Thị trường smartphone tăng trưởng, nhưng Apple và Samsung 'rớt số'
Sau 1975 sống và làm việc tại TP.HCM. Ông là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyên Ủy viên BCH - Phó ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam; nguyên Phó chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM - Tổng biên tập tạp chí Nghề báo; Giảng viên Báo chí Đại học KHXH và NV TP.HCM và Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam.Vàng miếng SJC 'tụt áp', giảm thêm gần 2 triệu đồng/lượng trong chớp mắt
Người ta hay gọi kiểu đi như thế là "đi thực tế", nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi cứ đi, thầm mong mình sẽ gặp một cái gì, một cái cây, một con người, một cao nguyên đá, hay một ý nghĩ bất chợt mọc lên trong đầu. Sau những chuyến đi lên Hà Giang cùng anh Tuấn, một cán bộ người Kinh đã thành người bản địa, anh cực kỳ yêu thương và am hiểu người Mông, khi về Quảng Ngãi, tôi đã gặp được hình ảnh một… đám mây. Đó là 'Đám mây hình người thợ săn và con chó". Tôi rất vui, vì biết đây hình như là đầu đề cho bản trường mình sẽ viết về người Mông. Và tôi bắt đầu viết được vài trăm câu thơ. Có thể nói, đây là bản trường ca đầu tiên của một nhà thơ người Kinh viết về người Mông. Rồi, tôi bất ngờ gặp một con người, một thanh niên người Mông. Tôi đã gặp người ấy trên… Báo Thanh Niên. Đó là anh Vừ Già Pó, một người Mông không hiểu bị dụ dỗ hay tự nhiên lưu lạc sang Tàu. Và bị bắt làm nô lệ.
Thời tiết TP.HCM dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5: Quận nào nắng nóng gay gắt nhất?
Theo báo cáo kết quả kinh doanh, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) năm vừa qua đạt tổng doanh thu hơn 2.239 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2023. Trong đó, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đóng góp gần 1.680 tỉ đồng và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đóng góp gần 519 tỉ đồng. Doanh thu hoạt động nghiệp vụ gần như đi ngang so với năm trước, đạt 2,6 tỉ đồng trong khi doanh thu tài chính giảm tới 38%, còn hơn 38 tỉ đồng.Năm vừa qua, dù tăng khá mạnh song chi phí của VNX vẫn được giữ ở mức 2 con số, ghi nhận hơn 34 tỉ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 16% so với năm trước, đạt xấp xỉ 2.205 tỉ đồng và lãi sau thuế gần gần 2.204 tỉ đồng. Tương ứng mỗi ngày Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu lãi ròng hơn 6 tỉ đồng.Đáng chú ý, con số này không chỉ vượt xa kế hoạch ban đầu mà còn cao hơn cả chỉ tiêu mới cập nhật theo ý kiến của Bộ Tài chính cập nhật - đơn vị đại diện Nhà nước sở hữu 100% vốn tại VNX. Ban đầu, VNX đặt mục tiêu lãi sau thuế hợp nhất 1.423 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhờ tình hình kinh doanh khả quan, công ty đã hoàn thành 87% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau nửa năm. Do đó, cuối năm 2024, VNX đã mạnh tay nâng chỉ tiêu lợi nhuận thêm 40% lên 1.987 tỉ đồng. So với mức này, kết quả thực tế vẫn vượt 11% kế hoạch. Đây cũng là khoản lãi kỷ lục của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay.Kết quả kinh doanh vượt bậc của VNX được ghi nhận trong bối cảnh thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số, chủ yếu được thúc đẩy trong giai đoạn đầu năm. Trong khi đó, số lượng tài khoản chứng khoán cũng tăng mạnh với hơn 2 triệu tài khoản mở mới. Tính đến cuối năm 2024, tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam đạt khoảng 9,3 triệu đơn vị. Tổng cộng cả năm vừa qua, chỉ số VN-Index cũng tăng 12%...
Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương, đánh giá cao các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 40; nhấn mạnh thành công của các hoạt động tết Nguyên đán là điểm khởi đầu thuận lợi cho một năm mới tràn đầy thành công của đất nước.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng lưu ý một số vấn đề cần đánh giá, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Cụ thể là phát huy những hiệu ứng tích cực của Nghị định 168, cần tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hình thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông.Đồng thời, tiếp tục tăng cường tấn công trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, tội phạm lợi dụng lễ hội để hoạt động, không để tội phạm hoạt động phức tạp trở lại sau tết Nguyên đán; đánh giá tổng thể về nhu cầu tiêu dùng, sức mua dịp tết của người dân để có các giải pháp điều hành sản xuất, định hướng thị trường, "kích cầu" tiêu dùng trong nước...Về những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, cơ bản thống nhất với 9 nhóm nhiệm vụ đã đề ra, Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ tết, không để xảy ra tình trạng ăn tết kéo dài, lơ là công việc; tổ chức các lễ hội đầu năm bảo đảm an toàn, tiết kiệm, xử lý nghiêm các hình thức lợi dụng, biến tướng.Các ban, bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai Kết luận số 121 ngày 24.1 của T.Ư về tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, bảo đảm các cơ quan sau khi sắp xếp đi vào hoạt động ngay, không gián đoạn, không bỏ sót nhiệm vụ. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy.Tổng Bí thư đề nghị chuẩn bị chu đáo các nội dung kỳ họp Quốc hội tháng 2, nhất là những nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế. Cùng đó, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, nhất là các nhiệm vụ phải hoàn thành trong quý 1/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu quyết tâm thực hiện quyết liệt các chủ trương, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm 2025, tạo đà để tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Các cấp, các ngành triển khai ngay từ đầu năm các giải pháp giải ngân đầu tư công, tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển kinh tế - xã hội.Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 14.6.2024 và những nội dung sửa đổi về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; đưa vào sử dụng có hiệu quả phần mềm theo dõi tiến độ đại hội đảng các cấp qua ứng dụng VneID.Cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, củng cố niềm tin và sự đồng thuận xã hội về các mục tiêu phát triển đất nước; đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu sai trái, thù địch, các thông tin xấu, độc, nhất là trên môi trường mạng.
Người đưa đò ‘ươm mầm hạnh phúc’
Giáo hoàng Francis được đưa vào Bệnh viện Gemelli ở Rome vào ngày 14.2 sau khi bị khó thở nhiều ngày. Ngài được chẩn đoán bị viêm cả hai lá phổi.Reuters đưa tin Tòa thánh Vatican ngày 22.2 lần đầu tiên dùng từ "nguy kịch" để miêu tả tình trạng của Giáo hoàng Francis. Trong thông báo vào tối 22.2 (giờ địa phương), Giáo hội Công giáo cho biết người đứng đầu Tòa thánh đã trải qua "một cơn khủng hoảng hô hấp kéo dài như hen suyễn" vào sáng cùng ngày nên phải truyền ô xy lưu lượng cao."Tình hình của Đức Thánh Cha vẫn nguy kịch. Giáo hoàng vẫn chưa qua khỏi nguy hiểm", Vatican thông báo và bổ sung rằng Giáo hoàng vẫn tỉnh táo và ngồi ghế cả ngày dù tình trạng "nặng hơn hôm qua". "Vào thời điểm hiện tại, tiên lượng vẫn được đảm bảo", Tòa Thánh cho hay.Ngoài việc thở ô xy, Giáo hoàng Francis cũng được truyền máu vì kết quả xét nghiệm cho thấy lượng tiểu cầu thấp, liên quan chứng thiếu máu.Trước đó, cùng ngày, Vatican thông báo rằng Giáo hoàng Francis sẽ không chủ trì buổi lễ ngày chủ nhật, lần thứ hai liên tiếp ngài bỏ qua sự kiện này.Viêm hai lá phổi là tình trạng nghiêm trọng có thể gây viêm và để lại sẹo trên phổi, gây khó thở. Vatican miêu tả tình trạng của Giáo hoàng Francis là "phức tạp" do hai hoặc nhiều vi sinh vật.Hôm 20.2, hai trong số các bác sĩ của Giáo hoàng nói rằng người đứng đầu Giáo hội Công giáo có nguy cơ cao do tuổi tác và sức khỏe yếu. Bác sĩ Sergio Alfieri thuộc đội ngũ điều trị tại Bệnh viện Gemelli cho hay có nguy cơ nhiễm trùng phổi lan sang đường mạch máu và phát triển thành nhiễm trùng huyết, khi đó "có thể rất khó vượt qua".