Nữ chính 'Đóa hoa mong manh' ly hôn chồng trong 'Mình yêu nhau, bình yên thôi'
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.Chiến sự Ukraine ngày 813: Tổng thống Zelensky tới Kharkiv giữa tình thế vô cùng khó khăn
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Quảng Nam: Bị phạt vì bình luận thông tin xuyên tạc về vụ phát hiện xác chết
Trong 6/8 đội ở bảng E (khu vực TP.HCM) đã chính thức lấy vé vào vòng play-off, đáng ngạc nhiên hiện có đến 3 đội là những gương mặt mới. Trong khi 2 đội cựu trào, Trường ĐH Văn Lang và Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã dừng bước ngay vòng loại.3 đội là những gương mặt mới vào vòng play-off mùa lần III - 2025 cúp THACO, gồm các đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đứng đầu nhóm 3) với thành tích 3 trận toàn thắng, trong đó có trận thắng then chốt đội Trường ĐH Văn Lang tỷ số 1-0 ngày ra quân 29.12.2024; đội Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (nhóm 4) có 2 thắng, 1 hòa; và đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (nhóm 5) cũng có 2 thắng, 1 hòa.Đội đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM (nhóm 1) vào vòng play-off, sau khi lội ngược dòng ngoạn mục để giành ngôi đầu bảng sau khi đội Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM với tỷ số 0-2 ở trận ra quân. Đội bóng của HLV Phạm Thế Vinh tthắng đội Trường ĐH Tài chính - Marketing tỷ số 7-1, và thắng đội Trường CĐ Bách khoa Sài Gòn tỷ số 3-0 để đi tiếp.đi tiếp đầy ngoạn mục2 đội còn lại là Trường ĐH Văn Hiến (nhóm 2) và Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM (nhóm 6), đều quá xứng đáng đi tiếp khi cùng có 3 trận toàn thắng ở nhóm đấu của mình. Đặc biệt, đội Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Văn Tuấn, cựu cầu thủ đội CSG trước đây, càng thi đấu càng hay và trở nên mạnh hơn so với mùa lần II - 2024.Một đội cựu trào nữa cũng có thể giành vé vào vòng play-off là đội Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (nhóm 7), nếu hòa hoặc thắng đội Trường ĐH Kinh tế TP.HCM trong trận then chốt lúc 15 giờ ngày 11.1.Ở suất đội hạng nhì có thành tích tốt nhất trong 7 nhóm đấu ở vòng loại bảng E (khu vực TP.HCM), hiện đội Trường ĐH Sài Gòn (7 điểm, hiệu số +6) xếp nhì nhóm 5, đang dẫn đầu và có nhiều khả năng sẽ giành vé đi tiếp. Hai đội cựu trào Trường ĐH Văn Lang (6 điểm, hiệu số +19) và Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM (6 điểm, hiệu số +13) dù rất cố gắng giành các trận thắng có tỷ số kỷ lục ở lượt cuối, nhưng đã hết hy vọng.
Tuần này bạn đi biển chứ? Hãy gọi một ly cocktail margarita, đắm mình trong làn nước trong vắt và mát dịu, nghe lại Beyond the sea.
U.20 Việt Nam 'lột xác', suýt tạo địa chấn ở giải bóng chuyền quốc tế VTV9-Bình Điền
"Tôi rất vui khi được chia sẻ điều này với các bạn! Tôi hy vọng các bạn sẽ thích bộ phim này nhiều như tôi", Meghan Markle chú thích trong một bài đăng trên Instagram. Cô là người sống sót, nạn nhân hay là cái gai lớn nhất trong mắt hoàng gia? With Love, Meghan dường như sẽ giải đáp điều này, thể hiện phiên bản giản dị của Markle: nấu ăn, làm vườn, tiếp khách và thậm chí là nuôi ong, đôi khi có sự xuất hiện của những người bạn đời nổi tiếng.Meghan Markle và Hoàng tử Harry đã ký một hợp đồng trị giá hàng triệu USD với dịch vụ phát trực tuyến Netflix sau khi chuyển đến Mỹ vào năm 2020.Phim tài liệu Harry và Meghan của họ ra mắt vào tháng 12.2022, phá vỡ kỷ lục của Netflix về số giờ xem cao nhất đối với bất kỳ phim tài liệu nào trong tuần đầu công chiếu.Nhiều nguồn tin cho rằng thỏa thuận giữa nhà Sussex với Netflix có thể kết thúc vào năm 2024 vì các dự án tiếp theo của họ, gồm Heart of Invictus và Polo, đều không thành công.Nhưng một người trong ngành nói với Page Six rằng nếu chương trình mới của cựu diễn viên phim Suits được nhiều người xem, Netflix có thể sẽ gia hạn hợp đồng. Theo thông cáo báo chí mà People có được, loạt phim dài 8 tập này được quay tại Montecito, California, được mô tả là "loạt phim truyền cảm hứng".Netflix cũng cho biết Meghan Markle chia sẻ những mẹo và thủ thuật cá nhân, đề cao sự vui tươi hơn là hoàn hảo và nhấn mạnh việc tạo ra vẻ đẹp dễ dàng như thế nào. Cô và khách xắn tay áo vào bếp, làm vườn…With Love, Meghan (khởi chiếu ngày 4.3) vấp phải không ít lời chê bai, chỉ trích từ người xem trailer. Nhiều ý kiến cho rằng người đẹp sinh năm 1981 đang phô trương cuộc sống xa hoa trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Một số khác nhận xét khi xem trailer rằng phim thiếu sáng tạo còn Meghan Markle thì "màu mè".