'Vỡ mộng' vì đi ăn, vui chơi theo lời giới thiệu của TikToker
Chia sẻ tại hội nghị tổng kết Bộ GTVT chiều 30.12, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9 km. Hiện thành phố đã đưa vào vận hành khai thác 21,5 km của tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km, đạt khoảng 4%.Với mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50 - 55%, sau năm 2035 đạt 65 - 70%, ông Thường cho hay Hà Nội đã đề xuất đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thủ đô "1 kế hoạch 3 phân kỳ".Theo đó, Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410,8 km đường sắt đô thị và giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045) phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 200,7 km nâng tổng số chiều dài hệ thống đường sắt đô thị lên khoảng 616,9 km.Thành phố đã nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm ưu tiên bố trí vốn đầu tư; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thủ đô; rút ngắn trình tự, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án.Hiện nay, đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM đã được Chính phủ thống nhất chủ trương báo cáo Bộ Chính trị và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 2.2025.Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ rút ngắn trình tự, thủ tục thời gian chuẩn bị đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện nhanh. Trong đó có khung chính sách thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.Ưu tiên tối đa bố trí vốn đầu tư cho đường sắt đô thị, trong đó đầu tư công đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt. Đồng thời, kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện quy hoạch các tuyến, ga đường sắt, khu đầu mối như tổ hợp ga Ngọc Hồi (diện tích khoảng 250 ha), kết nối chặt chẽ với các loại hình vận tải công cộng khác như buýt nội vùng, buýt liên vùng."Với các chính sách mang tính đột phá, TP.Hà Nội quyết tâm hoàn thành để hiện thực hóa "kỳ tích" đường sắt đô thị", ông Thường nhấn mạnh.Đề án du lịch gần 1.000 tỉ đồng ở Đồng Nai có gì để kêu gọi đầu tư?
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.
Giá xăng dầu hôm nay 11.3.2024: Đà giảm chưa dứt
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương những thành tựu mà tập thể cán bộ, giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học của Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã đạt được, đóng góp vào sự phát triển vượt bậc của ngành y tế. Tổng Bí thư cũng ghi nhận sự quyết tâm của Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng trong việc tập trung xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ đề ra các dự án Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm.Tổng Bí thư đề nghị, với vai trò là bệnh viện chiến lược, tuyến cuối của quân đội và cả nước, trong những năm tới, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cần tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, đổi mới quản lý.Trong đó, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tạo sự đột phá quan trọng về chất lượng chuyên môn, chất lượng chăm sóc phục vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong khám chữa bệnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn giỏi, y đức trong sáng, quan điểm phục vụ bệnh nhân tận tụy và chấp hành tốt các chế độ chuyên môn; xây dựng bệnh viện chính quy, khoa học, tiên tiến.Để giữ vững uy tín và tiếp tục phát triển bền vững, Tổng Bí thư đề nghị Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện, các giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, các nhà khoa học và tập thể cán bộ thầy thuốc bệnh viện tập trung xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.Tổng Bí thư lưu ý, bệnh viện cần không ngừng giữ vững và nâng cao toàn diện chất lượng chuyên môn về mọi mặt, lấy người bệnh làm trung tâm, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu dung, cấp cứu, điều trị; kết hợp chặt chẽ giữa điều trị với nghiên cứu khoa học, huấn luyện đào tạo và chuyển giao kỹ thuật.Tổng Bí thư cũng yêu cầu cần có những cơ chế, chính sách đãi ngộ, đầu tư, mở rộng thêm các chuyên ngành đào tạo về y khoa, tạo điều kiện thu hút đội ngũ y, bác sĩ tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học y học hiện đại, đưa nền y tế nước nhà tiến xa hơn nữa.Đối với công trình Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Tổng Bí thư yêu cầu, lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện cần quan tâm làm tốt công tác kỹ thuật để vận hành công trình đảm bảo an toàn, đúng quy định, khai thác hiệu quả các trang thiết bị hiện đại, tránh lãng phí, thất thoát.Đồng thời, giáo dục cán bộ nhân viên có ý thức tốt trong bảo quản, vận hành, sử dụng có hiệu quả, hiệu năng, an toàn và chất lượng công trình để phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của bộ đội và nhân dân.Các cơ quan của Chính phủ và Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ bệnh viện tiếp tục được đầu tư đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để ngày càng phát triển, sớm đạt tầm đẳng cấp quốc tế.Tòa nhà Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư có quy mô gồm 1 tầng hầm, 7 tầng nổi, diện tích sàn 19.684m2, bố trí 23 buồng bệnh (4 buồng bệnh VIP-A, 11 buồng bệnh VIP-B, 8 buồng bệnh VIP-C). Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm có quy mô 1 tầng hầm kết nối với đường hầm cụm công trình trung tâm và 7 tầng nổi với tổng diện tích sàn 15.379 m2 trên diện tích đất xây dựng 2.079 m2, bố trí 145 giường bệnh (có thể tăng lên 200 - 300% khi có dịch bùng phát), trong đó có 3 - 5 giường điều trị cách ly cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội khi cần. Hai tòa nhà còn có hệ thống kỹ thuật đồng bộ.
