Cô bé 10 tuổi đã đặt chân đến 50 quốc gia mà không nghỉ học ngày nào
Lời di nguyện ấy như một ngọn lửa thắp sáng trong lòng anh P.L.T.N, khiến anh không thể chần chừ. Dù trong nỗi đau thương tột cùng khi phải chia tay người ba thân yêu nhất, anh N. đã nén chặt cảm xúc và quyết định thực hiện di nguyện của ba, cũng chính là tâm nguyện của cả gia đình. Anh hiến tặng giác mạc của ba mình cho những người thiếu may mắn, những người chưa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng cuộc đời.Vào lúc 15 giờ ngày 8.3, nén nỗi đau thương, anh N. liên lạc với Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 để xin hiến tặng giác mạc của người ba yêu quý. Anh N cho biết ba anh là ông P.C.N (75 tuổi), ông qua đời do bệnh lao phổi, tiểu đường. Khi anh gọi điện, ba anh đã rất mệt, thở dốc, mạch đã rất yếu. Biết thời gian không còn nhiều, anh quyết định thực hiện di nguyện của ba mình, cũng là tâm nguyện chung của cả gia đình - hiến tặng giác mạc của ông cho những người kém may mắn, giúp họ tìm lại ánh sáng trong cuộc sống. Trong khoảnh khắc giác mạc được lấy, anh N. hy vọng rằng một ngày nào đó, nếu có duyên, anh sẽ lại được nhìn thấy ánh mắt của ba mình.Anh N. chia sẻ: “Mong rằng giác mạc được hiến tặng sẽ tương thích và nhanh chóng được ghép cho những bệnh nhân đang cần, để họ có thể nhìn thấy được thật nhiều sự tốt đẹp trong cuộc sống”. Gia đình anh N. cũng hy vọng rằng sẽ có thật nhiều bệnh nhân bị giảm thị lực được phục hồi ánh sáng nhờ những giác mạc hiến tặng. Chiều 8.3, các nhân viên Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nhận được cuộc điện thoại từ anh N. (sống ở TP.HCM) với mong muốn hiến tặng giác mạc của ba. Ngay lập tức, bệnh viện triển khai các lực lượng nhân viên, ê kíp, trang thiết bị, tức tốc lên đường bay đến TP.HCM. Mục tiêu hàng đầu là thu nhận giác mạc của người hiến trong thời gian sớm nhất. Đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể, để mang lại hy vọng cho những người được giúp đỡ. “Khi chúng tôi đến, khung cảnh thật trang nghiêm. Cụ an nghỉ thanh thản, gia đình tề tựu xung quanh. Các y bác sĩ từ Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã kịp thời có mặt. Sau các thủ tục cần thiết, quá trình thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng và cẩn trọng" chị Nguyễn Trần Thùy Dương, cán bộ Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ. Mặc dù công tác thu nhận giác mạc diễn ra khẩn trương, nhưng không khí vẫn rất trang nghiêm và tĩnh lặng. Đến khuya, sau khi thu nhận giác mạc xong, cả ê kíp nhanh chóng di chuyển đến sân bay để trở về Hà Nội. Với hai giác mạc thu nhận được từ ông N., ít nhất hai người khiếm thị vì bệnh lý giác mạc sẽ có cơ hội tìm lại ánh sáng, mang theo niềm hy vọng mới cho những số phận bất hạnh. Chia sẻ với Báo Thanh Niên, anh N. cho biết trước đây anh từng là một nhà báo. Hiện nay, anh vừa tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ y học cổ truyền, đồng thời đang thực tập tại một bệnh viện ở TP.HCM. Anh chia sẻ rằng mục đích học y của anh là để có thể đồng hành và hỗ trợ ba mình trong việc trị liệu, tập luyện khi ông về già. Tuy nhiên, anh không ngờ rằng mình lại phải áp dụng những kiến thức y học vào việc chăm sóc cho ba quá sớm. Và cũng quá muộn để có thể cùng ông điều trị bệnh. "Mọi người nên cứng rắn hơn để cho ba mẹ phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Các phụ huynh viện nhiều lý do không đi bệnh viện khám đến khi bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì sức khỏe khó phục hồi như trước”, anh N. tâm sự.Chưa có thẻ căn cước công dân trước các kỳ thi, học sinh làm ở đâu?
