Toyota Vios 2024 bản 'taxi' giá 458 triệu đồng tại Việt Nam trang bị gì?
Ngày 26.2, KienLongBank giảm lãi suất huy động tiết kiệm trực tuyến ở những kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 0,3 - 0,7%/năm. Theo đó, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên còn 5,7%/năm. Cùng ngày, Eximbank cũng giảm lãi suất từ 0,1 - 0,5% ở một số kỳ hạn. Đối với tiền gửi online các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, lãi suất kỳ hạn 6 tháng xuống 5,3%/năm, 12 tháng còn 5,5%/năm, 18 tháng còn 6%/năm, 24 - 36 tháng còn 6,1%/năm. Còn lãi suất tiền gửi online các ngày cuối tuần thứ 7, chủ nhật 6 - 9 tháng còn 5,5%/năm, 12 tháng còn 5,6%/năm, 15 tháng còn 5,8%/năm, 18 tháng 6%/năm… Tương tự, MSB giảm lãi suất tiết kiệm từ 5,8%/năm xuống 5,6%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. VietBank giảm từ 0,1% đến 0,4% với các khoản tiền gửi tại quầy. Trước đó, BVBank giảm lãi suất huy động 0,1 - 0,3%.Ngay cả Vietcombank hiện nay đang có mức lãi suất thấp trên thị trường cũng giảm 0,1%/năm kỳ hạn từ 24 tháng trở lên về mức 4,7%/năm.Đông thái giảm lãi suất huy động của các nhà băng xuất phát sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước đó nhằm quán triệt công điện 19 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ổn định lãi suất. Sau cuộc họp với các ngân hàng thương mại, NHNN yêu cầu các NH tiếp tục triển khai các giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. NHNN yêu cầu các tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN trong việc tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục và các biện pháp khác để giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…); kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.'Lật mặt 7' của Lý Hải thu 200 tỉ đồng
Khi nhìn những chùm cà chua xum xuê nhiều màu sắc, những loại rau xanh tốt hay các loại hoa đua nhau khoe sắc trên sân thượng nhà chị Tú khiến ai cũng không khỏi trầm trồ. Chị Tú kể bắt đầu trồng cây trên sân thượng từ năm 2021, khi nhà vừa mới xây xong là chị đã có ý định trồng rau, quả sạch cho cả nhà sử dụng. Khu vườn của người mẹ trẻ luôn tươi tốt quanh năm, mùa nào thức nấy. “Vào mùa đông thì mình trồng cà chua và rau ăn lá theo mùa như: xà lách, súp lơ, cải kale và các loại cải khác. Vào mùa hè thì vườn có các loại dưa, mướp đắng, mướp ngọt, đậu bắp, đậu đũa… Mình trồng luân phiên quanh năm”, chị Tú nói.Nhờ đôi tay khéo léo của chị mà khoảng sân thượng 80 m2 lúc nào cũng tràn ngập màu sắc và đầy sức sống. Chị Tú cho biết thời gian đầu làm vườn chỉ dám trồng những loại rau đơn giản, dễ chăm sóc như: cải ngọt, rau đay, mồng tơi, rau dền. Dần dần sau khi đã có kinh nghiệm, chị chuyển sang trồng những loại cây khó hơn như: dưa, cà chua và các loại rau của nước ngoài. “Mình tham gia vào các hội nhóm trồng cây trên mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm của mọi người rồi áp dụng theo”, chị Tú cho hay.Vì có niềm yêu thích với việc trồng cây nên khu vườn trên sân thượng là do một tay chị Tú chăm sóc. “Mình tranh thủ mọi thời gian rảnh để trồng và chăm sóc khu vườn. Làm vì sở thích nên thấy rất vui”, người mẹ trẻ chia sẻ.Không chỉ có rau, quả mà khu vườn sân thượng của chị Tú còn có rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hướng dương, bách nhật, thược dược, cúc, hoa bất tử…Để có được khu vườn như hiện tại, thời gian đầu chị Tú đã bỏ ra chi phí khoảng 10 triệu đồng để làm giàn và khung kê chậu. Vì muốn tiết kiệm chi phí mua chậu, người mẹ trẻ tận dụng các thùng xốp để trồng cây. Vì khu vườn nằm ở trên sân thượng nên chị Tú cho biết khó khăn, vất vả nhất là lúc trộn đất và sau khi thu hoạch xong phải dọn dẹp thân cây mang vác xuống dưới nhà. Nhưng bù lại, hầu như quanh năm nhà chị Tú rất ít khi phải mua rau, quả bên ngoài, cả nhà có nguồn thực phẩm sạch ngay tại vườn.“Ngoài ra, khu vườn còn góp phần điều hòa không khí, đem lại bóng mát vào mùa hè, là nơi thư giãn thoải mái của cả nhà khi được ngắm rau xanh, trái ngọt”, chị Tú vui vẻ chia sẻ.Với kinh nghiệm trồng cây của mình, chị cho biết muốn cây tươi tốt thì cần đảm bảo đủ các yếu tố như nước, ánh sáng, phân bón và đất đủ dinh dưỡng. “Quan trọng nhất là cải tạo đất ban đầu, phải đảm bảo đất không có nấm bệnh, tơi xốp, đủ dinh dưỡng thì cây mới có lực để phát triển nhanh và đẹp. Sau đó là đến phân bón. Mình bón phân hữu cơ định kỳ cho rau mỗi tuần 1 lần”, chị Tú chia sẻ.Sau khi chia sẻ những hình ảnh về khu vườn trên sân thượng của mình trong các hội nhóm trồng cây, chị Tú nhận về nhiều lời khen ngợi và những bình luận “xin vía” trồng cây mát tay. “Mình thấy rất vui và sẽ có thêm động lực để tạo ra khu vườn ngày càng đẹp hơn”, chị nói.Sắp tới chị Tú dự định sẽ trồng thêm các loại rau quả như: dưa lưới, dưa leo, dưa bở sáp, các loại mướp cùng rau ăn lá dành cho mùa hè.
