Cú ném 3 điểm 'thần sầu' giúp Nha Trang Dolphins đánh bại Cantho Catfish ở VBA 2023
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.Highlights VBA 2023: Saigon Heat thắng nghẹt thở trước Danang Dragons
Lynda Trang Đài thông qua luật sư đưa ra lời biện hộ rằng “không có tội” trong văn bản gửi đến Văn phòng công tố viên quận Orange (Florida, Mỹ). Đồng thời nữ ca sĩ cho biết sẽ vắng mặt trong phiên xử sắp tới. Bên cạnh đó, yêu cầu đổi luật sư từ ông Joel Leppard sang bà Josephine Arroyo đã được tòa án chấp thuận.Ngoài ra, đại diện pháp lý của nữ ca sĩ yêu cầu phía công tố cung cấp tài liệu và thông tin liên quan đến vụ án gồm: danh sách nhân chứng, bản ghi lời khai, báo cáo điều tra, vật chứng... Phía Lynda Trang Đài cũng yêu cầu vụ án được xét xử bởi bồi thẩm đoàn.Theo hồ sơ tòa án Florida, ca sĩ Lynda Trang Đài (tên thật là Lynda Trangdai Le Ngo) bị cảnh sát bắt vào ngày 5.1.2025 về tội trộm cắp hàng hóa trên 100 USD, xếp vào loại tội nhẹ. Vào ngày 6.1, nữ ca sĩ đóng tiền tại ngoại, số tiền là 1.000 USD. Trong buổi trò chuyện với Quang Lê, giọng ca 6X cho rằng vụ việc là vận xui đối với mình. Nữ ca sĩ chia sẻ luật sư đang xử lý vụ việc và nhắn nhủ “mong mọi người không thất vọng về tôi”.Chương trình đại nhạc hội Huế Mega Booming gây chú ý khi quy tụ dàn sao bước ra từ show thực tế Anh trai “say hi”, gồm Isaac, Anh Tú, Quân A.P, Wean và Hurrykng. Bên cạnh đó, chương trình có sự tham gia của các nghệ sĩ trẻ khác như Xuân Định K.Y, MANBO, LyLy. Không chỉ có dàn sao trong nước, Huế Mega Booming còn chào đón các nghệ sĩ quốc tế như Akari Nakatani (Nhật Bản) và Blue D (Hàn Quốc).Với tôn chỉ đưa những nét đẹp văn hóa dân tộc đến gần hơn với khán giả đại chúng, Huế Mega Booming ra đời với sứ mệnh quảng bá, thu hút du lịch Huế thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Đây là cơ hội để giới thiệu nét đẹp quê hương, đất nước, con người Việt Nam nói chung và vùng đất Huế nói riêng đến với bạn bè quốc tế.Thông qua việc kết hợp giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại, chương trình không chỉ mang tính giải trí mà còn góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời, đây cũng là điểm nhấn quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của thành phố Huế, đặc biệt là thu hút đối tượng khán giả trẻ, yêu thích âm nhạc và khám phá văn hóa.Theo số liệu tham khảo Box Office Vietnam, phim Quỷ nhập tràng có sự tham gia của Khả Như - Quang Tuấn tạm dẫn đầu phòng vé Việt hôm 5.3, với 3,4 tỉ đồng doanh thu. Đáng chú ý, dù chưa khởi chiếu chính thức song tác phẩm của đạo diễn Pom Nguyễn đã vượt mặt Nhà gia tiên của Huỳnh Lập trên đường đua.Quỷ nhập tràng xoay quanh vợ chồng Quang (Quang Tuấn) và Như (Khả Như), sống ở một ngôi làng vùng cao. Cuộc sống cả hai xáo trộn khi phát hiện một cỗ quan tài vô chủ trong mảnh đất nhà mình. Sau khi khai quật mộ, Như dần cảm nhận bị một thế lực nào đó đeo bám. Biến cố ập đến khi con của Như bị người lạ bắt cóc, còn cô thay đổi tâm tính, khiến chồng hoang mang.Ngoài Quang Tuấn và Khả Như, phim còn quy tụ các diễn viên: NSND Thanh Nam, Vân