Lao động ở địa bàn nào được tăng thêm lương tối thiểu vùng từ 1.7?
Mới đây, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) thông tin kết quả xác minh clip về những người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông gây xôn xao mạng xã hội. Cụ thể, vụ việc "người đàn ông trùm kín mít bấm đèn đỏ khiến xe dừng không kịp" được 1 tài khoản đăng trên Facebook thể hiện nội dung: vào khoảng 9 giờ 50 ngày 25.6.2024, tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa ghi lại cảnh một người đàn ông mặc đồ thường phục đứng ở trụ đèn tín hiệu giao thông bấm nút tác động để thay đổi màu đèn tín hiệu ở ngã tư, phía trước có phương tiện đặc chủng của lực lượng CSGT. Người quay video clip này còn nhận định sắp tới mức phạt vượt đèn đỏ tăng lên 330% và đưa ra dự đoán mô hình đồng chí mặc thường phục đứng bấm thay đổi đèn giao thông sẽ được nhân rộng.Theo xác minh của CSGT, người mặc thường phục chỉnh đèn tín hiệu giao thông là anh H.V.T - trật tự viên Thanh niên xung phong (TNXP), Công ty Dịch vụ công ích TNXP.Từ 6 giờ - 10 giờ ngày 25.6.2024, chị V.T.M.M - Trật tự viên TNXP được phân công điều hòa giao thông tại giao lộ Võ Trần Chí - Trần Đại Nghĩa. Đến khoảng 9 giờ 45, do không ăn sáng, chị M. bị tụt đường huyết, chóng mặt, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.Vào thời điểm này, anh H.V.T (cùng nơi công tác với chị M.) đi ngang chốt, nên chị M. nhờ anh T. vào hỗ trợ giúp điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông trong thời gian chị ngồi nghỉ ngơi gần đó để phục hồi sức khỏe."Toàn bộ video clip, kèm theo bài viết, âm thanh trong video clip là suy diễn một chiều, mang hàm ý xuyên tạc, vu khống, nhằm mục đích là để kích thích người xem tăng tương tác trong bối cảnh áp dụng Nghị định số 168/2024 về tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm, trong đó có hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Tài khoản đăng tải có dấu hiệu cố tình tạo hiệu ứng tiêu cực đối với người xem, làm mất an ninh trật tự trên không gian mạng", Phòng PC08 nhận định.Vụ việc gần đây nhất là ngày 17.1.2025, mạng xã hội lan truyền đoạn video clip người đàn ông mặc đồng phục của một hãng xe ôm công nghệ đứng điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông tại giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp (P.Phước Long A, TP.Thủ Đức). Người này thậm chí còn chỉ tay ra hiệu cho các phương tiện lưu thông trên đường.CSGT xác minh, người đàn ông trong đoạn video clip nói trên là ông N.V.T (50 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức), là tài xế công nghệ. Ông T. thường đỗ xe gần giao lộ Võ Nguyên Giáp - Đỗ Xuân Hợp để chờ khách.Ông T. thừa nhận hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông vào khoảng từ 12 - 13 giờ ngày 8.1.2025 tại giao lộ này. Do thường xuyên đứng gần quan sát lực lượng chức năng làm nhiệm vụ nên ông biết được cách chỉnh đèn tại chốt. Do đó, khi không có lực lượng CSGT và TNXP, thì ông T. đã tự ý mở tủ để chỉnh đèn tín hiệu giao thông với mục đích để đường thông thoáng, giảm ùn tắc giao thông và tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu của người khác hay vì lợi ích cá nhân.Khi phát hiện đoạn video clip lan truyền trên mạng xã hội, Đội CSGT Rạch Chiếc đã phối hợp Công an TP.Thủ Đức mời ông T. đến trụ sở Đội CSGT Rạch Chiếc làm việc. Tại đây, sau khi được CSGT phân tích, đánh giá hành vi, ông T. đã nhận thức được hành vi tự ý chỉnh đèn tín hiệu giao thông là không đúng, cam kết không tái phạm. Đội CSGT Rạch Chiếc đã lập biên bản vi phạm hành chính ông T. với lỗi vi phạm "Tự ý làm sai lệch đèn tín hiệu giao thông" được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 15 của Nghị định 100/2019. Đối với hành vi này, ông T. sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.Hiện