Ngày 24.1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03) Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Hồng Thiết (42 tuổi), Hoàng Mạnh Cường (32 tuổi, cùng quê tỉnh Yên Bái), Huỳnh Ngọc Cẩm Như (33 tuổi, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), Nguyễn Thị Hồng Loan (30 tuổi, quê tỉnh Lào Cai) và Nguyễn Hoàng Yến Trang (30 tuổi, quê An Giang) để điều tra về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.Trước đó, ngày 25.12.2024, PC03 phối hợp Công an H.Hóc Môn phát hiện thùng container trên xe đầu kéo, dừng trước nhà kho trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng có biểu hiện nghi vấn nên kiểm tra.Qua đó, công an phát hiện bên trong là hàng hóa nhập lậu gồm thực phẩm, dung dịch tẩy rửa, phụ gia thực phẩm, Pin Lithium Ion, khí N20, tủ lạnh... ước tính trị giá hàng tỉ đồng, không khai báo hải quan.Kết quả mở rộng điều tra cho thấy, thùng container nói trên trước đó được Công ty TNHH Hoa Ban Mai khai báo nhập khẩu, theo tờ khai hải quan số 106824900600/A11 ngày 24.12.2024.Quá trình điều tra, công an phát hiện đây là đường dây vận chuyển trái phép hàng hóa do Phạm Hồng Thiết cầm đầu. Thiết tổ chức, thành lập các công ty ma, thực hiện khai báo gian dối, nhập khẩu trái phép hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam để tiêu thụ.Hiện vụ việc đang được Công an TP.HCM mở rộng điều tra, làm rõ.
Bạn có biết ruột và não tuy hai mà một?
Chiều 9.1, Bộ Y tế phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí toàn quốc Vì sức khỏe nhân dân lần thứ 2. Giải báo chí toàn quốc Vì sức khỏe nhân dân là dịp để lựa chọn những tác phẩm báo chí xuất sắc, đạt chất lượng cao, giàu ý tưởng sáng tạo, có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, phản ánh trung thực, phong phú về các lĩnh vực của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Lần này, giải báo chí có sự tham gia của các tác giả đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: Quảng Ninh, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bình Phước, Cà Mau, Gia Lai…Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết năm nay có hơn 600 tác phẩm và hơn 1.000 tác giả tham dự giải là minh chứng khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của các nhà báo, các cơ quan báo chí đối với ngành y tế. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, các tác phẩm dự thi đã bám sát các chủ đề lớn của ngành y tế. Trong đó, nhiều đề tài mới đã được đầu tư khai thác, phản ánh khá toàn diện và sâu sắc về lĩnh vực y tế. Qua đó đã góp phần gắn kết hơn nữa sự đồng hành của các tác giả với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đánh giá cao những kết quả của giải, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Kết quả đạt được của mùa giải lần này tiếp tục khẳng định tính chuyên nghiệp của giải thưởng. Các tác phẩm tham dự giải đã thể hiện sự hấp dẫn, mang hơi thở của báo chí hiện đại”.Tổng kết giải báo chí, ban tổ chức đã trao thưởng cho 59 tác phẩm đoạt giải. Báo Thanh Niên đạt giải ba ở loại hình báo in với tác phẩm Thâm nhập phòng mổ bệnh viện thẩm mỹ.Thực trạng hiện nay khám chữa bệnh không phép, trong đó có thẩm mỹ “chui” ngày