Ảo thuật gia David Copperfield bị hàng loạt người cáo buộc tấn công tình dục
Ban tổ chức giải golf từ thiện thường niên Quỹ khuyến học Đông AGiải PES Báo Thanh Niên mở rộng 2023: Nổ tung với 'Siêu kinh điển' và 'Derby'
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
Giá xăng dầu hôm nay 12.3.2024: Tăng nhẹ
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 30 về Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, nhằm xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tổ chức tuyển sinh của các đơn vị, Sở GD-ĐT đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức nghiên cứu, triển khai và phổ biến quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT.Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và kinh nghiệm triển khai công tác tuyển sinh năm học 2024-2025 tại các đơn vị trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tổng hợp và đề xuất các nội dung, kiến nghị cần bổ sung vào kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của thành phố năm học 2025-2026 nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh. Trong đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT, yêu cầu việc đánh giá, kiến nghị cần tập trung vào các nội dung trọng tâm: Theo quy định, sau khi các phòng GD-ĐT đóng góp ý kiến, Sở GD-ĐT tổng hợp và xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 và trình UBND TP.HCM phê duyệt. Dự kiến tháng 3, TP.HCM sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10.Từ năm học 2023-2024 đến nay, TP.HCM đã lần lượt thực hiện việc tuyển sinh các lớp đầu cấp trên toàn thành phố bằng hình thức trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của thành phố (https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn) kết hợp bản đồ GIS, trong đó ưu tiên học sinh đăng ký học trường gần nơi cư trú.Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp được các phòng GD-ĐT chia thành 2 đợt: Đợt 1 ưu tiên giải quyết chỗ học cho học sinh trên địa bàn; Đợt 2 căn cứ các đơn vị chưa tuyển đủ học sinh so với chỉ tiêu được giao, ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp quyết định về việc tuyển sinh đợt 2.
Cả hai mẫu xe này đều trang bị đèn LED, màn hình hiển thị kỹ thuật số LCD, hệ thống khởi động điện, mâm đúc 14 inch và khoá thông minh Smartkey.
Porsche Taycan Cross Turismo - Xe điện gây nghiện
Hãng Yonhap đưa tin chiếc máy bay chở khách gặp nạn tại sân bay quốc tế Muan ở tỉnh Jeolla Nam chở theo khoảng 175 hành khách (gồm 173 người Hàn Quốc, 2 người Thái Lan) và tổ bay 6 người. Máy bay vừa trở về Hàn Quốc từ Bangkok (Thái Lan). Máy bay khi hạ cánh đã trượt khỏi đường băng và đâm vào tường rào tại sân bay. Tai nạn xảy ra vào lúc 9 giờ 7 phút giờ địa phương. Hình ảnh cho thấy cột khói đen bốc lên cao.Chiếc máy bay Boeing 737-800 đâm vào tường rào, gãy đôi và bốc cháy. Thông tin ban đầu cho thấy có 23 người thương vong tại hiện trường. Chiến dịch cứu hộ đang diễn ra. Nhà chức trách đang điều tra tại hiện trường để xác minh nguyên nhân tai nạn, các quan chức cho biết.Quyền Tổng thống Choi Sang-mok ra lệnh dốc toàn lực cho chiến dịch cứu hộ tại hiện trường vụ tai nạn máy bay. Yonhap dẫn xác nhận mới nhất của nhà chức trách cho biết có 28 người thiệt mạng tại hiện trường.Nhà chức trách cho biết đã cứu được 2 người gồm một hành khách và một thành viên phi hành đoàn nhưng không thông báo tình trạng của những người khác trên máy bay. Lực lượng cấp cứu, gồm cảnh sát và cứu hỏa đang hỗ trợ y tế và đánh giá thiệt hại.Theo Sở cứu hỏa Jeonnam, khoảng 9 giờ 4 phút sáng, họ nhận được báo cáo cho biết: "Bộ phận càng đáp của máy bay không bung ra khi hạ cánh và chiếc máy bay đang rơi".Trong lần hạ cánh đầu tiên, máy bay không thể tiếp đất bình thường nên đã bay vòng để cố gắng hạ cánh lại nhưng gặp nạn. Một quan chức tại hiện trường cho biết chiếc máy bay đã không thể giảm tốc độ khi đến cuối đường băng và đã tông vào tường rào. Một số thông tin cho rằng bộ phận càng đáp gặp trục trặc do chim đâm vào.Chiếc máy bay gặp nạn được sản xuất vào năm 2009.