Hơn 2.000 sinh viên tham gia chiến dịch Tình nguyện Mùa hè xanh 2022 tại Đồng Tháp
So Ji Sub là một trong những nam thần Hàn Quốc tuổi Tỵ rất được kỳ vọng trở lại trong năm nay. Anh dự kiến sẽ tái xuất với Mercy for None của Netflix. Phim thuộc thể loại tâm lý hành động, dựa trên truyện tranh mạng Gwangjang và do Choi Sung Eun làm đạo diễn.Trong Mercy for None, So Ji Sub thủ vai Nam Ki Joon, từng là thành viên của một băng đảng khét tiếng nhưng bất ngờ giải nghệ sớm, tận hưởng cuộc sống yên bình. Tuy nhiên, 11 năm sau, Nam Ki Joon buộc phải quay về thế giới ngầm để điều tra và trả thù những kẻ đã hại chết em trai của mình. Bên cạnh So Ji Sub, Mercy for None còn có sự tham gia của dàn diễn viên Hàn Quốc hùng hậu như Ahn Gil Kang, Lee Beom Soo, Gong Myung, Choo Young Woo, Jo Han Chul, Cha Seung Won, Lee Joon Hyuk… Phim chưa có lịch chiếu cụ thể. Sau So Ji Sub, thì đôi bạn đồng niên 1989 nổi tiếng Kim Woo Bin - Lee Jong Suk cũng hứa hẹn bùng nổ trên màn ảnh ngay trong năm tuổi. Kim Woo Bin sẽ gặp lại khán giả thông qua bộ phim All the Love You Wish For (hay còn gọi Everything Will Come True) của Kim Eun Sook, biên kịch đứng sau loạt sê ri đình đám Những người thừa kế, Hậu duệ mặt trời, Yêu tinh, Vinh quang trong thù hận…Everything Will Come True là một bộ phim hài tình cảm lãng mạn kể về thần đèn Genie (Kim Woo Bin đóng) và Ga Young (Suzy), một cô gái vô cảm. Ga Young vô tình gọi Genie ra khỏi chiếc đèn và được ban cho 3 điều ước. Từ đó, cả hai trải qua nhiều sự thay đổi. Tác phẩm đánh dấu màn tái hợp của Kim Woo Bin và Suzy sau 7 năm kể từ cái kết bi thương của phim Yêu không kiểm soát (Uncontrollably Fond). Phim do Lee Byeong Hun và Ahn Gil Ho cầm trịch. Đáng chú ý, Ahn Gil Ho và Kim Eun Sook từng làm việc chung trong hai mùa Vinh quang trong thù hận. Ngoài Kim Woo Bin và Suzy, Everything Will Come True còn quy tụ dàn sao Hàn Ahn Eun Jin, Noh Sang Hyun, Lee Joo Young…Tương tự Kim Woo Bin, Lee Jong Suk cũng chọn một sê ri truyền hình để trở lại. Mỹ nam tuổi Tỵ này đảm nhận vai Ahn Joo Hyung trong bộ phim truyền hình Seocho District. Ahn Joo Hyung được miêu tả là một luật sư có 9 năm kinh nghiệm, cư xử có phần tàn nhẫn và khắc nghiệt với người khác. Song, "bức tường yên bình" của Ahn Joo Hyung bắt đầu rạn nứt khi Kang Hui Ji (Moon Go Young đóng) xuất hiện. Song song với sự trở lại của Lee Jong Suk, Seocho District còn nhận được nhiều sự quan tâm nhờ cốt truyện thực tế, xoay quanh những luật sư và khắc họa hành trình trưởng thành của họ qua các vụ án có thể xảy ra ngay ở cuộc sống hằng ngày. Seocho District có sự tham gia của loạt sao Hàn như Lee Jong Suk, Moon Ga Young, Kang Yoo Seok, Ryu Hye Young, Lim Sung Jae… Tác phẩm dự kiến phát hành vào nửa đầu năm 2025.Ngoài So Ji Sub, Kim Woo Bin và Lee Jong Suk, khán giả cũng mong chờ những tài tử Hàn tuổi Tỵ tài năng như Park Hae Il, Ji Sung… trở lại màn ảnh trong năm nay. Đặc biệt, truyền thông và công chúng đổ dồn sự chú ý về Won Bin, nam diễn viên đình đám đã vắng bóng trong 15 năm. Nhiều người hâm mộ hy vọng Won Bin sẽ nhận lời đóng phim mới ngay trong năm tuổi của mình.U.23 Indonesia và U.23 Guinea tranh vé dự Olympic ở trận đấu kỳ lạ nhất thế giới