nay, Phòng CSGT đã phối hợp Sở Giao thông vận tải khóa toàn bộ tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông. Phòng CSGT khuyến cáo người dân, chỉ có lực lượng CSGT mới có thẩm quyền sử dụng, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông. Hành vi tự ý chỉnh đèn giao thông, gây mất trật tự, an toàn giao thông sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi người dân có thông tin, hình ảnh về vụ việc vi phạm, tai nạn, ùn ứ giao thông hoặc cần phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tình hình tội phạm trên các tuyến giao thông trên địa bàn TP.HCM, có thể liên hệ qua: trực ban Phòng CSGT: 0693 187.521 hoặc hotline 0326 08.08.08.Sống ở TP.HCM: Tây Thy bán bắp nướng trả ơn 'TP.HCM tốt với cộng đồng LGBT'
Báo cáo mới nhất của USDA về thị trường gạo năm 2025 cho biết, tính tới ngày 7.1, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giá mạnh nhất trong số các nguồn cung ở châu Á với mức giảm đến 59 USD xuống mức 449 USD/tấn. Trong khi đó, đối thủ trực tiếp là Thái Lan cũng giảm 20 USD xuống 494 USD/tấn còn gạo Ấn Độ giảm 4 USD còn 444 USD/tấn. Pakistan là nước duy nhất giữ được giá gạo ở mức 452 USD/tấn do nước này bán được hàng cho Indonesia và Bangladesh.USDA dự báo: Sản lượng gạo toàn cầu năm 2025 giảm từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và Bangladesh. Philippines tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới với sản lượng kỷ lục là 5,4 triệu tấn. Nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới năm 2024 là Indonesia với 4,25 triệu tấn. Chính phủ Indonesia tuyên bố năm 2025 sẽ không nhập khẩu gạo nhưng USDA cho rằng vẫn sẽ nhập khẩu 1 triệu tấn.Trong khi đó, Nigeria sẽ tăng nhập khẩu thêm 200.000 tấn so với dự báo cũ lên con số 2,4 triệu tấn. Tương tự là Guinea cũng tăng 150.000 tấn lên 1,05 triệu tấn. Tại châu Á, đáng chú ý là Bangladesh năm 2024 nhập khẩu 200.000 tấn gạo thì năm 2025 tăng lên tới 900.000 tấn.Ở chiều ngược lại, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan trong năm 2025 dự báo ở cùng mức 7,5 triệu tấn. USDA không có dự báo về thị trường Ấn Độ - ông trùm về sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, năm 2024 khoảng 17 triệu tấn. Tuy nhiên theo Reuters, Ấn Độ đang đối mặt với lượng gạo dự trữ cao kỷ lục ngược lại dự trữ lúa mì thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm gần đây. Việc dự trữ lúa mì thấp cũng là điều mà chính phủ Ấn Độ cân nhắc đến nguồn cung gạo. Tại Việt Nam, thị trường nội địa những ngày cuối năm sức tiêu thụ tăng đáng kể. Trong khi đó việc giá gạo giảm mạnh cũng thúc đẩy hoạt động thu mua từ những thương nhân Trung Quốc. Theo một số doanh nghiệp, sau khi chạm đáy vào những ngày đầu năm 2025, từ giữa tuần này giá gạo quay đầu tăng trở lại
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM có hoạt động nổi bật nào trong năm 2023?
Trong không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tràn ngập, nhóm nông dân sân thượng của anh Phan Văn Liêm (50 tuổi, ở Q.Tân Phú) hào hứng tham gia hoạt động đoán cân nặng của những trái khổ qua, trái bầu với kích cỡ "khổng lồ" để nhận về những phần quà đón tết. "Nhóm chúng tôi gồm những thành viên có đam mê trồng cây sân thượng. Mọi người làm đủ ngành nghề, sống khắp các quận, huyện ở TP.HCM. Biết nhau qua mạng xã hội đã nhiều năm nhưng nhóm mới bắt đầu tập hợp sinh hoạt định kỳ khoảng 3 tháng nay vào mỗi tối thứ 6 hàng tuần", anh Liêm nói.5 năm qua, anh Liêm được cộng đồng yêu trồng cây sân thượng ở TP.HCM biết đến với việc trồng được những loại cây trái có kích thước khủng. Mọi người đặt tên cho khu vườn của anh Liêm là "vườn khổng lồ". Dịp tết, anh Liêm mời các thành viên đến thu hoạch rồi mang thành quả để tổ chức một trò chơi hấp dẫn."Thành quả được