càng phổ biến, mặc dù các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp. Bên cạnh đó, một số cơ sở có phép nhưng lại bất chấp quy định pháp luật, để người không có chứng chỉ hành nghề, “tay ngang” hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, làm tiền trong phòng mổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, “tiền mất tật mang”. Phóng viên Báo Thanh Niên cùng phối hợp thâm nhập thế giới phòng mổ thẩm mỹ, vạch trần thực trạng người không có chứng chỉ hành nghề, “tay ngang” hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, làm tiền trong phòng mổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Được thi đấu trên sân nhà ở trận chung kết lượt về đội tuyển Thái Lan nhập cuộc với tinh thần thần rất cao. Đội chủ sân Rajamangala cầm bóng 61%, tung ra 13 cú sút (nhiều hơn 3 lần so với đội tuyển Việt Nam) nhưng phải nhận thất bại 2-3. Đồng thời, Thái Lan cũng mất luôn ngôi vô địch AFF Cup 2024 vào tay đội tuyển Việt Nam khi thua với tổng tỷ số 3-5 sau 2 lượt trận.Ngay khi trận chung kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan khép lại, trang Khao Sod đã có bài viết với tiêu đề “1 trận đấu, 1000 sự kiện! Đội tuyển Thái Lan chỉ còn 10 cầu thủ, thua Việt Nam và bỏ lỡ chức vô địch Đông Nam Á”. Trang báo xứ Chùa vàng cho rằng đội tuyển nước nhà đã bị cuốn quá nhiều vào diễn biến trên sân, không thể hiện được bản lĩnh của mình để rồi mất chức vô địch.“Thua 1-2 trên sân của Việt Nam, Thái Lan dồn ép đối thủ từ những phút đầu nhằm tìm bàn thắng. Thế nhưng, đội bóng của ông Masatada Ishii một lần nữa nhận đòn đau khi Tuấn Hải mở tỷ số từ sớm. Cho đến phút 27, các CĐV Thái Lan trong sân đã được hò reo vang dội sau cú sút của Benjamin Davis, cân bằng tỷ số 1-1. Nửa sau hiệp 1, đội tuyển Thái Lan chơi khởi sắc cho đến phút 64 thì xảy ra bước ngoặt khi Supachok Sarachat tung cú sút xa đẹp mắt, gỡ hòa 2-2. Dù vậy, đến phút 74, Veerathep Pomphan phải nhận thẻ đỏ, đội tuyển Thái Lan lại liên tiếp nhận những cú đau bất ngờ. “Voi chiến” mất đi thế trận, bị cuốn vào lối đá của đối thủ, liên tục gặp sai lầm. Ngược lại, đội tuyển Việt Nam càng thi đấu càng bản lĩnh, có 2 bàn thắng ở những phút cuối. Thất bại 2-3 ngay trên sân nhà, Thái Lan ngậm ngùi nhìn Việt Nam lên ngôi vô địch lần thứ 3”, trang Khao Sod viết.Trong khi đó, trang Pattaya nhấn mạnh, những sự cố ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan như việc Xuân Son bị chấn thương hay bàn thắng gây tranh cãi khiến đội bóng của HLV Masatada Ishii không giữ được sự điềm tĩnh cần thiết.Trang Pattaya phân tích: “Sau bàn gỡ hòa 1-1, phút 30, tâm trạng của Thái Lan còn nhẹ nhõm hơn khi Việt Nam gặp tin dữ vì tiền đạo số 1 Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng, phải thay bằng Tiến Linh. Bắt đầu từ đây, hàng thủ của Thái Lan dường như cũng mất đi sự cảnh giác vốn có từ đầu trận. Tình huống thứ 2, sau khi thủ môn Việt Nam đưa bóng ra ngoài ở phút 62, cầu thủ Thái Lan ném biên, tiếp tục thi đấu trong sự phản ứng của cầu thủ Việt Nam. Supachok Sarachat ghi bàn, đầy tranh cãi nổ ra nhưng cuối cùng trọng tài cũng không bận tâm và công nhận bàn thắng. Thấy được đối phương bị