Người dùng cần làm gì khi dữ liệu bị rò rỉ trực tuyến?
Theo Rhysh Roshan Rai: "Đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng xứng đáng sau 2 lượt trận bán kết (thắng đội Singapore tỷ số chung cuộc 5-1) và có mặt ở trận chung kết AFF Cup hoàn toàn đúng vị thế của mình. Cầu thủ Nguyễn Xuân Son quá hay, xứng đáng được ca ngợi khi không chỉ ghi bàn, kiến tạo, mà còn kết nối lối chơi cả đội. Nhưng với tôi, Hoàng Đức mới là cầu thủ đáng xem nhất ở trận đấu vừa qua. Một tiền vệ cừ khôi, thi đấu mạnh mẽ, điềm tĩnh, khéo léo và rất thông minh. Nếu có thẩm quyền, tôi sẵn sàng trao ngay quốc tịch Singapore cho anh ta ngay ngày mai. Thật tuyệt khi được có cơ hội xem Hoàng Đức thi đấu trong suốt những năm qua".Hoàng Đức nhận đánh giá rất cao từ Rhysh Roshan Rai, sau pha anh đi bóng ngoạn mục như làm xiếc qua 2 hậu vệ Singapore trước khi tung đường kiến tạo cho Xuân Son ghi bàn nâng tỷ số lên 2-0 ở phút 63. Đây được xem là dấu ấn chính thức khép lại mọi nỗ lực sẽ đảo ngược tình thế của các cầu thủ Đảo quốc sư tử.Cầu thủ Kyoga Nakamura ở phút 74 dù rút ngắn tỷ số còn 1-2 cho đội Singapore sau cú sút xa tuyệt đẹp. Nhưng theo Rhysh Roshan Rai, chính pha solo đỉnh cao của Hoàng Đức tạo cơ hội cho Xuân Son ghi bàn đã đánh gục mọi hy vọng của các cầu thủ Singapore. Bàn gỡ chỉ để chứng minh nỗ lực không bỏ cuộc của đội Singapore, trong khi thực tế rất khó thay đổi được bất cứ điều gì. Bàn thắng ở cuối trận của Tiến Linh từ chấm 11 m chỉ tô điểm thêm chiến thắng cho đội tuyển Việt Nam.Rhysh Roshan Rai và Shasi Kumar, đều là các cựu cầu thủ Singapore, cũng đánh giá về các tình huống được cho đã gây tranh cãi trong trận đấu. Tuy nhiên, trên tài khoản mạng xã hội X, cả 2 đều phần nào cho rằng trọng tài và VAR đã xử lý đúng các tình huống khi đội nhà để thua đội tuyển Việt Nam tỷ số 1-3 ngày 29.12."Mặc dù rất khó chịu, nhưng Faris Ramli đã việt vị sau pha đánh đầu của Shawal Anuar. Hình ảnh rất rõ ràng trong đoạn phát lại. Còn về lý do tại sao trọng tài được khuyên nên đến màn hình giám sát xem lại pha bóng, là vì một quyết định quan trọng cần được đưa ra, thì thực tế là khi đó vẫn chưa rõ ràng. Ông ấy cần xem lại. Còn về thẻ vàng của Safuwan Baharudin, có lẽ là do bất đồng quan điểm và được giữ nguyên", Rhysh Roshan Rai giải thích về các tình huống đội Singapore trải qua ở đầu trận nhưng bị VAR từ chối. Sau đó, đội tuyển Việt Nam giành lại thế trận trước khi có bàn mở tỷ số của Nguyễn Xuân Son từ chấm 11 m phút 45+1.Trong tình huống đội Singapore bị thổi phạt đền khi trung vệ Lionel Tan kéo ngã và làm rách áo cầu thủ Nguyễn Xuân Son trong vòng cấm, cựu cầu thủ Shasi Kumar xác nhận: "Về mặt kỹ thuật, đây là quyết định hoàn toàn đúng của trọng tài. Lionel Tan đã phạm lỗi với Xuân Son".Cũng theo Shasi Kumar: "Có nhiều lý do để người ta cảm thấy không thuyết phục, vì trận đấu diễn ra rất căng thẳng. VAR đã từ chối bàn mở tỷ số của đội Singapore do Faris Ramli đã việt vị trước khi Shawal Anuar đánh đầu ghi bàn. Sau đó, đội Việt Nam cũng bị từ chối 1 bàn thắng cũng rất khó xác định. Rõ ràng, mọi thứ diễn ra hết sức căng thẳng, những quyết định của VAR và trọng tài khiến bên nào cũng bị ức chế".Trong khi đó, trang ESPN Asia đánh giá: "Đội tuyển Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2024 là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng các cầu thủ Singapore cũng không có gì phải thất vọng, họ đã chiến đấu hết mình và ra về trong thế ngẩng cao đầu".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnGiá heo hơi hôm nay 17.4.2024: Vượt mốc 60.000 đồng/kg
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Thương hoài khoanh bánh tét chiên của bà ngoại!