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời thủ môn Đặng Văn Lâm và HLV thể hình Bùi Thị Yến Xuân khi cả hai chính thức kết hôn sau 6 năm gắn bó. Trước đó, dù luôn xuất hiện bên nhau trong các sự kiện lớn nhỏ, cả hai vẫn giữ kín về chuyện tình cảm, không khoa trương nhưng lại vô cùng bền chặt.Cặp đôi từng khiến nhiều người ngưỡng mộ với tình yêu lâu năm, trải qua không ít thử thách về khoảng cách địa lý khi Văn Lâm thi đấu ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, tình yêu ấy vẫn vững bền, minh chứng rõ ràng nhất là vào đầu năm 2024, khi thủ môn số một của đội tuyển Việt Nam chính thức đưa bố mẹ sang ra mắt gia đình Yến Xuân. Không lâu sau đó, một đám cưới ấm cúng được tổ chức tại Nha Trang, nơi có biển xanh thơ mộng, chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng của 2 người.Chia sẻ với Kênh 14, khi được hỏi về cuộc sống sau hôn nhân, Yến Xuân cho biết không có quá nhiều thay đổi lớn, nhưng điều quan trọng nhất là cả hai ngày càng thấu hiểu nhau hơn."Thực ra, cưới nhau không làm mình yêu nhiều hơn hay ít đi, mà là giúp mình hiểu được giá trị của người bạn đời nhiều hơn. Có những điều trước đây mình không để ý, nhưng khi sống chung, mình thấy trân trọng anh ấy hơn. Văn Lâm là người sống rất có trách nhiệm, luôn đặt gia đình lên hàng đầu", cô nói.Ngoài việc chăm lo cho tổ ấm nhỏ, Yến Xuân vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê với lĩnh vực thể hình. Cô đã hoàn thành một dự án lớn vào năm 2024 – khai trương phòng tập gym riêng, nơi cô có thể vừa làm việc, vừa lan tỏa tình yêu với thể thao và lối sống lành mạnh đến nhiều người hơn: "Có một công việc mà mình đam mê giúp mình luôn giữ được sự cân bằng trong cuộc sống. Làm vợ một cầu thủ chuyên nghiệp, mình hiểu rằng mỗi người đều cần có không gian và sự nghiệp riêng, từ đó mới có thể đồng hành cùng nhau lâu dài mà không bị mất đi bản sắc của bản thân".Đón tết tại nhà chồng lần đầu tiên, Yến Xuân không giấu được sự hồi hộp nhưng cũng rất háo hức. Khi được hỏi về cảm giác khi bước vào vai trò nàng dâu mới, cô thẳng thắn chia sẻ: "Mình không nghĩ rằng làm dâu có nghĩa là phải gồng mình lên để làm hài lòng ai cả. Mình cứ chân thành là được. Gia đình chồng rất thoải mái và yêu thương mình. Mình không cảm thấy có sự xa cách hay áp lực gì cả".Với việc nhà chồng có sự pha trộn giữa hai nền văn hóa Việt – Nga, tết của gia đình Văn Lâm cũng có nhiều nét thú vị. Dù vậy, Yến Xuân vẫn hòa nhập rất nhanh. Cô chia sẻ: "Mẹ chồng mình rất chu đáo. Bà luôn cố gắng để mọi người trong gia đình cảm thấy thoải mái nhất. Năm nay mình có cơ hội phụ bà chuẩn bị mâm cỗ Tết, cảm giác rất đặc biệt".Nói về những phong tục trong ngày tết, cô hào hứng kể lại kỷ niệm đáng nhớ nhất: "Anh Lâm rất thích lì xì cho mọi người. Anh ấy cứ đi quanh nhà phát lì xì, ai cũng có phần. Mà buồn cười lắm, mình trêu anh ấy là lì xì cho vợ đi, thế là anh ấy lấy ngay một phong bao lì xì đỏ, nhưng trong đó không có tiền mà chỉ có một mảnh giấy nhỏ ghi: Chúc vợ luôn vui vẻ. Vậy mà mình vẫn cảm thấy rất hạnh phúc!".Cô cũng cho biết, tết năm nay đặc biệt hơn vì có thêm nhiều phong tục khác nhau nhưng cô vẫn cảm thấy vô cùng thoải mái. Đối với cô, quan trọng nhất vẫn là cảm giác gia đình sum vầy, chia sẻ những bữa cơm ấm áp và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.Kết thúc năm 2024 với nhiều dấu ấn, Yến Xuân không giấu được niềm hạnh phúc khi nhìn lại những gì cô đã đạt được. Bên cạnh sự nghiệp ổn định và một cuộc hôn nhân viên mãn, vợ chồng Văn Lâm - Yến Xuân cũng chuẩn bị chào đón thành viên mới trong gia đình. Con đầu lòng của cả hai là một bé trai.Cô tiết lộ rằng cả hai vợ chồng đều yêu trẻ con và cô đang ở những tháng cuối của thai kỳ. Để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ, Yến Xuân đã tìm hiểu rất nhiều về chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp cho giai đoạn thai kỳ, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, thoải mái nhất.Yến Xuân chia sẻ rằng cô không đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mà chỉ muốn tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Đối với cô, một năm mới ý nghĩa không nằm ở việc đạt được bao nhiêu thành tựu, mà quan trọng hơn là được sống hạnh phúc bên những người mình yêu thương.