Dung, NSƯT Phú Đôn...Sau thành tích top 8 Miss Global Vietnam 2024, Bùi Hạnh Nguyên tiếp tục ghi danh vòng thi online của Miss Cosmo Vietnam 2025. Người đẹp quê Long An sinh năm 1997, gây ấn tượng bởi chiều cao 1,81m. Cô là cử nhân ngành quản trị kinh doanh - Học viện hàng không Việt Nam.Trước đó, Hạnh Nguyên từng thi Miss Cosmo Vietnam 2023. Với cô, đây là cột mốc quan trọng giúp hiểu rõ hơn về bản thân, trau dồi thêm nhiều kỹ năng. Trở lại cuộc thi năm 2025, người đẹp quê Long An khẳng định mang đến phiên bản hoàn thiện hơn, có sự tự tin chinh phục thử thách.“Với tôi, Miss Cosmo Vietnam không chỉ là một sân chơi nhan sắc mà còn là nơi để phụ nữ thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và tầm ảnh hưởng của mình đối với xã hội. Tôi luôn tâm niệm rằng vẻ đẹp đích thực không chỉ nằm ở ngoại hình mà còn ở sự thông minh, lòng nhân ái và một tinh thần vững vàng, không bao giờ bỏ cuộc”, Hạnh Nguyên chia sẻ.
Chuyện lạ: Đến Cồn Sơn xem ếch diễn xiếc
Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2024, hoạt động hàng không phục hồi tích cực, đặc biệt là vận tải hành khách quốc tế cũng như sản lượng vận chuyển hàng hóa. Cao điểm là dịp tết Nguyên đán 2025 vừa qua, ngành hàng không đã điều hành an toàn 25.328 chuyến bay với trên 2,5 triệu hành khách, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2024.Năm 2024, đoàn Thanh sát an toàn hàng không toàn cầu USOAP của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã đánh giá năng lực đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam. Theo đó, điểm trung bình chỉ số thực hiện hiệu quả (EI) trong công tác đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam đạt 78,14%, tăng 12,58% so với năm 2016 (65,56%). Liên quan đến yếu tố an ninh an toàn, Hội đồng kiểm soát rủi ro an toàn hàng không (ASRMC) đã phân tích các nguyên nhân và nhấn mạnh yếu tố gây uy hiếp an toàn có nguyên nhân từ con người.Do đó, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các giải pháp, khuyến cáo của Hội đồng ASRMC. Cụ thể, phải đảm bảo duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng nhân viên trong dây chuyền khai thác, tuân thủ thời gian làm nhiệm vụ nghỉ ngơi đối với tất cả nhân viên trong hệ thống. Triển khai hiệu quả công tác huấn luyện (huấn luyện ban đầu, định kỳ, nâng cao).Tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ, nhận diện và đánh giá rủi ro nhằm kịp thời phát hiện tồn tại, hạn chế trong hệ thống, các yếu tố ảnh hướng đến an toàn (như chướng ngại vật tại cảng hàng không sân bay)...Các hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng máy bay hạn chế tối đa việc phê chuẩn các sai lệch hoặc kéo dài thời gian trì hoãn sửa chữa hỏng hóc liên quan đến lĩnh vực khai thác và bảo dưỡng máy bay. Đặc biệt, tăng cường rà soát vật phẩm có chứa pin lithium để khuyến cáo hành khách.Các cảng vụ hàng không tăng cường công tác kiểm tra giám sát an toàn khu bay, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến an toàn khai thác khu bay. Thanh tra cục xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm quy định an toàn.
