Nhặt bóp tiền, chàng trai bán hành lá nhờ công an trả lại người đánh rơi
Người dân Palestine tại Dải Gaza đang xôn xao về thông tin Tổng thống Donald Trump muốn tiếp quản dải đất này và đưa người Palestine đến sống tại những nước Ả Rập trong khu vực.Vấn đề này trở thành một chủ đề nóng ở dải đất Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc xung đột gây thương vong rất lớn và buộc người dân phải phải không ít lần bỏ nhà cửa chạy loạn . Bà Wasayef Abed tại thành phố Deir el-Balah ở miền trung Gaza kể rằng mình nghe thông tin trên từ những người cùng sống trong khu lều tạm cư, và xem những lời của ông Trump là áp lực đối với người dân Palestine và các nhóm vũ trang ở Gaza như Hamas. "Tôi có thể nói với bạn rằng người dân ở đây sẽ không bao giờ chấp nhận việc di dời cưỡng bức. Họ có thể chịu đựng được việc sơ tán trong nước, nhưng việc buộc họ rời khỏi đất nước mình, như ông Trump đề xuất, sẽ không bao giờ có hiệu quả", Đài Al Jazeera dẫn lời bà phát biểu. "Điều tôi biết là mẹ tôi và tôi sẽ không bao giờ rời khỏi Gaza, bất kể chuyện gì xảy ra. Tất cả những gì chúng tôi đang chờ đợi bây giờ trở về ngôi nhà bị phá hủy của mình ở phía bắc", bà mói thêm. Cũng tại Deir el-Balah, ông Imad al-Qassas (60 tuổi) đã di tản từ phía đông đến trung tâm thành phố, nơi ông hiện sống với 6 người con trong lều vì nhà cửa đã bị phá hủy. Phản ứng của ông đối với phát biểu của ông Trump rất rõ ràng: "Điều đó là không thể!"."Cho dù chúng tôi đã phải chịu bao nhiêu sự tàn phá, hủy diệt và giết chóc trong cuộc chiến này, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi sẽ đi đâu? Ngay cả khi các cửa khẩu biên giới được mở và có sự di cư tự nguyện, tôi sẽ không bao giờ rời đi, bất kể hoàn cảnh của tôi khó khăn đến mức nào", ông nói.Theo ông, việc di dời cho dù có thu hút đến đâu, dù được cung cấp nhà cửa, tiền bồi thường hay các quốc gia tiếp nhận đi nữa thì nơi ẩn náu cuối cùng của một người là quê hương của họ."Đây là quê hương của chúng tôi và chúng tôi coi đó là thiêng liêng", ông nhấn mạnh.Trái với ông Imad, ông Khaled Maqbel (63 tuổi) và vợ là bà Iman (52 tuổi) không có phản ứng gì khi được hỏi về phát biểu của ông Trump."Kể từ khi 2 con gái và hai đứa cháu của tôi thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, tôi đã không còn quan tâm đến bất cứ điều gì nữa," bà Imam nói với đôi mắt ngấn lệ. Bà Iman đã sơ tán khỏi khu vực as-Saftawi ở phía bắc Gaza đến Deir el-Balah cùng chồng và các con cách đây một năm, và sau đó lại phải tản cư thêm 5 lần nữa."Chúng tôi không còn sức để nghĩ bất cứ điều gì, ông Trump hay những tuyên bố của ông ấy. Người dân Gaza đang chìm trong đau thương, bệnh tật và khó khăn sau chiến tranh. Họ thậm chí không có khả năng nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông Khaled phát biểu. Hai vợ chồng cực lực phản đối kế hoạch của ông Trump. "Chúng tôi đã hối hận khi rời khỏi miền Bắc, mặc dù chúng tôi đã bị ép phải rời đi dưới họng súng. Họ có thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ tuân theo ông Trump bây giờ không?" ông Khaled chất vấn.Ở một góc độ khác, anh Mahmoud Abu Ouda (23 tuổi) bán một quầy cà phê và trà nhỏ ở Deir el-Balah nói rằng mình muốn rời khỏi Gaza càng sớm càng tốt. "Cuối cùng, ông Trump sẽ buộc chúng tôi phải rời khỏi Gaza, giống như mọi người đã bị buộc phải di chuyển từ phía bắc vào phía nam trong chiến tranh. Nếu họ mở cửa khẩu Rafah [với Ai Cập], một số lượng lớn người sẽ rời đi ngay lập tức. Tôi sẽ là người đầu tiên ra đi", anh chia sẻ.Đối với anh Mahmoud, áp lực không thể chịu đựng được của cuộc sống ở Gaza sau chiến tranh khiến việc ở lại là điều không thể nghĩ tới. "Đây không phải là cuộc sống. Không có cuộc sống ở đây. Sau chiến tranh, không còn gì giữ chúng tôi ở lại đất nước này nữa", anh nói. Dù muốn rời khỏi Gaza, anh phản đối việc bị ép buộc phải rời đi, nhưng cũng không thấy có lựa chọn nào khác."Chúng tôi luôn bị ép buộc. Chúng tôi bị buộc phải chạy trốn từ phía bắc xuống phía nam. Chúng tôi đã chịu đựng cuộc chiến tranh trái với ý muốn của mình. Chúng tôi đã chịu đựng những vụ đánh bom trái với ý muốn của mình. Chúng tôi chưa bao giờ có sự lựa chọn", anh nói."Nếu rời đi là giải pháp cho các vấn đề của chúng tôi, thì hãy đi. Nếu họ chuẩn bị nhà cửa, công việc và cuộc sống thực sự cho chúng ta, thì hãy rời đi và chấm dứt câu chuyện Gaza", theo anh Mahmoud.Thanh niên này chia rằng quan điểm của mình đại diện cho một bộ phận đáng kể người trẻ Gaza đã phải chịu đựng rất nhiều trong chiến tranh.Kết hợp chăn nuôi bò sữa và du lịch để đột phá kinh tế Mang Yang
Trải qua 25 mùa giải, chúng tôi tự hào là nhà tổ chức sân chơi bóng đá chuyên nghiệp dành cho trẻ em. Đặc biệt, trong khuôn khổ của giải bóng đá thiếu niên U.13 năm nay, Ban tổ chức sẽ tổ chức hội thảo và giao lưu với HLV đội bóng Jubilo Iwata nhằm chia sẻ kinh nghiệm về công tác đào tạo huấn luyện bóng đá trẻ em Việt Nam - Nhật Bản, diễn ra vào ngày 5.7 tại TP. Nha Trang".
APL 2023: Saigon Phantom, V Gaming và Heavy HEAVY sẵn sàng chinh phục danh vọng
Khi ăn khoai lang, mọi người hãy ưu tiên ăn khoai luộc, hấp hay nướng, tránh ăn khoai chiên. Vì khoai chiên sẽ có nhiêu dầu mỡ, dễ gây tăng cân, theo Healthline.
Hùng cho biết hành trình đạp xe về quê nghỉ tết của anh chàng bắt đầu từ lúc 15 giờ, ngày 25.1 và kết thúc lúc 20 giờ, ngày 26.1. “Nếu chỉ tính thời gian đạp xe, không tính thời gian nghỉ ngơi thì mình hoàn thành chặng đường 230 km trong 12 tiếng đồng hồ. Ngày 25, mình đạp 100 km, sau đó nghỉ ngơi đến sáng ngày 26 thì xuất phát và hoàn thành 130 km còn lại. Tốc độ trung bình mình đi là khoảng 20 km/giờ”, Hùng nói.Với tâm thế đi để trải nghiệm nên Hùng luôn ưu tiên sự an toàn lên hàng đầu. “Cứ đạp được 50 km thì mình dừng lại nghỉ ngơi và ăn uống khoảng 15 - 30 phút. Ở ngày đầu tiên, vì xuất phát trễ nên sau khi đi được 100 km, mình đã tạm dừng nghỉ qua đêm để sáng hôm sau đạp tiếp vì nếu đạp xe xuyên đêm có thể sẽ gặp nhiều rủi ro”, chàng trai chia sẻ. Hùng cho biết hành lý mà chàng trai này mang theo khi đạp xe về nhà nghỉ tết, bao gồm: quần áo, máy tính, vật dụng quay video, bánh kẹo, nước uống… với tổng cân nặng khoảng 20 kg. “Vì hành lý mang theo khá nặng nên làm mình nhanh mất sức và hạn chế tốc độ lúc lên dốc. Có lẽ khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là khi đi qua đèo Bảo Lộc với nhiều khúc cua gắt, dốc dài và đường gồ ghề. Ban đầu dự định là mình sẽ đi cùng một bạn nữa, nhưng do bạn có việc đột xuất nên đã về trước. Vì đi một mình nên gặp khá nhiều khó khăn, nhưng vì muốn trải nghiệm mình vẫn tiếp tục”, Hùng chia sẻ. Chia sẻ về lý do về quê nghỉ tết bằng xe đạp, Hùng cho biết: “Vì mình rất thích khám phá, trải nghiệm những gì chưa từng làm và cũng muốn thử sức mình xem tới đâu. Hành trình này cũng là một bài kiểm tra thể lực cho mục tiêu lớn hơn là đạp xe xuyên Việt”. Hùng chia sẻ rằng có rất nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng không có ý định bỏ cuộc. Bởi vì mục tiêu là hoàn thành hành trình với tâm thế vui vẻ và mục tiêu quan trọng là trải nghiệm cũng như đối diện với bản thân những lúc khó khăn. “Thực ra thì chặng đường 230 km cũng không phải là quá dài, đặc biệt là đối những người đã tập luyện chạy bộ và thể lực tốt thì không có gì quá khó khăn”, Hùng nói.Qua hành trình đi xe đạp về quê nghỉ tết, Hùng cho biết đã tích lũy thêm được những vốn sống, kinh nghiệm và nhiều bài học. “Giúp mình tự tin hơn về bản thân khi dám nghĩ dám làm, kiên trì cho tới khi đạt mục tiêu. Sau chuyến đi này mình cũng nhận ra rằng không có gì là không thể, người khác làm được thì mình cũng làm được. Cứ đi rồi sẽ đến, quan trọng đừng bỏ cuộc”, Hùng chia sẻ. Từ kinh nghiệm rút ra được sau chuyến đi này, Hùng chia sẻ thêm: “Chuẩn bị thể lực và tinh thần là điều quan trọng nhất. Mọi người nên lên kế hoạch rõ ràng, chia nhỏ chặng đường và nếu được hãy đi cùng với nhiều người sẽ an toàn hơn. Dinh dưỡng cũng là điều cực kỳ quan trọng, đừng để bản thân bị khát hay bị đói trên đường đi. Hơn nữa, yếu tố an toàn vẫn là hàng đầu, đừng quyết định mạo hiểm những gì mình không thể kiểm soát. Hạn chế tối đa hành lý nặng, chỉ mang những gì thực sự cần, như: điện thoại, đèn pin, lương thực, tiền mặt. Khi đi buổi chiều, tối nhớ bật đèn pin và đèn hậu, mặc đồ sáng để người khác có thể nhận diện mình. Giữ sức để chinh phục những con dốc, đừng quá mất sức ở những đoạn đường bằng phẳng".Là người đã theo dõi hành trình đạp xe về quê của Hùng, anh Nguyễn Phi Hùng, ngụ tại chung cư Miếu Nổi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chia sẻ: "Mình cũng từng có những lần đạp xe chặng đường dài và khó. Vì vậy mình hiểu cái khắc nghiệt của hành trình đạp xe đường dài và vượt đèo như thế này. Khi Hùng chia sẻ là bạn sẽ đạp xe từ TP.HCM về huyện Di Linh, một quãng đường gần 250 km với nhiều con đèo và dốc thì mình cảm thấy lo lắng và cũng thiếu lòng tin. Tuy nhiên, mình đã theo dõi bạn qua từng chặng đường mà bạn cập nhật và cuối cùng Hùng đã làm được. Mình nghĩ chỉ có thể là ý chí mạnh mẽ và sự quyết tâm lớn cộng với nhiệt huyết của tuổi trẻ mới tạo nên kết quả này".
