Gojek sẵn sàng 'bùng nổ' với dịch vụ gọi xe ô tô
Sự hợp tác này đánh dấu nỗ lực của hai đơn vị hàng đầu trong việc thúc đẩy một bước tiến quan trọng, góp phần hiện thực hóa chiến lược 'xanh hóa' ngành đóng tàu và cảng biển tại Việt Nam.Theo Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), lượng khí thải CO2 của ngành vận tải biển có thể tăng tới 130% vào năm 2050 so với lượng khí thải năm 2008. Tổ chức này cũng thống kê, hơn 90% lượng hàng hóa giao dịch trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển. Do đó, vận tải biển được xác định cần là một trong những ngành hàng đầu trong những nỗ lực giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Tại Việt Nam, ngành vận tải biển, đặc biệt là lĩnh vực đóng tàu và cảng biển cũng đang trong tiến trình chuyển đổi để hướng đến mục tiêu xanh hóa toàn diện. Theo kế hoạch chuyển đổi năng lượng xanh của Cục Hàng hải Việt Nam, toàn ngành cần phải ưu tiên việc giảm khí thải nhà kính, chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng sạch cho tất cả tàu và cơ sở hạ tầng, hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.Ông Đồng Mai Lâm, Tổng Giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia chia sẻ: "Để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi này, ngành đóng tàu và cảng biển cần thực hiện ba bước quan trọng: điện hóa, số hóa và giảm phát thải carbon. Schneider Electric và Van Der Leun có vị thế đặc biệt để hỗ trợ ngành công nghiệp này. Chúng tôi có chuyên môn và giải pháp để giúp khách hàng thích nghi với bối cảnh đang thay đổi và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không"."Việc hợp tác với Schneider Electric mang đến cho chúng tôi những giải pháp chất lượng hàng đầu cho khách hàng, đồng thời cũng tạo cơ hội để nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực hiện tại", bà Hoàng Hồng Điệp, Giám đốc điều hành Van Der Leun Việt Nam chia sẻ.Thông qua việc hợp tác, với thế mạnh sẵn có của hai đơn vị, Schneider Electric và Van Der Leun sẽ cùng nhau phối hợp để cung cấp, phát triển các giải pháp công nghệ, hứa hẹn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí giảm phát thải carbon. Các sản phẩm và giải pháp của Schneider Electric, bao gồm trạm sạc EV dành cho cảng biển sẽ được áp dụng cho các khách hàng của Van Der Leun trong lĩnh vực hàng hải và dầu khí. Ngoài ra, Schneider Electric sẽ cung cấp hỗ trợ về nhân lực, giá cả ưu đãi và dịch vụ hậu mãi để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong các hạng mục hợp tác.Army Games 2022 tại Việt Nam: Khai mạc cuộc thi 'Vùng tai nạn'
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Vì sao điều trị hiếm muộn mùa đông - xuân tỷ lệ thành công cao?
Theo ông Trần Duy Hội, Trưởng thôn Dịch Diệp, cây bồ đề đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc, đến nay cây vẫn khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, cành lá sum suê, xanh tốt, ngày càng có nhiều tán mọc chồng lên nhau, phát triển rộng lớn.
Ngày 8.3, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo.Buổi lễ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo, lãnh đạo EVN và các nhà thầu thi công và người lao động trên công trường.Theo EVN, Côn Đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo, đây cũng là một điểm du lịch sử, văn hóa và du lịch. Hiện nay, hệ thống điện huyện đảo chủ yếu dựa vào nguồn diesel với công suất hạn chế, khoảng 11,8 MW, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Để cung cấp điện cho biển đảo, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương giao EVN làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H. Côn Đảo. EVN giao Ban Quản lý Dự án Điện 3 (EVNPMB3) chịu trách nhiệm quản lý dự án.Dự án có tổng mức đầu tư 4.923 tỉ đồng, cấp điện áp 110 kV, với 103,7 km đường dây, gồm có 17,5 km đường dây trên không đi qua tỉnh Sóc Trăng. Cáp ngầm xuyên biển dài 77,7 km kết nối từ đất liền ra đảo; cáp ngầm dài 8,5km tại H.Côn Đảo; mở rộng TBA 220kV Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và xây dựng TBA 110/22kV GIS tại Côn Đảo.Theo EVN, sau khi hoàn thành công trình, tuyến đường dây cấp điện cho H. Côn Đảo với tổng công suất khoảng 29MW vào năm 2026, 55MW vào năm 2030 và 90MW vào năm 2035.Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo EVN khẳng định, lễ phát động phong trào thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án cấp điện cho Côn Đảo ngay trong năm nay. Theo đó, lãnh đạo, EVN yêu cầu EVNPMB3, các nhà thầu thi công, đơn vị cung cấp vật tư thiết bị và tư vấn thiết kế tập trung nguồn lực, tổ chức thi công liên tục 24/7, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực biển cho dự án.EVN cam kết huy động tối đa nguồn lực, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhân dân và người lao động trên công trường, phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Côn Đảo và tăng cường an ninh năng lượng biển đảo.
Lập dự toán kinh phí bồi thường
Ủy ban Chống tội phạm có tổ chức (PAOCC) của Philippines thông báo cảnh sát nước này đã bắt giữ hơn 450 người trong cuộc đột kích vào một công ty điều hành đánh bạc trực tuyến được cho là do người Trung Quốc điều hành tại vùng ngoại của thủ đô Manila hôm 20.2, theo AFP. PAOCC cho biết thêm các cuộc thẩm vấn ban đầu cho thấy địa điểm ngoại ô nói trên đã hoạt động như một trung tâm lừa đảo, nhắm vào các nạn nhân ở Trung Quốc và Ấn Độ thông qua các chương trình cá cược thể thao và đầu tư.Trong số những người bị bắt có 137 người Trung Quốc. "Chúng tôi đã bắt giữ 5 ông chủ người Trung Quốc", Giám đốc PAOCC Gilberto Cruz nói với AFP hôm nay 21.2, đồng thời cho biết thêm họ có thể phải đối mặt với các cáo buộc buôn người.Trong năm ngoái, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos đã cấm những công ty điều hành đánh bạc trực tuyến, hay còn được gọi là POGO. Có nhiều nguồn tin cho rằng các POGO đã bị các nhóm tội phạm có tổ chức sử dụng làm vỏ bọc để buôn người, rửa tiền, gian lận trực tuyến, bắt cóc và thậm chí là giết người."Cuộc đột kích này chứng minh rằng những người làm việc cho POGO trước đây vẫn đang tiếp tục các hoạt động lừa đảo của họ bất chấp lệnh cấm", ông Cruz nhấn mạnh. Ông Cruz trước đó nói với AFP rằng khoảng 21.000 công dân Trung Quốc vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động lừa đảo quy mô nhỏ hơn ở Philippines kể từ lệnh cấm đánh bạc trực tuyến.Cuộc đột kích hôm 20.2 là vụ mới nhất trong một loạt các vụ bắt giữ năm nay, trong đó có cuộc đột kích tháng 1 khiến khoảng 400 người nước ngoài bị bắt tại thủ đô Manila, cũng có nhiều công dân Trung Quốc.Viện Hòa bình Mỹ, có trụ sở tại Washington D.C, cho hay trong một báo cáo vào tháng 5.2024 rằng những kẻ lừa đảo trực tuyến nhắm vào hàng triệu nạn nhân trên khắp thế giới và thu về doanh thu hằng năm lên tới 64 tỉ USD, theo AFP.