Tham gia đoàn công tác với Tổng Bí thư Tô Lâm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các lãnh đạo một số số bộ, ban, ngành…Theo báo cáo của tỉnh Gia Lai, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 6,21%/năm, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 75 triệu đồng. Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Gia Lai kiến nghị T.Ư quan tâm bố trí vốn cho các dự án hạ tầng quan trọng thúc đẩy liên kết vùng như: Dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku; nâng cấp cảng hàng không Pleiku lên cấp 4C; bố trí nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; nâng tỷ lệ bổ sung nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước…Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đánh giá: Giao thông kết nối địa phương ở Gia Lai còn khó khăn, nhất là các trục ngang kết nối Gia Lai với vùng duyên hải Nam Trung bộ; không có nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư hạn chế…Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Gia Lai cần sớm đầu tư các trục ngang kéo Tây nguyên về với biển, trong đó có tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã thống nhất chuyển dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sang đầu tư công, nếu có nguồn vượt thu trong năm 2025 sẽ bố trí làm ngay.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình thông tin thêm: Chính phủ đã giao 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định làm chủ đầu tư dự án này. Để đẩy nhanh tiến độ, phần giải phóng mặt bằng được tách thành dự án riêng, giao cho các địa phương làm trước để thuận lợi trong thực hiện dự án.Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao vai trò vị trí chiến lược quan trọng của Gia Lai về chính trị xã hội, an ninh quốc phòng ở khu vực Tây nguyên cũng như cả nước. Theo Tổng Bí thư, Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như nguồn lực đất đai dồi dào, khí hậu tốt, là tiền đề của nông nghiệp quy mô lớn, du lịch, năng lượng tái tạo. Tổng Bí thư yêu cầu tỉnh Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: Nông nghiệp, du lịch, thu hút đầu tư. Gia Lai phải tăng cường mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng bày tỏ sự lo ngại và sốt ruột khi thời gian qua nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội Gia Lai đặt ra không hoàn thành, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tổng Bí thư chỉ đạo đưa định hướng quyết tâm phát triển Gia Lai thành tỉnh khá dựa trên nông nghiệp hữu cơ, đa dạng sinh thái và văn hóa. "Gia Lai cần nhanh chóng rà soát các chỉ tiêu chưa thực hiện được, tháo gỡ các điểm nghẽn phát triển để tạo bước đột phá mới trong thời gian tới", Tổng Bí thư lưu ý.Tổng Bí thư cũng yêu cầu tỉnh Gia Lai phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế số, đổi mới sáng tạo, hạ tầng giao thông, thủy lợi; thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao đóng góp khu vực kinh tế này vào GRDP của tỉnh; nâng cao hiệu quả các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, cải thiện an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân.Tổng Bí thư đề nghị các bộ, ban, ngành xem xét, nghiên cứu giải quyết cụ thể các kiến nghị của tỉnh, hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phát triển nhanh, hiệu quả trong thời gian tới. Tổng Bí thư tin tưởng tỉnh Gia Lai sẽ có những bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo những nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện trong thời gian tới, nhân dân có cuộc sống ấm no, vui tươi, hạnh phúc, vững bước cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh.Dịp này, Tổng Bí thư đã tặng công trình trạm y tế trị giá 5 tỉ đồng cho xã Glar, H.Đak Đoa (Gia Lai) nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác tới thăm, làm việc với Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng).
Du học sinh Việt sẽ được lợi gì từ dự án 300.000 người du học Hàn Quốc?
Trong hơn một tuần qua, Giáo hoàng Francis đã gặp phải các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là tình trạng khó thở trong những ngày gần đây. Điều này khiến ông phải nhờ trợ lý đọc giúp các bài phát biểu. Giáo hoàng Francis đã phải cắt bỏ một phần phổi khi còn trẻ, điều này khiến sức khỏe hô hấp của ông trở nên nhạy cảm hơn.Đây không phải là lần đầu tiên Giáo hoàng Francis nhập viện vì viêm phế quản. Vào tháng 3.2023, ông đã phải nằm viện 3 đêm do tình trạng tương tự. Giáo hoàng Francis đã phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trong những năm gần đây, bao gồm chứng viêm đại tràng. Từ năm 2022, ông phải sử dụng xe lăn do tình trạng đau đầu gối dai dẳng và phải dùng gậy trong những lúc đứng dậy hiếm hoi.