Theo các bài đăng trên mạng xã hội, đám mây độc lạ này xuất hiện ở khu vực bầu trời Bình Dương, Bình Phước sáng qua (25.2). Có thể thấy, hình ảnh đám mây trắng phủ khắp, ngăn cách với trời xanh tạo thành "ranh giới" rõ ràng. Bên trong đám mây, xen kẽ mây đen và mây trắng, tạo nên khung cảnh huyền ảo. Không chỉ ở 2 khu vực trên, một số người ở TP.Thủ Đức, Củ Chi (TP.HCM), Tây Ninh... cho biết cũng nhìn thấy đám mây kỳ lạ này trên bầu trời.Nhiều người nhận xét đây là đám mây lạ, lần đầu tiên được thấy trong đời. "Sao mà đẹp đến mê lòng", "Giống như nước biển bên đục bên trong", "Hôm nay trời mây rất đẹp", "Sao ngộ quá"... là những bình luận của cư dân mạng.Giải thích hiện tượng đám mây "phân ranh giới", ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, đây không phải hiện tượng dị thường. Hình dáng đám mây này thỉnh thoảng vẫn xuất hiện, ít cho mưa, nếu mưa cũng cường độ nhỏ. Thông thường, trời xanh, mây trắng là thời tiết tốt.Theo ông Quyết, trong quan trắc khí tượng thủy văn, mây được chia thành 3 họ (mây trên, mây giữa và mây dưới), 10 loại (mây tích vũ Cb, mây tích Cu...), 14 dạng (tơ sợi dày, hình móc câu , mây thành màn lớp...), 9 tính, 6 dạng phụ, 3 mây phụ...Mây rất đa dạng như vậy nên khi xuất hiện trên bầu trời, nhiều lúc chỉ xuất hiện 1 họ mây, nhưng cũng có lúc xuất hiện cả 3 họ và nhiều loại, nhiều dạng, nhiều tính khác nhau. Trên tầng khí quyển, không khí luôn chuyển động cả theo phương thẳng đứng và phương ngang, chuyển động rối... làm cho hình dạng, kích thước mây luôn thay đổi, đa dạng.Mỗi loại mây có cấu trúc nhau từ hạt nhân ngưng kết, hơi nước, đồng thời trong bầu khí quyển cũng có nhiều chất khí, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào mây, có lúc chúng ta nhìn thấy bầu trời xanh là do ánh sáng mặt trời tương tác với bầu khí quyển Trái đất. Phổ điện tử có thể nhìn thấy bao gồm các màu sắc khác nhau, trải dài từ ánh sáng đỏ sang ánh sáng tím, Mỗi màu sắc trong phổ điện từ lại có bước sóng khác nhau. Chẳng hạn, màu đỏ và cam có bước sóng dài hơn trong khi màu tím và xanh da trời có bước sóng ngắn hơn nhiều. Trong khí quyển, do có sự chênh lệch áp suất, nhiệt độ, nên luôn tạo nên hướng khối không khí có áp suất cao chuyển động về vùng áp suất thấp hơn, các phần tử khí trong khí quyển luôn chuyển động lên, xuống (thăng, giáng), chuyển động rối (nhiễu động).Như vậy mây hình thành, phát triển, tồn tại, tan rã luôn chịu tác động bởi sự chuyển động trong không khí và trong nội tại khối mây cũng luôn biến đổi, do đó hình dạng, kích thước, màu sắc rất đa dạng. "Hình ảnh mây phân tách rõ thành vùng riêng, phía trái màu xanh là khu vực không có mây, bên phải là mây màu trắng, đây thuộc họ mây dưới (mây SC), độ cao chân mây khoảng 1.200m, mây không phân bố thành nhiều đám, mà thành "ranh giới" rõ như vậy, có thể trong khí quyển khu vực này dòng gió chuyển động song song với rìa đám mây, phía bên phải không có sự hội tụ, nên mây không hình thành", ông Quyết giải thích.
Nhận định Leicester vs Crystal Palace (2g ngày 27.4): 'Bầy cáo' cần cảnh giác trước vuốt 'Đại bàng'
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, người dân TP.HCM ra đường vào ban ngày cảm thấy nắng, một số thời điểm oi ả; nhưng đêm đến lại se lạnh. Thời tiết TP.HCM đang thế nào?Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, sáng nay, TP.HCM mây thay đổi, trời nắng, không mưa. Nhiệt độ lúc 8 giờ là 25oC, độ ẩm 65%, gió đông bắc 2 m/giây.Ngày hôm qua, thời tiết TP.HCM mây thay đổi, ngày nắng, không mưa. Nhiệt độ giảm nhẹ. Tại Nhà Bè, nhiệt độ cao nhất là 31,8oC, thấp nhất 21,5oC. Trong khi đó, tại Tân Sơn Nhất, nhiệt độ ngày cao nhất là 33oC, thấp nhất 21oC. Như vậy, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm ở TP.HCM lên tới 12oC.Thạc sĩ Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ cho hay, thông thường, nhiệt độ thấp nhất ở TP.HCM thời điểm này từ 24 - 26oC, cao nhất 31 - 33oC; tức là chênh lệch giữa nhiệt độ ngày đêm chỉ khoảng 8 - 9oC. Vào những ngày có nắng nóng, nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 27oC, cao nhất từ 34 - 37oC; tức là chênh lệch ngày đêm khoảng 10oC.Như vậy, hôm qua chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở Tân Sơn Nhất lên đến 12oC, ở Nhà Bè chênh lệch khoảng 10oC nhiều ngày liên tiếp.Theo ông Quyết, mấy ngày qua, áp cao lạnh lục địa hoạt động với cường độ ổn định, vẫn tiếp tục khuếch tán xuống phía nam. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung bộ hoạt động mạnh. Với hình thế thời tiết này, thường trời sẽ ít mây do hệ thống trường phân kỳ trên cao chiếm ưu thế. Khi trời ít mây, bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất trở lại khí quyển sẽ mạnh, nói cách khác, nguồn nhiệt mà trái đất nhận được từ mặt trời vào ban ngày sẽ mất dần, nhanh vào sáng sớm, đêm; cộng thêm sóng lạnh từ áp cao lạnh lục địa ở phía bắc khuếch tán xuống và tính chất mặt đệm nên đêm, sáng sớm nhiệt độ giảm thấp, người dân cảm thấy se lạnh.Ban ngày nắng mạnh, nhất là buổi trưa, đầu giờ chiều, bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được lớn nhất, do ít mây trong tầng khí quyển tầng thấp che chắn. Do vậy, nhiệt độ không khí gần bề mặt đất tăng cao, gần tới ngưỡng nắng nóng (trên 35oC). Thời kỳ này khu vực Đông Nam bộ, TP.HCM chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm rất lớn, có khi lên tới hàng chục độ C, Nam bộ đang dần chuyển sang thời kỳ xuất hiện nắng nóng.Cơ quan dự báo khí tượng cho hay, hôm nay, áp cao lạnh lục địa có cường độ suy yếu. Trên cao áp cao cận nhiệt đới vắt qua Trung bộ hoạt động ổn định. Thời tiết Nam bộ mây thay đổi, ngày nắng, không mưa. Tại TP.HCM chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tiếp tục ở ngưỡng 12oC, dự báo cao nhất là 34oC lúc 14 giờ và đêm là 22oC.Dự báo thời tiết TP.HCM, Nam bộ từ 2 - 3 ngày tới, mây thay đổi, ngày nắng, đêm mưa. Sáng sớm có nơi có mù nhẹ, trời se lạnh. Nhìn chung, nửa đầu tháng 2, thời tiết vẫn còn khá mát, chỉ một vài ngày có nắng nóng cục bộ ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên chỉ sau 1 - 2 ngày có nhiệt độ 35 và trên 35oC thì nhiệt độ lại giảm ngay.Tới nửa cuối tháng 2, nắng nóng hầu hết vẫn chỉ xảy ra cục bộ nhưng thời gian kéo dài hơn; một vài ngày cuối tháng có khả năng xuất nắng nóng diện rộng ở khu vực trung tâm thành phố.Trong tháng, TP.HCM có thể xuất hiện một số cơn mưa chủ yếu gây ra bởi những nhiễu động gió đông. Một vài ngày cuối tháng, có khả năng có mưa do đối lưu nhiệt nên mưa rào và giông xuất hiện vào lúc chiều tối và có thể kèm theo giông, lốc, sét.