Xử trí thế nào khi bắt gặp con lén đọc truyện, xem phim 18+?
Gần cuối hiệp 1, Nguyễn Xuân Son đã dính chấn thương nặng ở chân phải và rời sân ngay lập tức để đi cấp cứu. Chân sút sinh năm 1997 ôm mặt khóc và rời sân bằng cáng. Đây có lẽ là hình ảnh buồn nhất mà hàng triệu trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải chứng kiến ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trong buổi tối đầy vinh quang của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nguyễn Xuân Son dù không thể hiện diện trên sân để ăn mừng cùng các đồng đội, nhưng anh cũng đã có thể nở nụ cười hạnh phúc.Đội tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan để vô địch, Xuân Son góp công rất lớn trong hành trình này. Dù không chơi trọn vẹn ở chung kết lượt về, nhưng cú đúp danh hiệu cá nhân trong lễ trao giải đã ghi nhận sự xuất sắc của tiền đạo nhập tịch. Xuân Son xứng đáng được vinh danh, và anh đã ẵm cú đúp danh hiệu danh giá nhất của AFF Cup 2024: vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tiền đạo đang khoác áo CLB Nam Định gia nhập "cuộc đua" trễ hơn (chính thức được khoác áo đội tuyển Việt Nam từ trận cuối vòng bảng gặp Myanmar) so với nhiều gương mặt xuất sắc khác, nhưng đã thể hiện được đẳng cấp khi ghi đến 5 bàn sau 5 trận. Trong đó, ấn tượng đậm nét nhất mà Xuân Son để lại chính là cú đúp bàn thắng giúp đoàn quân của ông Kim Sang-sik giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trên sân Việt Trì, tại trận chung kết lượt đi hôm 2.1.Ngoài 2 danh hiệu cá nhân, với chức vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam, Son như lập 'cú hat-trick' tại giải.Một cá nhân khác của đội tuyển Việt Nam cũng được vinh danh ở lễ trao giải AFF Cup 2024 là Nguyễn Đình Triệu. Thủ môn sinh năm 1991 đã bất ngờ soán vị trí "người gác đền" số 1 ở đội tuyển Việt Nam của Nguyễn Filip. Anh được bắt chính ở trận ra quân gặp Lào, rồi sau đó dự bị 2 trận liên tiếp khi Việt Nam chạm trán Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến khi HLV Kim Sang-sik đặt niềm tin tuyệt đối vào Đình Triệu ở tất cả các trận còn lại. Với màn trình diễn ổn định trong khung thành, Đình Triệu được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Từ đầu AFF Cup 2024 (sau 8 trận), đội tuyển Việt Nam chỉ nhận 6 bàn thua, thấp nhất tại AFF Cup 2024.Danh hiệu cá nhân còn lại của AFF Cup 2024 thuộc về "thần đồng" của bóng đá Thái Lan, Suphanat Mueanta. Tiền đạo từng thi đấu ở châu Âu đã chơi cực hay và nhiều lần tỏa sáng đúng lúc, với những bàn thắng có ý nghĩa rất quan trọng giúp đội bóng xứ sở chùa vàng vượt khó trong hành trình tiến đến chung kết AFF Cup 2024. Chân sút sinh năm 2002 được vinh danh là ngôi sao triển vọng của giải đấu. Suphanat Mueanta nhiều lần kiến tạo cho đồng đội ghi bàn và đóng góp đến 4 pha lập công cho "voi chiến".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnNam Cường tiết lộ quá khứ thi trượt Nhạc viện
Dựa vào cơ sở kinh nghiệm, năng lực và định hướng phát triển, Tập đoàn TTC và Tập đoàn Stavian cam kết trở thành đối tác chiến lược, tận dụng tối đa nguồn lực của các bên, nâng cao giá trị dịch vụ, sản phẩm và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Cụ thể, Tập đoàn TTC sẽ dành quyền ưu tiên cho Tập đoàn Stavian áp dụng chính sách ưu đãi dành cho các sản phẩm - dịch vụ do TTC và các đơn vị thành viên phát triển, hợp tác đầu tư, phân phối trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp; Bất động sản (Căn hộ condo-villa, căn hộ thương mại, căn hộ thương gia, căn hộ cao cấp, bất động sản du lịch,…); Bất động sản khu công nghiệp; Du lịch; Sản phẩm đường cát, mật rỉ, cồn và dịch vụ logistics; Điện năng lượng mặt trời; Xây dựng - công nghiệp, dân dụng và hạ tầng; Dịch vụ cho thuê văn phòng và trung tâm thương mại; Các sản phẩm tiêu dùng; Giáo dục; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe;…Về phía Tập đoàn Stavian cam kết sẽ ưu tiên cho TTC hợp tác, phát triển sản phẩm - dịch vụ mà Stavian có quyền sử dụng theo các hình thức hợp tác phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, TTC