Trường Sa - Tuyến đầu tổ quốc: Vững vàng Nam Yết
Vài năm trở lại đây, thị trường ô tô Việt Nam bất ngờ trở nên sôi động hơn hẳn, khi liên tục chào đón sự gia nhập của hàng loạt thương hiệu ô tô đến từ Trung Quốc. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2023 - 2024. Thống kê sơ bộ, chỉ trong chưa đầy một năm đã có hơn 10 thương hiệu xe từ đất nước tỉ dân chính thức đặt chân vào Việt Nam, trình làng thị trường đến vài chục mẫu mã, phiên bản ô tô mới.Đáng chú ý, so với giai đoạn cách đây hơn 10 năm, xe Trung Quốc ở thời điểm này khiến không ít người phải bất ngờ bởi "bộ mặt" hoàn toàn khác; từ chất lượng xe được cải thiện, chiến lược đầu tư rõ ràng hơn, đến cách định giá cũng không còn "rẻ".Quả thực, so với giai đoạn trước đây, ô tô Trung Quốc trong lần thứ hai trở lại thị trường Việt đã gần như loại bỏ ý định dùng giá bán rẻ làm lợi thế cạnh tranh. Bằng chứng là hầu hết mẫu xe đã mở bán đều có giá niêm yết ở mức cao, ngang ngửa hoặc thấp hơn không đáng kể so với các đối thủ cùng phân khúc.Chẳng hạn như, MG HS - một trong những mẫu xe mở màn làn sóng ô tô Trung Quốc mới đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Thời điểm cuối năm 2020, mẫu xe SUV/crossover hạng trung (C-SUV) này được MG tung ra thị trường 3 phiên bản, đi kèm giá bán dao động từ 788 đến 999 triệu đồng. Mức giá này khiến nhiều người phải "ngã ngửa" bởi gần như ngang hàng với những cái tên "sừng sỏ" nhất ở phân khúc thời điểm đó như Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson.Wuling đặt chân đến Việt Nam giữa năm 2023 với mẫu Mini EV được nhấn mạnh giá rẻ nhất thị trường. Thế nhưng, thực tế mức giá lên đến gần 300 triệu đồng cho một mẫu minicar hai cửa, trang bị "sơ sài" và chỉ có một túi khí cũng khiến nhiều người lắc đầu. Bởi, mức giá này tiệm cận nhóm xe cỡ nhỏ hạng A đa dụng và nhiều trang bị hơn.Haima trở lại Việt Nam với mẫu Haima 7X định vị ở phân khúc xe MPV cỡ trung, cũng khiến nhiều người "giật mình" vì giá bán lên đến 865 triệu đồng. Cao hơn cả đối thủ Nhật Bản - Toyota Innova Cross có giá từ 810 triệu đồng.Đó là chưa kể, giai đoạn cuối năm 2023 và đầu năm 2024, xe Trung Quốc thậm chí còn gây chú ý khi trình làng hàng loạt mẫu xe mới có giá… tiền tỉ.Haval H6 nối bước MG HS nhảy vào phân khúc C-SUV và "sao y" cách định giá của mẫu xe "đồng hương", với con số niêm yết lên đến gần 1,1 tỉ đồng. Mức giá này thậm chí bằng với Honda CR-V (mẫu xe thuộc nhóm có giá bán cao nhất trong nhóm SUV/crossover hạng trung tại Việt Nam) và ngang ngửa với nhiều mẫu SUV cỡ lớn hơn, như Hyundai Santa Fe, Ford Everest.Lynk & Co hay BYD cũng là những thương hiệu ô tô Trung Quốc khiến nhiều người Việt "sốc" khi định giá cho những mẫu xe đầu tiên mở bán tại thị trường Việt Nam. Điển hình như mẫu Lynk & Co 09 với phiên bản duy nhất có giá niêm yết lên đến 2,199 tỉ đồng. Mức giá gần như ngang ngửa những mẫu xe sang đến từ châu Âu như Mercedes-Benz GLC hay Volvo XC60.BYD Seal thời điểm ra mắt khách hàng (cuối tháng 7.2024) có giá cho 2 bản lần lượt 1,119 - 1,359 tỉ đồng. Xét ở mảng xe điện, BYD Seal hiện không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, ở phân khúc sedan cỡ D, mẫu xe Trung Quốc sẽ là đối trọng của "ông hoàng" Toyota Camry (giá từ 1,07 đến 1,46 tỉ đồng, tùy từng phiên bản).Hay gần đây nhất, GAC Motor cũng tạo "drama" với việc mở