Atalanta: Sự trỗi dậy của 'Nữ thần'
Trong vòng 3 tháng ra mắt, thương hiệu này đã thu gần 1.300 đánh giá, trong đó tỷ lệ 5 sao chiếm đến 99%. Đặc biệt trên Shopee, sản phẩm của Queenam thường xuyên cháy hàng, tạo nên những đợt "săn" socola sôi động của giới trẻ.Điểm khác biệt then chốt giúp Queenam gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng chính là công nghệ sản xuất tiên tiến. Thương hiệu này đã mạnh dạn đầu tư công nghệ sấy lạnh ở nhiệt độ âm 40 độ C. Công nghệ này không chỉ giúp giữ nguyên hương vị tự nhiên của các nguyên liệu mà còn bảo toàn được màu sắc và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.Với nền tảng công nghệ hiện đại, Queenam đã táo bạo cho ra đời những dòng sản phẩm mang hương vị độc đáo. Bên cạnh các vị cơ bản, thương hiệu này còn khéo léo kết hợp socola với sữa chua, chanh tươi, cánh hoa hồng và đặc biệt là sầu riêng - một loại trái cây đặc trưng của vùng Đông Nam Á. Những sự kết hợp tưởng chừng "không tưởng" này lại tạo nên hương vị đặc trưng, thu hút giới trẻ nhờ tính mới lạ và độc đáo.Hướng đến phân khúc cao cấp ngay từ khi mới ra mắt, Queenam đặc biệt chú trọng vào chất lượng sản phẩm. Từ việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cho đến quy trình sản xuất đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi thanh socola trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua nhiều công đoạn kiểm định chất lượng, đảm bảo không chỉ về hương vị mà còn cả yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.Thành công nhanh chóng của Queenam trên thị trường không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm mà còn nhờ vào chiến lược marketing thông minh, đặc biệt là việc tập trung khai thác hiệu quả các nền tảng số. Thương hiệu này đã chọn Shopee và TikTok Shop làm điểm đến chính. Đặc biệt trên Shopee, Queenam thường xuyên góp mặt trong top trending của ngành bánh kẹo, thu hút lượng tương tác "khủng" từ người dùng.Một trong những chiến lược then chốt của Queenam là việc xây dựng mạng lưới influencer marketing bài bản. Thương hiệu đã khéo léo lựa chọn hợp tác với các KOL/KOC có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Gen Z như Thiện Nhân, Châu Muối, và Tina Thảo Nhi. Đặc biệt, thay vì những quảng cáo thông thường, các influencer này được khuyến khích chia sẻ trải nghiệm thực tế với sản phẩm, tạo nên những review chân thực và gần gũi.Song song với việc xây dựng hình ảnh, Queenam cũng rất tinh tế trong việc triển khai các chiến dịch khuyến mãi. Thương hiệu thường xuyên tung ra các ưu đãi độc quyền trên Shopee vào các dịp như 9.9, 10.10, 11.11 với nhiều hình thức hấp dẫn như flash sale, mã giảm giá riêng và combo quà tặng limited edition. Điều này không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm mà còn tạo nên văn hóa "săn deal" thú vị trong cộng đồng người hâm mộ thương hiệu. Nhiều bạn trẻ thậm chí còn lập nhóm chat riêng để thông báo cho nhau mỗi khi có đợt mở bán mới của Queenam.Bên cạnh đó, Queenam còn khéo léo tận dụng tính năng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội để thu hút sự chú ý của giới trẻ. Thương hiệu thường xuyên tổ chức các minigame, thử thách sáng tạo content và cuộc thi "review có tâm" với những phần thưởng hấp dẫn tạo nên cộng đồng fan trung thành, sẵn sàng chia sẻ và lan tỏa những giá trị tích cực của Queenam.Sau thành công vang dội trên các nền tảng thương mại điện tử, Queenam đang thể hiện tham vọng mở rộng thị trường thông qua chiến lược phát triển đa kênh. Không dừng lại ở việc chinh phục không gian mua sắm trực tuyến, thương hiệu này đang từng bước thiết lập mạng lưới phân phối offline một cách bài bản. Điều đáng chú ý là Queenam đã khéo léo định vị thương hiệu ngay từ đầu bằng việc chọn các đối tác phân phối cao cấp như chuỗi cửa hàng uy tín - những điểm đến quen thuộc của giới trẻ sành điệu và có khả năng chi trả cao.Bước đi tiếp theo của Queenam càng cho thấy tầm nhìn chiến lược khi thương hiệu đang trong quá trình đàm phán để đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị lớn tại Việt Nam. Động thái này không chỉ giúp sản phẩm tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín thương hiệu, khi các hệ thống bán lẻ hiện đại thường có những tiêu chuẩn khắt khe trong việc lựa chọn đối tác.Tham vọng của "tân binh" này không dừng lại ở thị trường nội địa. Queenam đang tích cực đàm phán với các đối tác nước ngoài để đưa sản phẩm socola mang đậm bản sắc Việt Nam ra thị trường quốc tế. Điều này thể hiện tầm nhìn xa của ban lãnh đạo công ty trong việc xây dựng một thương hiệu socola Việt có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Với lợi thế về công nghệ sản xuất hiện đại cùng những hương vị độc đáo mang đậm bản sắc Á Đông như socola sầu riêng, Queenam hoàn toàn có cơ sở để tự tin khi vươn ra biển lớn.Chiến lược phát triển của Queenam cho thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản. Từ việc xây dựng thương hiệu trên các nền tảng số, mở rộng kênh phân phối offline cho đến kế hoạch xuất khẩu, mọi bước đi đều được tính toán cẩn trọng và triển khai một cách có hệ thống. Kết hợp với việc thấu hiểu sâu sắc tâm lý và xu hướng tiêu dùng của giới trẻ, Queenam đang dần khẳng định vị thế của mình trong thị trường socola đầy cạnh tranh tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ là một "ngôi sao mới" trong ngành công nghiệp thực phẩm của đất nước.Làm thon mịn vòng 2 với công nghệ hút mỡ, tạo hình thành bụng tại FV
Sáng 9.1, đoàn công tác Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM phối hợp Công an TP.Thủ Đức và các đơn vị chức năng tổng kiểm tra an toàn về PCCC, cứu nạn, cứu hộ tại cảng Cát Lái (thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn).Thông tin với đoàn kiểm tra về công tác đảm bảo an toàn PCCC, đại tá Bùi Sĩ Tuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết cảng Cát Lái có mật độ khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất nước, hoạt động xếp dỡ hàng hóa diễn ra 24/24, trung bình mỗi ngày có gần 20.000 lượt phương tiện vận tải, thời gian cao điểm lên tới 25.000 phương tiện ra vào cảng.Cảng có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của TP.HCM và cả nước. Chính vì tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, lãnh đạo cảng đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ.Phương tiện và lực lượng PCCC tại chỗ được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, hiện đại luôn trong trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, ứng cứu nhanh khi gặp sự cố cháy nổ tại cảng.Tại buổi kiểm tra, đại tá Huỳnh Ngọc Quan, Phó trưởng PC07 đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và phương tiện, thiết bị của lực lượng PCCC tại chỗ của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.Phó trưởng PC07 nhấn mạnh dịp tết cận kề, lực lượng PCCC và cứu nạn cứu hộ của cảng cần hết sức cảnh giác, chú ý đến công tác phòng ngừa sự cố cháy nổ, thường xuyên rà soát, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị, dụng cụ PCCC.Đại tá Huỳnh Ngọc Quan đề nghị đơn vị chú ý đến các vị trí, khu vực trọng yếu, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao thì cần tăng cường lực lượng và phương án để chủ động ứng phó, xử lý với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra như khu vực tiếp nhiên liệu, vận chuyển xăng dầu trong cảng, chú ý hệ thống điện, nguồn điện dự phòng; sắp xếp, bố trí gọn gàng hàng hóa trong kho, phòng ngừa sự cố cháy nổ.Trước đó, đoàn cũng đã kiểm tra an toàn PCCC tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Bến xe Miền Tây. Qua đó, đoàn công tác nhắc nhở khắc phục những hạn chế, đảm bảo an toàn, phòng cháy nổ dịp tết.
Thất bại tại Việt Nam, Yadea chuyển hướng sang xe máy điện giá rẻ dưới 20 triệu
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Năm 2024, Trần Tâm cho biết tiếp tục nhận được cơ hội làm trang phục cho các hoa hậu dự thi những cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
Nguy cơ tai nạn vì đường thiếu vạch phân làn
Năm nay, S-Race mở rộng và phát triển chuyên biệt 2 thương hiệu S-Race Family và S-Race School. Với đa dạng các hoạt động như các thử thách chạy trực tuyến, cuộc thi ảnh/video, S-Race hứa hẹn mang đến những giá trị tích cực cho học sinh, sinh viên, khuyến khích các em tham gia tập luyện thể thao, gắn kết gia đình, nhà trường, cộng đồng trong hoạt động phát triển thể chất của thế hệ trẻ Việt Nam.