được ưu tiên phân phối các sản phẩm - dịch vụ do Stavian phát triển, hợp tác đầu tư, phân phối. Rất ấn tượng với sự phát triển, tâm huyết, hoài bão của Tập đoàn Stavian, phát biểu tại sự kiện, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC chia sẻ, việc ký kết hợp tác chiến lược, đồng hành thương hiệu trên tinh thần đôi bên cùng có lợi là một quyết sách vô cùng đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế mở, hội nhập, trí thức. Đây còn là tiền đề cho sự phát triển của hai đơn vị trong chiến lược 2026 - 2030, giúp đôi bên phát huy sức mạnh và tiềm lực phát triển, qua đó đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội.Với hơn 45 năm hình thành và phát triển, TTC là tập đoàn đầu tư đa ngành hoạt động trong 6 lĩnh vực chính: (1) Nông nghiệp (HOSE: SBT), (2) Năng lượng (HOSE: GEG), (3) Bất động sản (HOSE: SCR), (4) Bất động sản công nghiệp, (5) Du lịch (HOSE: VNG), (6) Giáo dục cùng nhiều ngành nghề khác như thương mại, logistics, xây dựng, kết cấu thép, y tế,… hoạt động tại các tỉnh thành trên cả nước và Lào, Campuchia, Singapore, Úc… Với tiêu chí phát triển bền vững và cam kết "Vì cộng đồng, phát triển địa phương", áp dụng những chuẩn mực ESG quốc tế (Môi trường, Xã hội, Quản trị), TTC luôn kiên định tuân thủ theo đúng định hướng và khuyến khích của Chính phủ, với mục tiêu không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn đồng hành cùng địa phương mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng và xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ.Cũng trong buổi lễ, ông Đinh Đức Thắng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Stavian nhấn mạnh: Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Stavian và Tập đoàn TTC không chỉ là bước tiến quan trọng trong việc khai thác hiệu quả tiềm năng mà còn thể hiện cam kết của hai bên trong việc phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh. Với tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, sự hợp tác hiệu quả giữa 2 tập đoàn sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam vươn mình ra thế giới, hội nhập vào kỷ nguyên mới, thịnh vượng và phát triển.Tập đoàn Stavian là Tập đoàn công nghiệp - công nghệ, thương mại đa quốc gia, quy mô lớn với hơn 30 chi nhánh trên thế giới, xuất khẩu hàng hóa tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nằm trong Top 17 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu, Top 21 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Hiện nay, Tập đoàn Stavian tập trung phát triển 5 nhóm ngành: Sản xuất công nghiệp; Công nghệ cao; Phát triển khu công nghiệp; Chuyển dịch năng lượng; Thương mại & Đầu tư. Tập đoàn Stavian kiên định phát triển bền vững, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cao cho người lao động, tham gia bảo vệ môi trường và có trách nhiệm cao với cộng đồng. Ngay sau nghi thức ký kết hợp tác chiến lược giữa 2 Tập đoàn, CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công (TTC IZ, thành viên Tập đoàn TTC) và CTCP Stavian VP Tây Ninh (thành viên Tập đoàn Stavian) đã tiến hành ký kết hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất và thuê cơ sở hạ tầng tại Khu công nghiệp Thành Thành Công. Theo đó, TTC IZ cho Stavian VP Tây Ninh thuê lại quyền sử dụng đất và thuê cơ sở hạ tầng với tổng diện tích là gần 83.000 m² tọa lạc tại đường C3, Khu công nghiệp Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Stavian VP Tây Ninh sẽ xây dựng nhà máy, nhà xưởng sản xuất các sản phẩm phù hợp theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với quy hoạch. Đây là dấu mốc khởi đầu để hai bên cùng song hành, mở rộng tệp khách hàng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó giúp gia tăng nguồn khách hàng tiềm năng và quảng cáo chéo thông qua hệ sinh thái của các bên.Dự kiến trong tương lai gần, TTC và Stavian cũng như các đơn vị thành viên, sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, nghiên cứu và triển khai các dự án chiến lược khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hệ sinh thái hai bên.