bán bộ đôi M8 và GS8. Trong đó, mẫu M8 bị xem là "ngáo giá" với phiên bản cao nhất lên đến 2,2 tỉ đồng. Tầm tiền này, khách Việt hiện đã có hai lựa chọn rất đáng cân nhắc là Kia Carnival (giá từ 1,189 đến 1,429 tỉ đồng, tùy từng phiên bản) và Volkswagen Viloran (giá từ 1,989 đến 2,188 tỉ đồng, tùy từng phiên bản).Không thể phủ nhận, trong lần thứ hai trở lại thị trường Việt Nam, ô tô Trung Quốc đã "lột xác" nhiều, từ kiểu dáng thiết kế, trang bị đến tâm thế tiếp cận (nhiều thương hiệu đã mở bán chính hãng). Thế nhưng, có vẻ như cách định giá cao hơn, trong bối cảnh vẫn còn quá nhiều rào cản đang khiến nhiều mẫu mã xe đến từ đất nước tỉ dân này tiếp tục gặp khó tại Việt Nam.MG HS sau thời gian đầu liên tục "ế ẩm" phải liên tục giảm giá, thậm chí ra mắt thế hệ mới với mức giá thấp hơn hẳn vài trăm triệu đồng. Wuling Mini EV hiện tại cũng hạ giá về quanh mức 200 triệu đồng. Trong khi, Haval H6 và Haima 7X sau chưa đầy hai tháng mở bán đã phải liên tục "đạp giá" vài trăm triệu đồng. Mặc dù vậy, những mẫu xe này đến thời điểm hiện tại đều có chung một "kết cục" là doanh số lẹt đẹt và ngày càng bị khách Việt "ngó lơ".Trong khi đó, nhóm xe mới với định giá tiền tỉ như Lynk & Co 09, BYD Seal hay bộ đôi GAC M8/GS8 thực tế cũng chưa tạo được sự chú ý với khách hàng và doanh số vẫn ở mức rất "khiêm tốn".Nhiều chuyên gia trong ngành ô tô Việt Nam thừa nhận, nếu xem xét kỹ có thể thấy ô tô Trung Quốc hiện đã cải thiện nhiều cả về kiểu dáng và chất lượng sản phẩm so với trước đây. Tuy nhiên, việc vội vàng đẩy mặt bằng giá lên cao đã khiến nhiều hãng rơi vào thế "việt vị".Chia sẻ với Thanh Niên, chuyên gia Vũ Tấn Công - Nguyên Tổng Thư ký Hiệp Hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, hầu hết thương hiệu xe Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn gần đây đều định giá chưa phù hợp, dẫn đến kết quả không như kỳ vọng."Sai lầm này xuất phát từ việc các nhà hoạch định chiến lược giá của hãng không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) rằng, giá trị thương hiệu ô tô con Trung Quốc vẫn đang thấp hơn nhiều so với giá trị thương hiệu ô tô con của các đối thủ đến từ Nhật Bản hay Hàn Quốc. Điều này xuất phát từ thực tế ngành công nghiệp ô tô con Trung Quốc mới xuất phát muộn hơn, chỉ bắt đầu từ những năm 1990 thế kỷ trước. Trong khi đó công nghiệp ô tô con Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu từ những năm 1950 và 1960".Một nguyên nhân khác phải kể đến là các thương hiệu xe Trung Quốc chỉ mới nỗ lực phát triển hệ thống đại lý thời gian gần đây. Do đó, mạng lưới dịch vụ sau bán hàng hiện tại nhìn chung vẫn thưa thớt và trình độ tay nghề của đội ngũ kỹ thuật tại các trạm dịch vụ chưa cao. Để cải thiện mặt này các hãng cần nhiều thời gian (vài năm), chứ không thể làm nhanh hơn.Cuối cùng, chuyên gia này cho rằng, sản phẩm Trung Quốc nói chung và ô tô con nói riêng tại Việt Nam đã có tiền lệ xấu và "ăn vào tiềm thức" của nhiều người Việt Nam. Xóa bỏ suy nghĩ này chắc chắn cũng là việc không dễ và cũng cần nhiều thời gian lẫn ngân sách.Phương Dung làm quần quật khi sang Úc định cư
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Thủ phủ quất cảnh miền Trung lo thất thu vụ tết
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo công tác dân nguyện tháng 1. Góp ý kiến vào báo cáo, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao việc Bộ Công an, công an các tỉnh đã triệt phá, trấn áp các tội phạm lừa đảo qua mạng thời gian qua.Bà Hải nói vừa qua đọc thông tin trên báo chí về vụ lừa đảo trên mạng do Công an Bắc Ninh triệt phá thì thấy hành vi của tội phạm lừa đảo trên mạng được tổ chức hết sức chặt chẽ."Không biết các đồng chí ở đây đã bao giờ bị gọi điện lừa đảo như vậy chưa. Tôi đang ngồi ở nhà với bố mẹ thì thấy có người gọi điện đến cho bố mẹ nói rằng ông bà chưa nộp tiền điện, mời ông bà liên hệ người này nộp ngay nếu không chúng tôi sẽ cắt điện. Việc này xảy ra thường xuyên. Bố mẹ tôi đang ngồi ở nhà sợ phải về ngay không cắt điện", bà Hải kể.Bà Hải đề nghị sau khi ngành công an triệt phá loại tội phạm này thì công việc tiếp theo cần tuyên truyền, công khai các thủ đoạn lừa đảo của loại tội phạm này để người dân biết và tránh. Vì như vụ lừa đảo do Công an Bắc Ninh triệt phá, số lượng người bị lừa lên tới 13.000 người, số tiền lên tới cả nghìn tỉ đồng là rất lớn. "Nếu các vụ việc như vậy mà người dân không quan tâm nhiều thì vẫn tiếp tục bị lừa đảo", bà Hải nói.Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong đợt cao điểm 2 tháng, trong đó tháng 1 có 9 ngày cao điểm tết Nguyên đán."Chúng tôi khẳng định về an ninh chính trị ổn định, an ninh trên tất cả các lĩnh vực khác đang nằm trong tầm kiểm soát của các lực lượng của chúng tôi", ông Tỏ nói.Về an toàn giao thông, ông Tỏ nhấn mạnh, năm vừa rồi được nhân dân đánh giá rất tốt khi không có ùn tắc, tai nạn giao thông giảm đến 36%. "Đây là điều rất đáng mừng", ông Tỏ nói, và cho biết thêm, về cháy nổ có xảy ra nhưng là số ít, giải quyết kịp thời.Về tội phạm trên không gian mạng, ông Tỏ thông tin, đây là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu với tính chất là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng, phối hợp câu kết trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngành công an đã tập trung trấn áp, phá được một số vụ án như vụ do Công an Bắc Ninh thực hiện.Lý giải số người dân bị lừa nhiều, Thứ trưởng Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, ngoài nguyên nhân đặc điểm của loại hình tội phạm này là công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi thì còn có nguyên nhân là "tính hám lời của người dân".Ông Tỏ nói, trong phòng chống tội phạm này thì phòng ngừa nghiệp vụ là của lực lượng công an, còn phòng ngừa xã hội, công tác tuyên truyền thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc."Đề nghị này chúng tôi tiếp thu nhưng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ mình ngành công an không thể làm được công tác tuyên truyền này", ông Tỏ nói, và lưu ý, người dân vẫn cứ hám lời nên cả hệ thống phải vào cuộc.Kết luận phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao đợt cao điểm trấn áp tội phạm, triệt phá nhiều đường dây tội phạm trên không gian mạng, đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.Ông cũng đề nghị Bộ Công an nghiên cứu công khai thủ đoạn lừa đảo trên mạng, tuyên truyền cho nhân dân về các thủ đoạn, tác hại. "Các cơ quan, địa phương tăng cường tuyên truyền thấy rõ tính chất của tội phạm an ninh mạng, đây là tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn phức tạp, cấu kết trong ngoài. Tư tưởng người dân thì ham lợi khiến dễ bị lừa đảo hơn", ông Phương nói.