6 cách được chứng minh ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả từ chuyên gia da liễu
Sáng 19.3, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình" đã tổ chức trao giải cho các cá nhân tập thể tham gia cuộc thi và đón nhận quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Cuộc thi với chủ đề "Tự hào, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" do Tỉnh ủy Thái Bình giao cho Tỉnh đoàn Thái Bình là đơn vị thường trực tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.2030 - 3.2.2025). Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên internet, chia thành 3 đợt, gồm 8 tuần thi. Nội dung thi bao gồm: tìm hiểu lịch sử mảnh đất, con người Thái Bình; các giá trị truyền thống, văn hóa của đất và người Thái Bình; tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ; những thành tựu của Thái Bình sau 135 năm xây dựng, phát triển và 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Sau 8 tuần thi, với gần 2,5 triệu lượt thi, cuộc thi hiện giữ kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Theo ban tổ chức, cuộc thi không chỉ thu hút cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh, mà còn lan tỏa đến người dân cả nước, kiều bào Việt Nam tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi thu hút trên 1.000 lượt người con Thái Bình, các du học sinh ở Úc, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc) tham gia.Cuộc thi đã xét, chọn 30 cá nhân đạt giải.
Buổi tối cuối tuần, tại sân pickleball trên đường Đồng Văn Cống, P. Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức (TP.HCM), chị Lê Anh vẫn đang miệt mài ngồi nhắn tin vào nhóm cộng đồng kêu gọi các thành viên đến tham gia ủng hộ. Chị Anh bộc bạch: "Tôi đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng cụm 3 sân pickleball, những ngày đầu thì người chơi cũng kha khá, nhưng thời gian gần đây khách đến vắng đi, tôi tìm hiểu thì các sân pickleball ở xung quanh bán kính 2 - 3km phát triển rất nhiều, khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Có sân khuyến mãi tặng quà cho khách, miễn phí nước uống cho khách; có sân tặng 1 tiếng miễn phí cho người chơi. Sân của tôi có giá 110.000 đồng/giờ thì sân kế bên giảm còn 105.000 đồng/giờ để cạnh tranh. Thậm chí có những sân gắn cả máy lạnh để phục vụ người chơi nhưng chỉ lấy phụ thu thêm 80.000 đồng/giờ, nếu không dùng máy lạnh thì chỉ có 100.000 đồng/giờ. Sân của tôi ban đầu lấy giá chơi cộng đồng (social) 80.000 đồng/người, đến bây giờ giảm giá xuống 60.000 đồng/người vẫn ít người chơi vì cạnh tranh quá lớn". Anh Nguyễn Việt Phát, quản lý một cụm sân pickleball cách đó không xa, cũng chia sẻ: "Cụm sân này là một trong những sân pickleball ra đời sớm nhất ở khu vực đảo Kim Cương, thời gian đầu rất đông khách, nhưng gần đây bỗng dưng khách vắng đi nhiều quá, những thành viên lâu nhất cũng ít thấy xuất hiện. Tôi khảo sát thì thấy các cụm sân mới ra đời gần đây đã liên tục tổ chức giải đấu, và các sự kiện khuyến mãi rầm rộ thu hút người chơi. Tôi phải báo cáo tình hình này cho chủ đầu tư, và sau đó quyết định tung ra chương trình cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, tặng áo, tổ chức tiệc nướng miễn phí để thu hút khách trở