Có dấu hiệu bao che hàng loạt công trình vi phạm ở Thủ Đức
"Món ăn Việt Nam có màu đỏ rực rỡ này được chế biến từ tiết động vật tươi trộn với một số nguyên liệu, trong đó có mắm. Phần nhân thịt được nấu chín sau đó đổ tiết vào và đông lại thành một loại bánh pudding sền sệt, thường được trang trí bằng đậu phộng, rau thơm… Món ăn này được chế biến theo truyền thống vào những dịp đặc biệt, mặc dù gây ra nhiều tranh cãi do nguy cơ vi khuẩn trong thịt, gây ngộ độc", Taste Atlas mô tả và xếp tiết canh vào vị trí 52 của danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới.Danh sách còn có món trứng vịt lộn rất phổ biến của người Việt nhưng được đưa vào ẩm thực của Philippines, xếp ở vị trí 42. "Trứng vịt lộn được phục vụ ở khắp mọi nơi từ các quầy hàng trên đường phố đến các nhà hàng cao cấp ở Phillippines. Vịt lộn được coi là 'thuốc bổ', thường được thưởng thức với một cốc bia lạnh. Món ăn có thể nêm thêm ớt, tỏi, dấm, muối, nước cốt chanh, tiêu xay, lá bạc hà; cũng có thể được nấu trong món trứng tráng hoặc dùng làm nhân cho bánh ngọt", Taste Atlas mô tả và cho biết thêm, mặc dù trứng vịt lộn gắn liền với ẩm thực Philippines và đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới nhưng vẫn bị coi là bữa ăn của người nghèo.Đứng đầu danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới năm 2024 là blodpalt, theo truyền thống gắn liền với các vùng phía bắc của Thụy Điển và Lapland của Phần Lan. Blodpalt là loại bánh bao màu nâu sẫm, được chế biến từ bột lúa mạch đen hoặc lúa mạch và máu động vật. Mặc dù theo truyền thống, chúng được làm bằng máu tuần lộc, nhưng ngày nay xuất hiện với nhiều loại trong vùng sử dụng máu của nhiều loài động vật, các loại gia vị khác nhau và đôi khi là khoai tây nghiền.Danh sách 100 món ăn tệ nhất thế giới cho đến ngày 8 tháng 1 năm 2025 có tới 596.403 đánh giá được ghi nhận, trong đó 385.835 được hệ thống công nhận là hợp pháp. Taste Atlas cho rằng, kết quả đánh giá không nên được coi là kết luận toàn cầu cuối cùng về món ăn.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Sự thật đằng sau 'nhận thi hộ chứng chỉ ngoại ngữ, bao đỗ đầu ra'
So với mẫu cũ, Audi Q3 thế hệ thứ 2 lột xác về kiểu dáng thiết kế