ảnh hưởng tâm lý, cầu thủ Thái Lan bắt đầu đẩy cao nhịp độ nhưng chúng ta lại không có sự bình tĩnh cần thiết. Veerathep Pomphan chơi rắn từ đầu trận nhưng vẫn không hạ nhiệt và nhận thẻ đỏ. Hàng thủ phối hợp không tốt, Pansa Hemviboon lúng túng đá phản lưới nhà. Tệ hơn, đến phù bù giờ, hơn 50.000 CĐV Thái Lan ở Rajamangala còn chứng kiến bàn thua thứ 3, qua đó giúp Việt Nam hiên ngang vô địch”.Tờ báo thể thao hàng đầu của Thái Lan - Siamsport viết sau trận chung kết lượt về AFF Cup 2024: “Kể từ năm 1996, AFF Cup đã được tổ chức 15 lần. Trong đó, Thái Lan là quốc gia giành chức vô địch nhiều nhất: 7 lần. Nhưng rồi chúng ta vẫn chưa phá được "cái dớp" bí ẩn là giành chức vô địch 3 kỳ liên tiếp. Đau đớn hơn, lần này Thái Lan kết thúc giải đấu với chỉ 10 người, bị đội tuyển Việt Nam đánh bại ngay trên sân nhà”. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Ngôi sao điện ảnh Pháp từng đóng 'Life of Pi' sẽ phải ra tòa vào tháng 10 tới
Sau một năm gián đoạn, tổ chức Times Higher Education (THE) tại Anh hôm nay (18.2) đã công bố trở lại bảng xếp hạng các trường ĐH danh tiếng nhất thế giới về giảng dạy và nghiên cứu, với sự góp mặt của 300 đơn vị từ 38 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, đứng đầu 14 mùa thống kê liên tiếp là ĐH Harvard (Mỹ), còn Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và ĐH Oxford (Anh) cùng xếp thứ hai.Cùng trong tốp 5 trường danh tiếng nhất thế giới là ĐH Stanford (Mỹ) và ĐH Cambridge (Anh), đều đứng vị trí thứ 4. Các thứ hạng tiếp theo hầu hết thuộc về các trường tại Mỹ, Anh song có hai đại diện từ châu Á là ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) và ĐH Tokyo (Nhật Bản). Tất cả đều giữ nguyên thứ hạng so với lần thống kê trước đó vào năm 2023. Dưới đây là danh sách 10 ĐH danh tiếng nhất thế giới năm 2025:Ngoài tốp 10, một số ĐH đang tích cực tuyển sinh người Việt cũng đạt các thứ hạng cao trong bảng xếp hạng như ĐH Quốc gia Singapore (hạng 19), ĐH Melbourne (47) ở Úc, ĐH Hồng Kông (49). Riêng với Singapore, một trường khác là ĐH Công nghệ Nanyang cũng có thứ hạng cao (39). Và tại Đông Nam Á, ngoài Singapore, Malaysia lần đầu tiên có cơ sở giáo dục lọt vào bảng xếp hạng là ĐH Malaya (nhóm 201-300).Năm nay, THE cho biết đã cập nhật phương pháp xếp hạng các ĐH danh tiếng nhất thế giới, với mục đích đánh giá uy tín học thuật của các trường một cách toàn diện hơn. Có tổng cộng 6 tiêu chí xếp hạng chia thành 3 nhóm, gồm: số lượng phiếu bầu (chiếm 60% tỷ trọng), so sánh theo cặp (20%) và sự đa dạng của người bình chọn (20%). Dữ liệu xếp hạng được tổng hợp từ câu trả lời của hơn 55.000 học giả giàu kinh nghiệm và có uy tín trên toàn cầu.Bà Tania Rhodes-Taylor, Giám đốc truyền thông và đối ngoại ở King's College London (Anh), cho biết trước đây các trường thường không bàn tới yếu tố "danh tiếng". Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi các trường lọt vào tốp 200, đặc biệt là tốp 100, có thể tăng khả năng tuyển sinh quốc tế ở bậc ĐH, sau ĐH. "Thậm chí, có những chính phủ chỉ tài trợ cho sinh viên theo học ở các trường nằm trong tốp 100", vị giám đốc nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.