Trường chuyên nổi tiếng TP.HCM tăng 24% thí sinh thi lớp 10: Lời khuyên từ nhà trường
Theo số liệu cập nhật mới nhất từ Maoyan, nền tảng tổng hợp số liệu phòng vé xứ Trung, "ngựa thồ" Na Tra 2 vừa đạt tổng doanh thu hơn 7,495 tỉ nhân dân tệ (hơn 1 tỉ USD) ở ngày thứ 12 xuất xưởng, chỉ riêng tại thị trường Trung Quốc. Có thể nói đây là con số gây kinh ngạc cho những nhà quan sát phòng vé vì nhiều dự đoán đưa ra là phim sẽ rời rạp với tổng doanh thu gần 10 tỉ nhân dân tệ. Trước đó vào chiều 6.2 theo giờ địa phương, doanh thu của Na Tra 2 đã đạt trên 5,77 tỉ nhân dân tệ, chính thức vượt "bom tấn" Trường luật hồ trở thành phim ăn khách nhất trong lịch sử phòng vé nước này. Na Tra 2 chỉ tốn 8 ngày và 5 giờ tại rạp để vượt Trường luật hồ giành vị trí đầu bảng, còn Trường luật hồ mất đến 2 tháng để có thể giành vị trí quán quân là phim ăn khách nhất trước đây. Hiện danh sách các phim ăn khách nhất trong lịch sử phòng vé Trung Quốc gồm có: Na Tra 2, Trường luật hồ với doanh thu 5,775 tỉ nhân dân tệ (802 triệu USD), Chiến lang 2 với doanh thu 5,413 tỉ nhân dân tệ (791 triệu USD) và Xin chào Lý Hoán Anh với số tiền 5,035 tỉ nhân dân tệ (752 triệu USD) (các phim này đều chỉ chiếu ở Trung Quốc). Phòng vé trong dịp Tết Nguyên đán ở thị trường tỉ dân "chốt sổ" với tổng doanh thu 9,7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1,35 tỉ USD) tính từ ngày 28.1 - 4.2, tăng 18% so với mùa phim Tết năm 2024. Ra rạp từ ngày 29.1, phim Na Tra 2 hiện đã đạt mốc 1 tỉ USD như dự đoán tại thị trường trong nước và đang chờ xuất xưởng tại nhiều thị trường phim khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với doanh thu trên 1 tỉ USD, Na Tra 2 vượt bom tấn người đóng Star Wars: Episode VII – The Force Awakens năm 2015 với số tiền 936,7 triệu USD chỉ tại Bắc Mỹ để giành vị trí là phim ăn khách nhất mọi thời đại chỉ tại 1 thị trường. Tính đến 22 giờ ngày 8.2 theo giờ địa phương, Na Tra 2 đã có mặt trong top 50 phim điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại, theo Sina. Phim xếp vị trí thứ 50 sau phim hoạt hình Despicable Me 3 (2017). Còn ở danh sách phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại, phim xếp thứ 11, vẫn sau Despicable Me 3 và trước Finding Dory (2016). Phim Na Tra 2 từ khi ra rạp Trung Quốc đã được đón nhận tích cực. Nhiều nhà nghiên cứu phim ảnh, văn hóa đánh giá cao chất lượng phim và sự tác động về mặt văn hóa mà tác phẩm này mang đến cho khán giả không chỉ trong mùa tết mà còn đối với tình hình phòng vé nói chung. Na Tra 2 có diễn biến nối tiếp phần 1, kể về cuộc sống của Na Tra tam thái tử sau khi mâu thuẫn với Ngao Bính - xuất thân từ Ngao tộc ở đại dương, để bảo vệ người dân. Phim Na Tra 2 sẽ ra rạp Việt trong thời gian tới (chưa xác nhận lịch cụ thể), theo các đơn vị phát hành trong nước như BHD, CGV, Galaxy... Khán giả "đứng ngồi không yên" khi hay tin phim được mua bản quyền chiếu trong nước, còn phía các nhà phát hành cho biết họ đang tiến hành các thủ tục để hoàn tất các công đoạn còn lại. Đồng thời, thời lượng của phim khi ra rạp Việt cũng được xác nhận kéo dài 144 phút (tức 2 tiếng 24 phút) với tựa là Natra 2: Ma Đồng Náo Hải.