một giỏ khổ qua lớn, từng thành viên lần lượt nhấc lên để đoán cân nặng. Người nào đoán đúng hoặc gần đúng nhất với số cân nặng sẽ nhận được một chậu cây cảnh đặc biệt để về chưng tết", anh Liêm chia sẻ.13 kg, 10 kg, 8 kg... mỗi người lần lượt nhấc giỏ khổ qua và đưa ra con số dự đoán. Khi giỏ khổ qua được đặt lên bàn cân, mọi người hồi hộp xúm lại xem. Đồng hồ hiện lên con số 9,1, anh Nguyễn Danh (ở Q.8) - người bất ngờ vỡ òa khi được anh Liêm xướng tên với số cân nặng dự đoán gần đúng nhất là 9 kg. "Tôi làm nghề buôn bán, ngày nào cũng cân hàng hóa nên nhờ vậy mà dự đoán gần đúng. Món quà của tôi là một cây tùng la hán xanh tươi, rất phù hợp về chưng trong bàn khách dịp tết", anh Danh chia sẻ. Không để các thành viên khác chờ lâu, anh Liêm chọn một trái khổ qua lớn nhất, cho mọi người dự đoán số hạt bên trong. Ngoài ra, một trái bầu lớn của thành viên mang đến góp vui cũng được đem ra để đoán cân nặng nhận quà. Trò chơi và phần quà đều đến từ thành quả chăm sóc khu vườn sân thượng của các thành viên trong năm nên ai cũng rất vui và hào hứng. "Tuy ở TP.HCM không có nhiều không gian nhưng có sân thượng nhỏ cũng đủ để mọi người thỏa mãn đam mê trồng cây của mình. Đây là dịp để chúng tôi cùng nhìn lại thành của một năm làm vườn", chị Hải Đăng (50 tuổi, ở H.Hóc Môn) chia sẻ. Sau 3 năm trồng cây, chị Hải Đăng học được cách làm ra một loại men dùng để ủ rác hữu cơ thành phân bón cho cây trồng. Đến với buổi gặp mặt chị Đăng mang theo những túi men tặng cho mọi người với mong muốn mọi người sẽ tận dụng rác hữu cơ, rác nhà bếp hằng ngày của gia đình để làm nên phân bón. Các thành viên khác cũng mang đến các loại cây, hoa nhà trồng và các chậu sứ nhỏ để tặng cho nhau. Chị Mai Phan (61 tuổi) cho biết thích trồng cây từ lâu nhưng mãi đến năm 2020 khi biết đến nhóm anh Liêm trên mạng xã hội thì mới quyết định trồng cây. Đến với buổi gặp mặt cuối năm, chị Mai Phan mang theo những chậu sen đá nếp cẩm của nhà trồng đến tặng mọi người. Chị cho biết chậu trồng bằng sứ nhỏ xinh cũng được các thành viên tặng. Trồng được cây phát triển tốt và có thành quả tặng lại mọi người là điều chị thấy rất vui. "Nhờ những chậu cây nho nhỏ được cho trong các buổi gặp mặt, phiên chợ cây 0 đồng tôi mới có thêm động lực trồng cây. Nhờ có nhóm mà tôi học được nhiều kinh nghiệm và niềm vui trong cuộc sống", chị Mai Phan nói.Trước đó, vợ chồng anh Liêm trang trí khoảng sân nhà nhỏ bằng những chậu mâm xôi, vạn thọ, treo lồng đèn đỏ... tạo thành một không gian tết Việt. Vì thế, khi tham gia chương trình, các nông dân sân thượng mặc áo dài, áo bà ba với nhiều màu rực rỡ để cùng nhau chụp hình tết trong tiếng nhạc xuân rộn ràng.
Chương trình Vợ chồng son tập 598 với sự tham gia của Lê Thanh Thư (27 tuổi, kinh doanh spa tại Bình Định). Sự xuất hiện một mình của cô khiến MC Thanh Vân Hugo, Quốc Thuận bối rối. Bởi theo format, chương trình là không gian trò chuyện, chia sẻ của các đôi vợ chồng. Khi Quốc Thuận hỏi lý do Thanh Thư một mình tham gia chương trình, cô nghẹn ngào tâm sự: "Bạn tôi đã mất được 5 năm rồi". Theo đó, chồng của Thanh Thư là Hùng Anh, đã qua đời cách đây 5 năm vì tai nạn giao thông, để lại cô cùng hai con nhỏ. Tại chương trình, cô gái 27 tuổi nghẹn ngào trải lòng về những ký ức tình yêu và hôn nhân của mình với người chồng đã khuất. Thanh Thư cho biết, cô và Hùng Anh quen nhau khi cùng đi làm thêm và kết hôn chỉ sau 6 tháng tìm hiểu. "Tôi ấn tượng về bạn ấy là nghèo, nhìn hiền lành. Bạn quê ở Kon Tum, đi làm thêm và ở trọ tại Quy Nhơn. Bạn cũng có xe nhưng ít khi đi, tôi thường hay ghé để chở đi làm cùng, rồi đi chơi chung và nảy sinh tình cảm. Thời điểm đó tôi chỉ mới 21 tuổi, cả hai chưa yêu nhưng vì có bầu mà cưới. Sau này khi cưới rồi, về ở với nhau thì mới bắt đầu thương nhau", Thanh Thư