lại". Anh Hoàng Tuấn, chủ đầu tư một cụm 3 sân pickleball trên đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh (TP.HCM) bộc bạch: "Tôi đầu tư 3 sân pickleball cũng đã tốn gần 2 tỉ đồng, khách cũng có lai rai nhưng thật sự vẫn chưa được như kỳ vọng. Cũng may là khu đất này được người quen cho thuê với giá rẻ, nên còn cầm cự được, nếu không chắc phải bù lỗ nhiều hơn". Cụm sân ESE ở Q.7 (TP.HCM) cũng trong tình cảnh tương tự, khi phong trào pickleball mới khởi phát, cụm sân này ra đời ngay từ đầu nên khá đông khách, người chơi muốn đăng ký phải xếp hàng và phải đóng tiền trước, giá chơi theo hình thức soical trên 120.000 đồng/người, đến nay giá chơi đã giảm gần một nửa nhưng khách chơi vẫn có lúc đông lúc vắng. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tình hình phát triển sân pickleball đã nở rộ khắp nơi. Tại TP.HCM, khu vực phát triển sân pickleball nhiều nhất phải kể đến các khu vực Q.2 (cũ), Q.7, Q.10... Chỉ riêng đường Nguyễn Hoàng, Trần Não, P.An Phú, Q.2 (cũ) đã có hàng chục cụm sân cách nhau chỉ vài trăm mét, thu hút người chơi khá đông, tuy nhiên cũng tạo ra sự cạnh tranh rất lớn. Trên con đường này, có những sân nằm ở vị trí khá khuất và vắng vẻ, gần như bỏ trống vì không có khách đến chơi. Chị Đỗ Thị Nhung, chủ một tiệm spa tại Q.2, bắt đầu chơi pickleball được vài tháng, nhận định: "Tôi đi tham quan khá nhiều cụm sân để giao lưu và nhận thấy tốc độ phát triển sân thi đấu rất nhanh, thậm chí không thể nào trải nghiệm hết vì sân mới mở ra liên tục. Sân nào mới ra cũng có chương trình khuyến mãi để kéo khách, các sân cũ thì cũng ra sức cạnh tranh để giữ khách. Tôi thấy lượng người chơi cũng tăng lên, nhưng số sân thi đấu có lẽ đã quá nhiều. Đứng ở góc độ người chơi thì chúng tôi thấy điều này rất tốt vì có nhiều sự lựa chọn, giá cả cạnh tranh càng lúc càng rẻ hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn". Trên các diễn đàn pickleball, thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện khá nhiều thông tin sang nhượng cụm sân pickleball. Anh D.N, chủ đầu tư một cụm sân pickleball tại Q.12 (TP.HCM) cho biết: "Tôi đầu tư cụm sân này để cho thuê, nhưng người thuê chỉ kinh doanh vài tháng đã trả hợp đồng, nghỉ ngang, phải tạm thời đóng cửa. Bây giờ tôi phải đăng thông tin để tìm người thuê mới. Giá thầu cũ là 50 triệu đồng/tháng, chủ mới cũng có thể thương lượng lại". Anh Hồ Văn Hoàng, giám đốc một công ty truyền thông tại TP.HCM, tay vợt pickleball kỳ cựu nhận định: "Phong trào pickleball đang phát triển nhanh tạo ra một cộng đồng khá lớn, nhiều người trước đây chơi cầu lông, tennis, bóng bàn thậm chí tập yoga cũng đã chuyển sang chơi pickleball. Song song đó, các nhà đầu tư cũng xuống tiền để mở rộng, xây mới các cụm sân để đáp ứng nhu cầu. Điều dễ thấy là những cụm sân ra sau phải có lợi thế và đầu tư bài bản hơn để cạnh tranh. Ví dụ, kích thước sân phải chuẩn, hàng rào ngăn cách phải thuận tiện, có không gian ăn uống và chất lượng dịch vụ phải cao. Như vậy, có thể thấy đầu tư vào sân pickleball không phải dễ ăn như thời gian đầu mà phải cạnh tranh để tồn tại".
Đội Bình Định - Việt Nam về nhì tại giải đua thuyền máy F1 thế giới
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.