Giới võ lâm ‘dậy sóng’ vì cơ hội sở hữu iPhone 14 Pro Max quá dễ dàng
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.Xứ dừa, niềm vui và nỗi nhớ
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.
Gầm cầu vượt thành nơi buôn bán
Cụ thể, theo văn bản số 4640/QĐ-UBND, kể từ 1.1.2025, các tổ chức, cá nhân (gồm cả khách là người Việt Nam và người nước ngoài) đến tham quan khu vực đỉnh Fansipan (xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, Lào Cai) đều phải nộp phí tham quan danh lam thắng cảnh. Mức phí dành cho người từ 16 tuổi trở lên là 10.000 đồng, trẻ em trên 6 tuổi đến dưới 16 tuổi là 5.000 đồng.Những đối tượng khách được miễn phí nộp phí tham quan là trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách đặc biệt có ý kiến của Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, học sinh các trường tiểu học, PTCS, PTTH thuộc thị xã tham quan ngoại khóa…Đối tượng được giảm 50% mức phí tham quan là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người cao tuổi, người khuyết tật nặng theo quy định pháp luật…Để triển khai việc thu phí này, UBND thị xã Sa Pa sẽ triển khai 3 trạm thu phí có camera giám sát và 4 barie. Cụ thể, lắp đặt 1 trạm thu phí có camera giám sát và barie tại vỉa hè trước cổng tòa nhà Sun Plaza và lắp đặt các hàng rào xung quanh tòa nhà Sun Plaza; 1 trạm thu phí có camera giám sát và barie tại đường Nguyễn Chí Thanh trước cổng soát vé vào ga đi cáp treo Fansipan; lắp đặt 70 m hàng rào tại đường Nguyễn Chí Thanh khu vực đặt trạm thu phí; 1 trạm thu phí có camera giám sát và barie bán vé bổ sung và kiểm soát vé tại cầu thang lối đi lên đỉnh Fansipan (bên phải); lắp đặt 1 barie kiểm soát vé tại cầu thang lên đỉnh Fansipan (bên trái).Văn bản nêu rõ, thắng cảnh khu vực đỉnh Fansipan nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận hành chính xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa. Sở hữu những danh thắng tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, du lịch Sa Pa luôn thu hút đông du khách trong nước và quốc tế, trong đó khu vực đỉnh Fansipan là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với những du khách trong nước và ngoài nước, mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ trong phát triển kinh tế du lịch Sa Pa. Hằng năm, hàng nghìn lượt khách du lịch đến với khu vực đỉnh Fansipan để tham quan và ngắm cảnh. Trong 2 năm trở lại đây, mỗi năm tổng lượng khách đến tham quan khu vực đỉnh Fansipan đạt trên 1.125 nghìn lượt khách, doanh thu 690.008 triệu đồng. Riêng năm 2023, tổng lượng khách đạt trên 1.253 lượt, doanh thu 785.581 triệu đồng.Theo UBND thị xã Sa Pa, việc thu phí danh lam thắng cảnh khu vực đỉnh Fansipan là tất yếu và góp phần tăng thu ngân sách cho thị xã Sa Pa, hạn chế việc bổ sung kinh phí của cấp trên trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên địa bàn; tạo điều kiện có nguồn kinh phí cho công tác vệ sinh môi trường, bảo quản, tu bổ và phục hồi, phát huy giá trị danh lam thắng cảnh, phát triển du lịch văn hóa.Ngoài ra, UBND thị xã Sa Pa cũng đã ban hành văn bản 4639 về việc phê duyệt phương án tổ chức quản lý và thu phí tham quan danh lam thắng cảnh thác Cát Cát, xã Hoàng Liên với mức phí tương tự: người từ 16 tuổi trở lên là 10.000 đồng, trẻ em trên 6 tuổi đến dưới 16 tuổi là 5.000 đồng.
Chị Hương kể mấy năm trước bán được nên bày hàng rất nhiều và thuê thêm sinh viên đứng bán. Tuy nhiên, năm nay phải chia nhỏ hoa ra nhiều nơi khác nhau để bán chứ dồn lại một chỗ bán không được.
Cocktail cam ấm – tận hưởng mùa đông qua ly nước ngọt ngào
Yêu cầu tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư tuyến tàu điện ngầm (metro) kết nối TP.HCM được nêu ra tại thông báo kết luận sau các cuộc kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ của Thủ tướng.Cuối tháng 9.2024, tỉnh Bình Dương chính thức khởi công xây dựng vòng xoay A1 tại P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một với tổng mức đầu tư lên tới 2.400 tỉ đồng. Đây là khu phức hợp đa chức năng văn hóa, thương mại dịch vụ, có diện tích xây dựng lên tới 7,1 ha và sẽ là nhà ga trung tâm hiện đại rộng 5.800 m2 thuộc tuyến metro số 1 kết nối TP.HCM.Theo UBND tỉnh Bình Dương, nhà ga tại vòng xoay sẽ đồng bộ với kế hoạch nối dài tuyến metro từ TP.HCM về Bình Dương. Tuyến này đang được các cơ quan chức năng Việt Nam và chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu kỹ lưỡng, về cơ bản điểm cuối sẽ kết nối với nhà ga tại vòng xoay 7,1 ha.Tương lai sau khi nối tuyến, thời gian di chuyển đoạn TP.HCM đi thành phố mới Bình Dương sẽ rút ngắn chỉ còn 10 - 20 phút cho khoảng 30 km. Bên cạnh đó, khi đi vào hoạt động, nhà ga sẽ phục vụ khoảng 14.700 lượt khách và 1.630 người làm việc mỗi ngày.Về nút giao Tân Vạn thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương, TP.HCM và các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án đầu tư đồng bộ nút giao Tân Vạn với hệ thống giao thông của cả khu vực. Trong đó, nâng cấp 15,3 km đường Mỹ Phước - Tân Vạn để khai thác đồng bộ với đường Vành đai 3 TP.HCM.Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương rà soát, tính toán tiến độ, tăng tốc triển khai, phấn đấu khánh thành cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành vào ngày 2.9.2026.Cũng theo văn bản kết luận, Thủ tướng giao tỉnh Bình Phước đẩy nhanh tiến độ triển khai đoạn 7,1 km trên địa bàn tỉnh hoàn thành trong năm 2025. Đồng thời, TP.HCM khẩn trương đầu tư ngay đoạn 3 km trên địa bàn, hoàn thành đồng bộ với đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.Các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông khẩn trương triển khai hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trong quý 1/2025, khởi công dịp 30.4. TP.HCM và Tây Ninh hoàn thành thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để triển khai trước ngày 30.4.