bộc bạch.Thanh Thư kể thêm, cả hai kết hôn vì có thai song trước ngày cưới, cô lại phát hiện bị sảy thai. Dù vậy, đám cưới vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, được tổ chức tại Quy Nhơn và sau đó tổ chức thêm một lễ cưới ở quê chồng. Cô thừa nhận, thời điểm đó vì cả hai đều còn khá trẻ nên thường xuyên xảy ra tranh cãi, mẹ phải đứng ra giảng hòa. Đến khi cô mang thai đôi hai bé gái, tình cảm giữa hai người dần trở nên gắn bó hơn. "Quá trình mang thai rồi sinh con, tôi mới dần thương bạn vì sự chu đáo, quan tâm vợ con. Lúc mới sinh, tôi không có đủ sữa, bạn đi vòng quanh khoa sản để xin sữa về cho con. Đến khi về nhà, bạn cũng theo mẹ tôi đi xin sữa khắp nơi. Tôi thương bạn từ những lúc bạn chăm con. Nhưng đến khi con được 14 tháng tuổi thì bạn mất", cô chia sẻ.Sự ra đi đột ngột của chồng là cú sốc lớn đối với Thanh Thư, khiến cô trở nên lãnh cảm, tính tình cáu gắt, khó chịu với mọi người. Cô thừa nhận bản thân luôn phải tạo ra vỏ bọc mạnh mẽ, cố gắng gượng dậy dù trong lòng đau đớn. Thanh Thư nghẹn ngào: "Sau sự việc đó, gia đình vì tôi mà quyết định bán nhà để chuyển chỗ ở. Đoạn đường bạn ấy mất là khi đi về nhà tôi, bố mẹ chuyển đi chỗ khác để tôi không phải đi lại trên con đường đó nữa, không về lại nhà đó nữa. Tôi hiểu sự quan tâm và yêu thương mà mọi người dành cho mình, nhưng vẫn đang tự gồng lên. Ban ngày tôi cố gắng vui cười, trêu chọc mọi người. Đến tối, tôi lại khóc khi nhớ về kỷ niệm của cả hai. Đến tận bây giờ, tôi cũng chưa quên được và vẫn khóc mỗi khi nhớ về bạn. Nhưng tôi chỉ khóc một mình, không để cho ai biết". Tâm sự này khiến Thanh Vân Hugo và Quốc Thuận không kiềm được nước mắt.Suốt 5 trôi qua, Thanh Thư cho biết cô vẫn chưa có ý định mở lòng với ai. Khi ai đó thể hiện sự quan tâm dành cho mình, cô chủ động cắt liên lạc. Thanh Thư tâm sự nếu duyên số thì cô chấp nhận, nhưng không muốn được se duyên với ai. Ở thời điểm hiện tại, cô chia sẻ bản thân đã lấy lại được tinh thần khoảng 50% nhờ tình thương từ gia đình nội, ngoại.
Bức xúc cảnh tài xế xe tải và ô tô con ‘chèn ép’ nhau trên cao tốc
Ngày 31.12, Chi cục Thủy lợi Bình Định (thuộc Sở NN-PTNT) cho biết, đợt mưa lớn từ ngày 27 - 29.12 khiến 4.549 ha lúa và rau màu của nông dân trong tỉnh bị ngập, hư hỏng và nhiều diện tích đất không thể sản xuất, gieo trồng.Trong đó, H.Tuy Phước là nơi có diện tích lúa mới xuống giống bị ngập nhiều nhất tỉnh Bình Định. Ông Phạm Quang Ân, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tuy Phước, cho biết đợt mưa từ ngày 10 - 16.12 có 2.300 ha lúa bị ngập phải gieo sạ lại lần 2; đợt mưa từ ngày 22.12 đến nay tiếp tục có thêm 1.010 ha lúa vừa xuống giống tiếp tục bị ngập. Diện tích lúa bị ngập tập trung chủ yếu ở các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Hiệp và TT.Tuy Phước, gây thiệt hại lớn cho nhiều gia đình nông dân.Không chỉ thiệt hại về cây lúa, mưa kéo dài cũng gây cũng ảnh hưởng đến diện tích sản xuất rau màu, hoa tết của nông dân.Theo ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp (H.Tuy Phước), thường thì đầu tháng 12 hằng năm, nông dân xuống giống trồng khổ qua, dưa leo, hoa màu… để bán tết. Tuy nhiên, năm nay mưa lớn kéo dài nên đất trũng ướt, không thể gieo trồng trên diện tích 13,5 ha nên nhiều gia đình không có rau, nông sản… bán trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.Nhiều gia đình nông dân các huyện Tây Sơn, Phù Mỹ, TX.An Nhơn… ở tỉnh Bình Định cũng lo ngại mưa lạnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc trồng hoa và các loại rau, nông sản để bán trong dịp tết năm nay.Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh tổng hợp tình hình thiệt hại, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho nông dân khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai.