Điều chỉnh lực lượng quân đội tinh, mạnh và hiệu quả
Nếu lần đầu bước vào khoang nội thất một chiếc ô tô mới, chưa vận hành hầu hết đều nhận thấy khoang nội thất trên xe mới đều có mùi. Tuy nhiên, không phải mùi trên chiếc ô tô mới nào cũng giống nhau.Vậy mùi trong khoang nội thất ô tô mới xuất phát từ đâu là liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng là điều không phải ai cũng biết (!?)Thực tế, mùi trên ô tô mới nhiều người thường ngửi thấy đến từ các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất nhiều bộ phận trong nội thất ô tô, chẳng hạn như nhựa, ghế da, keo dán và nhiều loại bề mặt khác trên xe. Các hóa chất này hòa trộn với nhau khi bay hơi tạo ra một mùi mà chúng ta gọi là mùi của một chiếc ô tô mới.Những hóa chất này được gọi là VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Đây là một loại hóa chất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Những mùi trong nội thất ô tô mới có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi hoặc kích ứng mắt, mũi và cổ họng… với một số người bị dị ứng mùi lạ.Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy VOC từ ô tô mới gây ra các bệnh nghiêm trọng lâu dài. Thông thường sau một thời gian ngắn sử dụng, mùi trên nội thất ô tô mới sẽ dần bay hơi và biến mất.Mặc dù mùi trên ô tô mới không gây hại trong thời gian ngắn, nhưng việc giảm thiểu tiếp xúc với mùi hóa chất là điều nên làm. Có nhiều cách để mùi trên nội thất ô tô mới sớm mất đi.Đầu tiên, khi đỗ xe nên mở cửa sổ để thông gió để không khí lưu thông và để mùi thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, có thể sử dụng máy lọc không khí để làm giảm lượng VOC trong không khí bên trong xe hoặc sử dụng các sản phẩm hấp thụ mùi như cà phê rang có thể giúp hấp thụ mùi khó chịu.Hạn chế ngồi trong xe ô tô trong thời gian dài đặc biệt là khi thời tiết nóng. Bởi khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ đẩy nhanh tốc độ bay hơi của hóa chất. Theo kinh nghiệm của người dùng ô tô, sau khoảng 6 tháng, mùi trên nội thất ô tô mới sẽ dần biến mất.Lá lành đùm lá rách: Xót xa một gia đình 3 người bệnh nặng
Chị Lê Thị Hà (Q.Hà Đông, Hà Nội) từng là một sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành một giáo viên tiếng Anh đầy nhiệt huyết, mang trong mình những ước mơ vươn xa trong nghề giáo dục. Chị kết hôn và sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai mới 7 tháng tuổi.Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra vào năm 2003 khi chị Hà gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chị mất đi khả năng đi lại và một phần chức năng tay trái, khiến mọi ước mơ, hoài bão ở phía trước dường như sụp đổ.Những ngày tháng đầu sau tai nạn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với chị Hà. Từ một người phụ nữ năng động, tự do di chuyển và lao động, chị phải học cách thích nghi với đời sống phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Không đầu hàng số phận, chị Hà nỗ lực mỗi ngày và dần mở ra những cơ hội mới để quay trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình và những người bạn là điểm tựa tinh thần lớn nhất đối với chị Hà trong giai đoạn này. Năm 2012, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình của chị Hà với cuộc gặp chị Cao Thị Nga tại một lễ hội hoa ở Hà Nội. Hai người cùng tham gia nhóm trồng cây, hoa. Chị Nga đã giúp chị Hà vui vẻ hơn, họ chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tình bạn sâu sắc giữa hai người không chỉ giúp chị Hà vượt qua những ngày tháng khó khăn mà còn khai phá tiềm năng sáng tạo của chị qua việc viết văn và tham gia các cuộc thi sáng tác.Với khát khao mang đến cơ hội cho những người đồng cảnh, năm 2019, chị Lê Thị Hà tham gia Hợp tác xã Vụn Art - một tổ chức hỗ trợ người khuyết tật qua nghệ thuật tái chế vải vụn. Tại đây, chị không chỉ tạo việc làm mà còn truyền cảm hứng để các thành viên trong hợp tác xã tự tin hòa nhập với xã