền liệt hơn người bình thường, theo Healthline.
Nghỉ lễ 30.4 - 1.5: Dòng người đông nghịt ở bến xe miền Tây
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 9.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Từng là món đồ chơi gây sốt, tạo nên trào lưu trong giới trẻ, búp bê Baby Three giờ đây lại đối mặt với làn sóng tẩy chay dữ dội tại Việt Nam.Nguyên nhân bắt nguồn từ hình ảnh trên phiên bản mới của sản phẩm, bị nghi có liên quan đến “đường lưỡi bò”. Ngay lập tức, nhiều nhà phân phối tuyên bố dừng bán, thậm chí chấm dứt hợp tác với thương hiệu này.Trước áp lực dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã nhanh chóng vào cuộc, lên tiếng khẳng định hình ảnh này chỉ mang tính nghệ thuật, không liên quan đến yếu tố chính trị. Tuy nhiên, để trấn an khách hàng, hãng đã quyết định thu hồi toàn bộ sản phẩm gây tranh cãi, ngừng sản xuất và cho phép khách hàng đổi trả miễn phí.Một căn biệt phủ xa hoa, một trạm dừng nghỉ rộng hàng ngàn mét vuông, và một cái tên khiến dư luận xôn xao – Tuấn "trắng". Người đàn ông 57 tuổi này vừa bị Công an tỉnh Phú Thọ bắt tạm giam với loạt sai phạm liên quan đến đất đai, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản.Chiều qua (8.3), lễ tang của nghệ sĩ Quý Bình diễn ra trong không khí trang nghiêm tại Nhà Tang lễ Quốc gia phía Nam. Dù công tác an ninh được siết chặt để đảm bảo sự riêng tư, nhiều nghệ sĩ, bạn bè và người hâm mộ vẫn lặng lẽ đến viếng, tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Không chỉ là một diễn viên, ca sĩ tài năng, Quý Bình còn được biết đến với hình ảnh một người đồng nghiệp giản dị, chân thành. Trong giây phút tiễn biệt, danh hài Hồng Tơ xúc động nói một câu khiến ai nghe cũng xót xa.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 10.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.