Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.ADC - ‘thần rừng’ huyền thoại của Liên Quân Mobile tuyên bố giải nghệ
Đầu tiên là ông lớn trong làng bất động sản, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 cho thấy doanh thu thuần đạt 65.243 tỉ đồng, tăng 139% so với cùng kỳ năm trước.Đây cũng là mức doanh thu cao nhất từ trước đến nay của Vingroup nhờ tốc độ bàn giao nhanh chóng các bất động sản tại các đại dự án, nhất là Vinhomes Royal Island (đảo Vũ Yên, Hải Phòng). Cùng với đó, mảng xe điện của Vingroup cũng ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc.Nhờ kết quả tích cực của quý cuối năm, Vingroup đã đạt mốc doanh thu năm cao kỷ lục với 192.159 tỉ đồng, xấp xỉ 7,5 tỉ USD quy đổi, tăng 19% so với năm trước đó. Sau khi trừ các chi phí, tập đoàn Vingroup lãi trước thuế hơn 16.720 tỉ đồng và sau thuế 5.251 tỉ đồng. Các con số này tăng 21,5%, 155,4% so với 2023 và đều vượt kế hoạch.Trong khi đó, Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán VHM) cũng có mức tăng trưởng ấn tượng khi trong công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt hơn 33.000 tỉ đồng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ của năm 2023. Sau khi khấu trừ chi phí, Vinhomes thu về khoản lợi nhuận ròng trong quý 4/2024 hơn 14.000 tỉ đồng, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ của năm 2023.Trong khi đó, lãi hợp nhất sau thuế cả năm 2024 là 35.052 tỉ đồng, tương đương 1,4 tỉ USD, tăng 4,5%. Như vậy, Vinhomes tiếp tục dẫn đầu ngành bất động sản trong nước về cả doanh thu và lợi nhuận. Để đạt được kết quả trên nhờ bàn giao đúng tiến độ các đại dự án đang triển khai, nhất là tại Vinhomes Royal Island ra hàng hồi tháng 3.2024.Một ông lớn khác trong ngành bất động sản cũng mang về kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 là Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán KDH). Công bố kết quả kinh doanh quý 4/2024 với doanh thu thuần đạt 2.048 tỉ đồng và lợi nhuận ròng 398 tỉ đồng. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận theo quý cao nhất của công ty trong 3 năm qua. Điều này giúp lũy kế cả năm 2024, doanh nghiệp bất động sản này ghi nhận doanh thu 3.279 tỉ đồng, tăng 57% và lợi nhuận ròng 810 tỉ đồng, tăng 13% so với năm 2023 và cũng vượt kế hoạch đề ra.Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý cuối năm 2024 với doanh thu thuần hơn 6.368 tỉ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ năm trước, đến từ việc bàn giao nhiều dự án trọng điểm tại TP.HCM, Long An, Đồng Nai. Tính chung cả năm 2024, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.196 tỉ đồng, gấp 2,2 lần năm trước. Các dự án bất động sản dở dang được ghi nhận như Izumi, Waterpoint giai đoạn 1 và 2, dự án Cần Thơ...Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với những con số ấn tượng. Doanh thu thuần đạt 1.844 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt gần 478 tỉ và 370 tỉ đồng. Cả năm 2024, doanh thu thuần đạt 2.017 tỉ đồng, tăng đáng kể so với 617,5 tỉ đồng của năm 2023.Kết quả này đặc biệt đến từ dự án Quy Nhơn Iconic giai đoạn 1 (tên thương mại của khu đô thị Bắc Hà Thanh). Dự án này có biên lợi nhuận thuần rất cao 37% (biên lợi nhuận trước thuế 24%), góp phần đưa lợi nhuận ròng quý 4 lên mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tổng tài sản cuối năm 2024 là 24.116 tỉ đồng, tăng 14,5% so với 21.068 tỉ đồng cuối năm 2023.Bước sang năm 2025, Công ty Phát Đạt sẽ tăng tốc triển khai các dự án lớn, không chỉ để củng cố vị thế mà còn nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Quy Nhơn Iconic vẫn là dự án trọng tâm, bên cạnh Khu nhà ở phức hợp Thuận An 1&2 tại Bình Dương đang hoàn thiện các bước pháp lý cuối cùng. Các dự án chiến lược như Q1 Tower tại Quy Nhơn, Bình Định, Khu phức hợp thương mại dịch vụ Như Nguyệt tại Đà Nẵng, Serenity Phước Hải tại Bà Rịa-Vũng Tàu và dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng tại Côn Đảo hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể vào doanh thu trong tương lai gần. Phát Đạt kỳ vọng các dự án này sẽ mang về 50.000 tỉ đồng doanh thu từ nay đến 2027.Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Avison Young Việt Nam, năm 2025 thị trường bất động sản sẽ duy trì đà phục hồi mạnh mẽ nhờ sự tham gia sâu hơn của dòng vốn FDI, tác động từ việc áp dụng các chính sách pháp lý mới và lực cầu duy trì ổn định ở các phân khúc chủ đạo.Trong đó, phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường nhờ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng... Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư cải thiện và chính trị ổn định, có tiềm năng trở thành cứ điểm sản xuất quan trọng. Nhu cầu dự báo gia tăng ở các loại hình như đất công nghiệp, nhà kho, nhà xưởng xây sẵn và cơ sở công nghiệp công nghệ cao.Phân khúc nhà ở được kỳ vọng khởi sắc hơn từ giữa năm 2025, chủ yếu nhờ các dự án căn hộ được gỡ vướng và dự án mới. Đô thị hóa và tiềm năng ở vùng ven các đô thị lớn và thị trường vệ tinh thúc đẩy phát triển nhà ở thương mại tầm trung, phổ thông hay nhà ở xã hội. Khu vực TP.HCM mở rộng (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh) và các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai sẽ là điểm nóng. Với thị trường phía bắc, những khu vực như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng cũng dự báo sẽ tăng trưởng tốt.Đối với phân khúc bất động sản tạo ra dòng tiền như văn phòng và bán lẻ cũng dự báo sôi động hơn với nhiều dự án mới, tạo ra sức cạnh tranh và sôi động trong các năm tới.Theo đánh giá của ông David Jackson, thị trường bất động sản Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển nhờ lực cầu tốt. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn một số thách thức như thủ tục pháp lý chưa tinh gọn, nguồn cung chưa đa dạng và cân bằng, cũng như mặt bằng giá tăng nhanh trong vài năm gần đây.Do vậy nhà đầu tư cá nhân nên nắm bắt các khuôn khổ pháp lý mới nhất, xu hướng thị trường và các chính sách quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng. Việc tìm hiểu thật kỹ về dự án gồm yếu tố pháp lý, tiến độ, tài chính và uy tín của chủ đầu tư cũng là điều hết sức cần thiết.Với nhà đầu tư có ý định mua lại dự án, thanh khoản và khả năng hoạt động hiệu quả thực sự của dự án sẽ là bài toán trong quá trình đàm phán của cả bên bán và bên mua. Thời gian thương lượng cũng có thể bị kéo dài do quá trình triển khai, áp dụng luật mới cần thời gian.Trong khi đó, với doanh nghiệp, chi phí đầu tư dự kiến tăng cao khi áp dụng bảng giá đất mới theo luật Đất đai 2024, cộng với giá vật liệu xây dựng... sẽ làm tăng các chi phí đầu vào. Vì vậy chiến lược tái cấu trúc, điều chỉnh sản phẩm theo đúng nhu cầu thị trường và tăng cường hợp tác sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp củng cố nội lực và phát triển bền vững.
Hồi ức một bến phà
Theo Bộ Công an, từ tháng 1 - tháng 10.2024, toàn quốc xảy ra 30 vụ trộm cắp trên máy bay đến, đi từ các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, trong đó có 33 đối tượng quốc tịch nước ngoài (sân bay Tân Sơn Nhất 22 vụ, với 25 đối tượng; sân bay Đà Nẵng 8 vụ, với 8 đối tượng).Bộ Công an cho hay, hoạt động trộm cắp trên máy bay của các đối tượng người nước ngoài có xu hướng gia tăng về số vụ vi phạm, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của hành khách, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng uy tín các hãng hàng không và uy tín của đất nước Việt Nam.Với quyết tâm này, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A08) đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ, rà soát, phát hiện hàng trăm đối tượng người nước ngoài có các dấu hiệu nghi vấn hoạt động trộm cắp trên tàu bay; phạm vi hoạt động của các nghi phạm không chỉ tập trung trên các tuyến bay đến, đi Việt Nam mà cả các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á.Theo Bộ Công an, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng rất tinh vi, hoạt động theo nhóm, có sự phân công nhiệm vụ giữa các đối tượng (trộm cắp tài sản, tẩu tán, che giấu tài sản bị đánh cắp). Các đối tượng thường xuyên nhập, xuất cảnh Việt Nam với tần suất dày đặc (lên tới hàng trăm lượt/năm, xuất và nhập cảnh trong 1 - 2 ngày); thay đổi chặng bay, hãng bay liên tục, quốc tế kết hợp với các chặng bay nội địa (Tân Sơn Nhất - Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất - Cam Ranh, Nội Bài - Đà Nẵng, Nội Bài - Cam Ranh…); đặt vé sát ngày bay, không có hành lý ký gửi; chọn vị trí ghế ngồi thuận lợi để thực hiện hành vi vi phạm; một số trường hợp mua vé hạng thương gia để trộm cắp tài sản có giá trị cao trong hành lý xách tay đựng trên hộc đựng hành lý.Bộ Công an cho biết, tính riêng đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo vệ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 20 - 27.12.2024), A08 đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng bắt 4 đối tượng là người nước ngoài trộm cắp tài sản của hành khách trên tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam.Theo Bộ Công an, đây là loại tội phạm mới, lần đầu tiên A08 khởi tố và xử lý hình sự. A08 khuyến cáo người dân khi đi máy bay cần nâng cao tinh thần cảnh giác và chủ động tố giác tội phạm với cơ quan chức năng khi phát hiện có dấu hiệu phạm tội.
