Giải bóng rổ VBA 2023: CLB Hanoi Buffaloes ngược dòng thành công
Dù có vẻ như những con số về sức mạnh trên cỗ máy 2.0L tăng áp chưa cho thấy uy lực của Ford Ranger Raptor, những con đường gồ ghề, đầy cát tại Ninh Thuận cho thấy góc nhìn khác của xe bán tải hiệu năng cao, thể hiện rõ nét lợi thế ở sức kéo cũng như sự "lì lợm" của hệ khung gầm và hệ thống treo. Dù thử xe trên đường địa hình, Ford cho phép người lái có thể đẩy tốc độ tối đa lên 80 km/giờ và tin rằng không có nhiều người đủ tự tin để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để đưa chiếc xe đạt vận tốc đó trên cung đường trơn trượt, tiềm ẩn nhiều rủi ro bên dưới lớp cát dày.‘Thợ săn cổ vật’ bị cấm chiếu tại Việt Nam vì có bản đồ đường lưỡi bò
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án đưa - nhận hối lộ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Bộ Công thương và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tội nhận hối lộ. Ông An đã bị phạt 4 năm tù cũng về hành vi này liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil.C03 cũng đề nghị truy tố ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, tội đưa hối lộ. Ông Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt và bà Đỗ Thị Tuyết Nga, kế toán Công ty Bách Khoa Việt cùng bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.Theo kết luận điều tra, do được ông An hứa giúp đỡ kinh doanh xăng dầu, đầu năm 2013, bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, gọi điện nhờ ông An giúp và hướng dẫn thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Đầu năm 2015, Công ty Bách Khoa Việt xin Bộ Công thương cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu. Bộ này thành lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn.Quá trình kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy xác nhận đủ điều kiện cho Công ty Bách Khoa Việt, bà Phương đã đến gặp ông An tại Nhà khách Bộ Công thương (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) nhờ hỗ trợ doanh nghiệp mình sắp được cấp giấy phép và đưa ông An 200 triệu đồng. Do đó, ngày 4.2.2015, Bách Khoa Việt được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.Tháng 8.2015, bà Phương đến nhà ông An tại Hà Nội nhờ giúp doanh nghiệp được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ý và nói "cứ làm đi, An sẽ giúp".Quá trình nói chuyện, ông An nói đang có ý định mua căn nhà to hơn nhưng không đủ điều kiện và gợi ý bà Phương hỗ trợ tiền mua nhà. Bà Phương cũng đồng ý do hiểu Công ty Bách Khoa Việt đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu do An phụ trách và sắp tới phải được An giúp đỡ nên mới có thể được nâng cấp lên làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đồng ý.Một tháng sau, ông An gọi điện bảo bà Phương hỗ trợ 9 tỉ đồng để mua nhà, dặn chuyển khoản vào tài khoản của vợ mình. Số tiền này được Công ty Bách Khoa Việt chuyển cho ông An làm 2 lần, một lần 5 tỉ đồng vào ngày 8.9.2015 và lần 5 tỉ đồng vào ngày 9.9.2015.Đầu năm 2016, bà Phương giao cấp dưới làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Do chưa đủ điều kiện nên ông An hướng dẫn hợp thức để đủ điều kiện được. Doanh nghiệp này sau đó được cấp phép vào năm 2016.Kết luận xác định Công ty Bách Khoa Việt sau đó đã vi phạm trong việc trích lập và chi sử dụng trái phép Quỹ bình ổn giá xăng dầu. C03 xác định doanh nghiệp này phải nộp hơn 107 tỉ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỉ đồng và còn "nợ" hơn 105 tỉ đồng.Trong vụ án, C03 không đề nghị xử lý bà Phương về tội đưa hối lộ, bởi bà Phương đã nhận thức được hành vi của mình và chủ động tố giác sai phạm của ông Nguyễn Lộc An.Sai phạm thứ hai xảy ra tại Công ty Long Hưng, doanh nghiệp này vốn kinh doanh mặt hàng dầu FO cho các nhà máy nhiệt điện nhưng là thương nhân phân phối nên không chủ động trong việc nhập khẩu.Giữa năm 2014, ông Quỳnh nhận thấy để doanh nghiệp được chủ động trong việc nhập khẩu, kinh doanh dầu FO thì cần được Bộ Công thương cấp phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đã liên hệ và nhờ ông An hướng dẫn thủ tục.Ông An trao đổi lại rằng đang tham mưu, đề xuất Bộ Công thương, Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh xăng dầu. Sau khi Nghị định được ban hành, Công ty Long Hưng nộp hồ sơ đề nghị đến Bộ Công thương, thì ông An sẽ giúp đỡ.Nghị định 83/2014/NĐ-CP được ban hành, ông Quỳnh nghiên cứu và được ông An tư vấn. hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ nộp cho Bộ Công thương. Trên cơ sở đó, Quỳnh đã trực tiếp liên hệ với các cửa hàng, đại lý để nhờ ký các hợp đồng đại lý với Công ty Long Hưng.Bộ Công thương sau đó lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn. Quá trình kiểm tra, đoàn chỉ kiểm tra hồ sơ và xác suất một số cửa hàng, đại lý xăng dầu của Công ty Long Hưng nhưng vẫn ký biên bản kiểm tra thực tế đủ điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu.Được cấp giấy phép, khoảng tháng 7.2015, ông Quỳnh ra Hà Nội gặp thì được ông An tâm sự là đang có nhu cầu mua nhà VIP tại khu đấu giá Vườn Đào (Q.Tây Hồ, Hà Nội).Hai tháng sau lời tâm sự, ông Quỳnh đến nhà ông An ăn cơm thì ông An đề nghị ông Quỳnh hỗ trợ 10 tỉ đồng để mua nhà tại khu Vườn Đào.Thấy ông An đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình và ông An có quyền hạn kiểm tra điều kiện, đề nghị thu hồi giấy phép bất kỳ lúc nào nên đồng ý, nên đã đồng ý và chuyển 10 tỉ đồng vào tài khoản của vợ ông An.Sau này, ông Quỳnh nói chuyện với vợ về việc chi 10 tỉ đồng cho ông An thì bị vợ phản đối, nên ông Quỳnh trao đổi với ông An chỉ chi 5 tỉ đồng, 5 tỉ còn lại là cho ông An vay. Do đó, ông An đã trả lại 5 tỉ đồng cho ông Quỳnh.Trong 2 sai phạm, C03 cáo buộc ông An đã nhận hối lộ tổng số tiền 14,2 tỉ đồng.
Quả cầu nhỏ - Truyện ngắn của An Sang (Đồng Nai)
Theo kế hoạch, phương án bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch sẽ bắt đầu vào tháng 9.2025. Hà Nội đang triển khai dự án cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra nhằm nâng cao khả năng phát triển bền vững cho thủ đô.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Các nữ thần tượng Kpop sở hữu vóc dáng 'cò hương'
Ông viết: "Martin Greenfield không sao chép trang phục của bất kỳ ai. Mọi người đều sao chép trang phục của Martin Greenfield".