Tham dự chương trình có GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Tường Lâm cho biết, tại phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra 3 gợi mở cho thanh niên trong thời đại mới. Trong đó, nêu bật nhiều nhiệm vụ đột phá xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới thuộc về thanh niên. Thanh niên là lực lượng xung kích, đi đầu trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Tiếp thu sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, với phương châm "Thanh niên Việt Nam yêu nước - khát vọng - đoàn kết - tiên phong - sáng tạo - tự tin bước vào kỷ nguyên mới", Ban Bí thư T.Ư Đoàn, Thường trực Đoàn Chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã thống nhất với ngành y tế, định hướng chỉ đạo Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp, triển khai các chương trình an sinh xã hội."Trong đó, với các mục tiêu là khẳng định và phát huy tinh thần yêu nước, khát vọng cống hiến của thanh niên qua những việc làm thiết thực; cùng ngành y tế, thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe.Đảm bảo rằng mỗi người dân, đặc biệt đối tượng yếu thế, được tiếp cận dịch vụ y tế một cách toàn diện; tăng cường năng lực tiên phong và sáng tạo trong kỷ nguyên số, phát huy khả năng đổi mới và sáng tạo để đạt được những bước tiến đột phá, trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân", anh Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh.Cũng theo anh Nguyễn Tường Lâm, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ đã và đang triển khai nhiều chương trình nổi bật góp phần xây dựng nền y tế minh bạch, công bằng và hiệu quả.Cạnh đó, để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, anh Nguyễn Tường Lâm cho rằng, cần tăng cường phát huy vai trò của các hoạt động tình nguyện trong mọi mặt của đời sống. Trong đó, thanh niên khối ngành y tế sẽ tiếp tục thực hiện tốt và tỏa sáng hơn nữa trong các hoạt động an sinh xã hội, lan tỏa sứ mệnh cao cả vì cộng đồng, vì nhân dân. Phát biểu tại chương trình, GS-TS Trần Văn Thuấn cho biết, năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực y tế của Việt Nam. Trong đó, 2 hoạt động nổi bật là tăng cường công tác phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường và tim mạch, giúp điều trị hiệu quả hơn; đổi mới công nghệ và đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành y tế, đặc biệt là ứng dụng AI và Big Data trong chẩn đoán và quản lý sức khỏe. "Trong những thành tựu đó, lực lượng thanh niên, thầy thuốc trẻ, với nhiệt huyết và khả năng tiên phong, đã trở thành lực lượng nòng cốt trong cách mạng số của ngành y tế", ông Trần Văn Thuấn khẳng định.Cũng theo ông Thuấn, năm 2025, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đổi mới và tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế trước các thách thức mới. "Chúng ta đặc biệt chú trọng đến tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho mọi người. Đổi mới công nghệ y tế toàn diện, tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại như AI, Big Data và y tế số. Tăng cường nâng cao nhận thức và hành động trong phòng chống bệnh không lây nhiễm, đặc biệt đối với bà con vùng sâu, vùng xa…" ông Trần Văn Thuấn cho hay.Tại chương trình, ban tổ chức đã tặng quà 10 gia đình chính sách; tặng quà 10 học sinh vượt khó; trao tặng quà, thiết bị cho Trung tâm Y tế H.Khoái Châu và Trung tâm Y tế H.Yên Mỹ; thăm, chúc tết mẹ Việt Nam anh hùng. Đồng thời các y, bác sĩ trẻ đã khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.000 người dân và sàng lọc ung thư cho 500 người có nguy cơ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 27.2.2024
Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Tân Yên (Bắc Giang), cho biết do nhiều huyện trong tỉnh bị mất mùa nên năm nay lượng doanh nghiệp dồn về mua vải ở Tân Yên tăng nhiều hơn những năm trước. Đến nay, đã có 9 doanh nghiệp đăng ký mua vải xuất khẩu ở huyện này với giá ký hợp đồng phổ biến 35.000 đồng/kg, cao hơn năm 2023 là 5.000 đồng/kg.