Chiều 15.2, trao đổi với Thanh Niên, ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh (H.Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết trên QL15 đoạn qua địa phương vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô tô và xe máy, khiến hai bà cháu tử vong.Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ 10 cùng ngày, xe ô tô 5 chỗ mang biển số 38H-4958 (chưa rõ danh tính người điều khiển) lưu thông trên QL15 theo hướng TT.Hương Khê (H.Hương Khê) đi TP.Hà Tĩnh, khi đến địa phận thôn 12 (xã Hà Linh) thì bị mất lái, lao sang bên trái đường, tông vào xe máy do bà Nguyễn Thị Đ. (58 tuổi, ngụ tại xã Phúc Đồng, H.Hương Khê) điều khiển, chạy theo chiều ngược lại, phía sau chở cháu ruột là Phan Văn Đăng K. (7 tuổi).Vụ tai nạn khiến cháu K. tử vong tại chỗ, bà Đ. được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, tài xế xe ô tô đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường và chưa đến cơ quan công an trình diện.Tại hiện trường, chiếc ô tô và xe máy nằm sát mép đường QL15, đều bị hư hỏng nặng.Nhận được tin báo, lực lượng CSGT kiểm soát trật tự đường Hồ Chí Minh (Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh) phối hợp với Công an H.Hương Khê đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành khám nghiệm để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Kiếm tiền triệu dịp Giáng sinh nhờ 'hô biến' gỗ vụn thành cây thông, tuần lộc…
Chương trình beta của One UI 7 đã được triển khai cho dòng Galaxy S24 vào đầu tháng 12.2024 vẫn đang tiếp tục, và theo các báo cáo gần đây, việc triển khai bản ổn định có thể sẽ diễn ra vào khoảng tháng 3 tới.Một vấn đề đáng lo ngại hơn là một số thiết bị Galaxy sẽ không còn nhận được bản cập nhật hệ điều hành chính sau khi được nâng cấp lên Android 15.Danh sách các thiết bị sẽ ngừng nhận cập nhật kể từ sau One UI 7 bao gồm Galaxy S21, Galaxy S21+, Galaxy S21 Ultra, Galaxy Z Fold 3, Galaxy Z Flip 3, Galaxy A14, Galaxy A14 5G, Galaxy M33, Galaxy M14, Galaxy M14 5G, Galaxy F14, Galaxy Tab S6 Lite (2022) và Galaxy Tab Active 4 Pro.Mặc dù One UI 7 sẽ là bản nâng cấp cuối cùng cho các thiết bị nói trên nhưng chúng vẫn sẽ nhận được các bản cập nhật gia tăng của One UI 7 như One UI 7.1 và các bản vá bảo mật trong một thời gian.Người dùng các thiết bị trong danh sách trên nên cân nhắc việc nâng cấp lên các mẫu mới hơn. Tuy nhiên, việc này không cần phải vội vàng vì quá trình triển khai One UI 7 dựa trên Android 15 sẽ mất một thời gian để hoàn tất. Sau khi quá trình này kết thúc, Samsung có thể bắt đầu triển khai bản cập nhật One UI 7.1, mặc dù có thông tin cho biết sự chậm trễ của One UI 7 có thể dẫn đến việc hủy bỏ One UI 7.1.Nếu không quá gấp gáp trong việc cập nhật phần mềm, hãy xem xét đợi cho đến khi quá trình triển khai One UI 8 hoàn tất trước khi nâng cấp thiết bị. Phiên bản Android 16 ổn định dự kiến sẽ ra mắt vào khoảng tháng 6 và Samsung được cho là sẽ không trì hoãn việc triển khai One UI 8 như đã xảy ra với One UI 7.