Trên trang cá nhân, ca sĩ Hồng Nhung đăng tải hình ảnh mới cùng những dòng tâm sự về một sinh nhật "đặc biệt nhất trong đời". Cô viết: "Đặc biệt ở quá nhiều điều cùng xảy ra một lúc khiến cho sáng tôi ngủ dậy, chỉ muốn mở một mắt. Nếu tự cho quyền kêu ca, chắc cả hội bạn Facebook nhấn nút ẩn mình luôn cho nó thoáng. Nhưng hôm nay là một ngày mới. Xin được đón nhận bao nhiêu hoa, quà, thiệp, và những lời chúc thân thương của mọi người, với tâm thế an yên hơn. Xin chân thành cảm ơn!". Nhân dịp sinh nhật, "chị Bống" gửi tặng người hâm mộ bài hát Hà Nội là tôi do nhạc sĩ Lưu Hà An sáng tác. Hồng Nhung chia sẻ khi xem lại phần biểu diễn trong đêm nhạc Hát về Hà Nội hôm 30.11.2024, cô xúc động rơi nước mắt. "Có sự bùi ngùi, có gì lưu luyến và lòng biết ơn! Đây là một big song, lần đầu tiên tôi biểu diễn, và là bài hát cuối cùng trong live concert dài gần 3 giờ", giọng ca Nhớ mùa thu Hà Nội bộc bạch. Hồng Nhung kể, ban đầu, khi gửi bài cho cô, nhạc sĩ Lưu Hà An kết trường ca bằng câu: "Hà Nội ơi, tôi đã trở về". Tuy nhiên, khi gặp nhau ở Hà Nội để tập trước phần piano, nữ ca sĩ ngạc nhiên khi thấy nhạc sĩ đổi thành "Hà Nội ơi, tôi sẽ ở lại". Hồng Nhung tiết lộ, trước sinh nhật 3 ngày, cô làm di chúc, với ước nguyện khi nhắm mắt mãi mãi, xin thả một nhúm tro nhỏ xíu trên sông Hồng. "Tôi thấy dòng sông Hồng và tôi biết, tôi sẽ ở lại", cô viết. Trước đó, hồi tháng 1.2025, ca sĩ Hồng Nhung gây bất ngờ khi tiết lộ đang trong quá trình điều trị ung thư vú. Ban đầu, cô chọn cách giấu bệnh vì không muốn đồng nghiệp lo lắng. Song sau đợt phẫu thuật, ca sĩ 7X chọn chia sẻ với khán giả, mong muốn thể hiện sự đồng cảm đối với những phụ nữ có hoàn cảnh tương tự để động viên nhau vượt qua khó khăn.Thời gian qua, Hồng Nhung đối mặt với căn bệnh bằng thái độ tích cực, tinh thần lạc quan và nỗ lực để vượt qua. Sau khi công khai thông tin đang điều trị ung thư, Hồng Nhung nhận được lời động viên từ phía khán giả. Giọng ca 7X chia sẻ hành trình mới bắt đầu bằng sự kinh hoàng và hoang mang, nhưng đồng thời mở ra cách nghĩ sâu rộng hơn, thấm thía hơn về giá trị của sự sống."Tôi nhận được hàng ngàn tin nhắn nhủ về việc các phụ nữ đã vì thấy ca sĩ bệnh mà cũng đi khám, tầm soát. Đi bệnh viện, chị em đến chuyện trò với tôi. Đi qua an ninh sân bay, cũng có em gái đang làm việc, níu tôi để chia sẻ bằng lời thân ái, cái nắm tay nhẹ nhàng, tình cảm… Tôi biết tôi không một mình", cô chia sẻ trong ngày 8.3.
VinFast VF 3 xuất hiện, cơ hội nào cho Baojun Yep khi về Việt Nam?
- Anh cũng vậy sao?