hội. Các sản phẩm của Vụn Art được yêu thích vì mang tính nghệ thuật và chứa đựng thông điệp về sự bền bỉ, giá trị của việc tái sinh - tương tự như hành trình vượt lên của chị Hà.Là người phụ trách mảng marketing online, chị Hà đã giúp Vụn Art tiếp cận nhiều khách hàng trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực đó, rất nhiều người khuyết tật đã có việc làm ổn định và khẳng định giá trị bản thân trong xã hội.Bên cạnh công việc tại Vụn Art, chị Hà còn duy trì một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em vào buổi tối. Chị mong muốn mang kiến thức và ngôn ngữ quốc tế đến gần hơn với các em nhỏ để các em có thêm cơ hội vươn lên trong tương lai.Trên sân khấu của Trạm yêu thương với những rổ vải vụn xung quanh chị Lê Thị Hà đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc. Cảnh tượng này không chỉ thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của chị Hà mà còn tượng trưng cho hành trình vươn lên từ nghịch cảnh. Những mảnh vải vụn trong tay chị được tái chế thành các tác phẩm mang thông điệp mạnh mẽ: "Không có gì là vô giá trị, ngay cả trong khó khăn, chúng ta vẫn có thể sáng tạo nên những điều đẹp đẽ".Cùng đón xem Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình nghị lực" về câu chuyện truyền cảm hứng của chị Lê Thị Hà và những người bạn sẽ được phát sóng lúc 10 giờ ngày 4.1 trên kênh VTV1.
Giá USD tăng cao, nhiều doanh nghiệp bị lỗ tỷ giá hàng trăm tỉ đồng
Chiều 9.1, Bộ Y tế phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí toàn quốc Vì sức khỏe nhân dân lần thứ 2. Giải báo chí toàn quốc Vì sức khỏe nhân dân là dịp để lựa chọn những tác phẩm báo chí xuất sắc, đạt chất lượng cao, giàu ý tưởng sáng tạo, có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, phản ánh trung thực, phong phú về các lĩnh vực của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Lần này, giải báo chí có sự tham gia của các tác giả đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: Quảng Ninh, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bình Phước, Cà Mau, Gia Lai…Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết năm nay có hơn 600 tác phẩm và hơn 1.000 tác giả tham dự giải là minh chứng khẳng định sự quan tâm, ủng hộ của các nhà báo, các cơ quan báo chí đối với ngành y tế. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, các tác phẩm dự thi đã bám sát các chủ đề lớn của ngành y tế. Trong đó, nhiều đề tài mới đã được đầu tư khai thác, phản ánh khá toàn diện và sâu sắc về lĩnh vực y tế. Qua đó đã góp phần gắn kết hơn nữa sự đồng hành của các tác giả với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đánh giá cao những kết quả của giải, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: “Kết quả đạt được của mùa giải lần này tiếp tục khẳng định tính chuyên nghiệp của giải thưởng. Các tác phẩm tham dự giải đã thể hiện sự hấp dẫn, mang hơi thở của báo chí hiện đại”.Tổng kết giải báo chí, ban tổ chức đã trao thưởng cho 59 tác phẩm đoạt giải. Báo Thanh Niên đạt giải ba ở loại hình báo in với tác phẩm Thâm nhập phòng mổ bệnh viện thẩm mỹ.Thực trạng hiện nay khám chữa bệnh không phép, trong đó có thẩm mỹ “chui” ngày càng phổ biến, mặc dù các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp. Bên cạnh đó, một số cơ sở có phép nhưng lại bất chấp quy định pháp luật, để người không có chứng chỉ hành nghề, “tay ngang” hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, làm tiền trong phòng mổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, “tiền mất tật mang”. Phóng viên Báo Thanh Niên cùng phối hợp thâm nhập thế giới phòng mổ thẩm mỹ, vạch trần thực trạng người không có chứng chỉ hành nghề, “tay ngang” hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ, làm tiền trong phòng mổ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.
Hương vị quê hương: Cá bịp ăn rồi đến lúc ngủ mơ vẫn thèm
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.