Người mẹ đơn thân không có tiền phẫu thuật
Chị Chang Nguyễn (39 tuổi, quê ở Hà Nội) hiện đang sống ở Pháp chia sẻ, mỗi khi nghe lời bài hát Ngày xuân long phụng sum vầy vang lên lại thấy nhớ quê nhà da diết. Xuất phát từ tình yêu quê hương, trân trọng các giá trị văn hóa, chị luôn cố gắng gìn giữ và bảo tồn những điều đẹp đẽ nhất dù ở đất khách quê người. Với phương châm đó, cứ 22 tháng chạp hàng năm, các anh chị em người Việt lại cùng nhau sum họp tổ chức gói bánh chưng. Dù ở đây các nguyên liệu không phong phú và dễ tìm như ở Việt Nam nhưng mỗi người góp một chân một tay tìm khắp nơi cũng có được khá đầy đủ các thứ cần thiết để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon nhất. Cách làm và những hình ảnh về bánh chưng do chị gói nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội. Chị cho biết, để bánh dẻo ngon thường chọn loại gạo nếp mùa hay nếp cái hoa vàng hạt bóng mẩy. Chị phải vo kĩ gạo tới khi nước trong trước khi cho vào gói.Mọi người muốn bánh chưng có màu xanh đẹp tự nhiên cần ngâm gạo nếp với nước lá dứa ép, nước củ giềng giã nát… Khi luộc bánh dùng nồi tôn có khả năng tạo môi trường kiềm giữ màu xanh của lá dong. Khi nấu được phân nửa thời gian bỏ bánh ra rửa qua nước sạch, thay nước luộc mới rồi nấu nốt thời gian còn lại. Trước khi gói chần lá với nước nóng vừa diệt khuẩn vừa giúp làm xanh bánh."Để bánh bảo quản được lâu cần vo gạo kỹ tới khi nước trong mới cho ra rổ để ráo nước. Sau khi luộc vớt ra phải rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt ở vỏ, để ráo rồi treo chỗ thoáng mát. Sau đó lấy vật nặng đè chặt để nén bánh cho ra hết nước giúp làm chắc bánh. Vỏ bánh khô bọc một lớp màng bọc thực phẩm hoặc hút chân không. Khi nấu thì phải căn giờ nấu cho gạo nở chín kỹ, tránh bị mốc từ nhân ra ngoài và cần nén chặt bánh trong nồi", chị Chang chia sẻ. Khi luộc bánh cần chuẩn bị đủ nước ngập bánh trong nồi và một thùng nước sôi nóng bên cạnh để tiếp khi nước trong nồi cạn dần. Không được đổ nước lạnh sẽ làm bánh chín không đều và lại gạo về sau. Không bảo quản bánh trong tủ lạnh mà chỉ để nơi thoáng mát.Với bánh tét, chị chị Nguyễn Thảo (ở Đà Nẵng) chia sẻ bí quyết nấu bằng nồi áp suất thành công đến mọi người. Chị ngâm nếp với nước cốt lá dứa, một ít cải bó xôi hoặc rau ngót, một ít muối trong 6 – 8 tiếng, để ráo nước. Đậu xanh chị vo sạch, ngâm nước và ít muối trong 4 – 6 tiếng, sau đó cho đậu vào nồi nấu trong 20 phút, trộn đều đậu xanh trong lúc nấu để không bị cháy. Chị rửa thịt heo với dấm và muối, trụng sơ thịt, thái từng khúc dài, ướp thịt với chút muối, nước mắm, tiêu, hành tím băm, hạt nêm."Nếu nấu bánh tét theo cách truyền thống phải nấu tầm 7 - 8 tiếng, phải canh lửa và thêm nước nóng cho nồi bánh. Còn bánh tét nấu bằng nồi áp suất có hai cách nấu: Nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất cao (high pressure) trong 40 phút và nấu bánh ở chế độ meat stew, áp suất thấp (low pressure) trong 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng tùy kích cỡ của bánh. Khi nấu mọi người nên đổ nước ngập bánh và nấu ở chế độ áp suất thấp. Bánh sau khi nấu ngâm vào thau nước lạnh và sau đó treo lên để ráo nước", chị Thảo cho hay.
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
MB trong cuộc cách mạng số ngành ngân hàng: Hành trình vươn tới vị thế tiên phong
Còn bạn thì sao, bạn có phải nấu nướng và dọn dẹp một mình trong khi chồng ngồi thư giãn trên ghế sofa?