$434
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 9bet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 9bet."Chúng tôi cho rằng việc châu Âu tăng cường phòng thủ trong khi Mỹ tập trung vào những khu vực trên thế giới đang gặp nguy hiểm lớn là một phần quan trọng của việc cùng nhau tham gia một liên minh chung", Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, diễn ra ở thành phố Munich của Đức, theo AFP.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập luận rằng họ cần phải tập trung lại vị thế chiến lược của mình khỏi châu Âu và hướng tới châu Á để đối mặt với đối thủ chính là Trung Quốc, theo AFP.Trước đó cùng ngày, ông Vance nói với các phóng viên tại Munich rằng Tổng thống Trump thấy châu Âu đang đóng vai trò lớn hơn trong việc phòng thủ và Đức có vai trò lớn. "Rõ ràng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ có vai trò lớn ở đó", ông Vance nói.Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 14.2 nói rằng châu Âu sẽ khó có thể thay thế quân đội Mỹ trên lục địa này, trong bối cảnh có đồn đoán rằng Washington có thể cắt giảm lực lượng. "Chúng tôi sẽ phải bù đắp cho những gì Mỹ đang làm ít hơn ở châu Âu. Nhưng điều đó không thể diễn ra trong một sớm một chiều", ông Pistorius nói.Bộ trưởng Pistorius cho hay ông đã đề xuất một "lộ trình" với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, sau khi hai ông gặp nhau tại một hội nghị NATO ở Brussels (BỈ). Kế hoạch đó bao gồm "thay đổi trong việc chia sẻ gánh nặng" và "không có khoảng cách năng lực nguy hiểm nào phát sinh theo thời gian", theo ông Pistorius.Ông Pistorius nói rằng ông Hegseth "cũng nhìn nhận vấn đề theo cách tương tự. "Sẽ rất tốt nếu chúng tôi có thể nhanh chóng chuyển thỏa thuận bằng lời nói hôm qua thành hành động", Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 9bet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 9bet.Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn.Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở.Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe (GPLX) 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng và tước GPLX 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 4 - 5 triệu đồng và tước GPLX 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng và tước GPLX 22 - 24 tháng.Còn theo Nghị định 168/2024 được áp dụng tới đây, nhiều mức phạt về vi phạm nồng độ cồn được nâng lên, đồng thời áp dụng biện pháp trừ điểm thay vì tước GPLX.Đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 18 - 20 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng (giữ nguyên).Đối với xe máy, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 2 - 3 triệu đồng (giữ nguyên), vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 6 - 8 triệu đồng (tăng 2 - 3 triệu đồng), vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 8 - 10 triệu đồng (tăng 2 triệu đồng).Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thởÔ tô: 6 - 8 triệu đồngXe máy: 2 - 3 triệu đồngVượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thởVượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thởLuật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định mỗi GPLX có 12 điểm. Số điểm sẽ bị trừ mỗi khi người có GPLX vi phạm giao thông, tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi.Để chi tiết nội dung này, Bộ Công an đề xuất 189 hành vi sẽ bị trừ điểm GPLX, mức trừ từ 2 - 12 điểm. Trong số này, 28 hành vi bị trừ 12 điểm (tức là chỉ cần vi phạm một lần là bị trừ sạch điểm), đây đều là lỗi có tính cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.Riêng với nồng độ cồn, mức trừ điểm được đề xuất đối với ngưỡng thấp nhất là 6 điểm, ngưỡng thứ hai là 10 điểm, ngưỡng cao nhất là 12 điểm. Các mức trừ điểm này được áp dụng chung cho cả người điều khiển xe máy và ô tô.Như vậy, tuy việc tăng mức phạt tiền đối với một số ngưỡng vi phạm nồng độ khiến chế tài nặng hơn nhưng đổi lại quy định về trừ điểm GPLX được đánh giá là nhân văn hơn.Hiện nay chỉ cần vi phạm nồng độ cồn, tài xế sẽ bị tước GPLX từ 10 - 24 tháng, tùy ngưỡng vi phạm. Còn tới đây, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất và ngưỡng thứ hai vẫn tiếp tục được điều khiển phương tiện sau khi vi phạm (GPLX còn điểm), chỉ khi vi phạm ở ngưỡng cao nhất, tài xế mới bị trừ hết điểm.Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng quy định người có GPLX bị trừ hết điểm sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.Sau ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có GPLX được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kết quả đạt thì được phục hồi điểm GPLX.Quá trình xây dựng luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, "có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn" là nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội. Cuối cùng, khi bấm nút thông qua, Quốc hội đã thống nhất là cấm tuyệt đối.Để quy định chi tiết luật, Bộ Công an chủ trì soạn thảo nghị định về xử phạt vi phạm giao thông và trừ điểm GPLX (nay là Nghị định 168/2024). Ban đầu, cơ quan soạn thảo đề xuất giảm mức phạt tiền với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất, nhưng sau đó thay đổi theo hướng giữ nguyên, và đến nay thì tăng mức phạt với một số ngưỡng như đã nêu. ️
Mưa lớn từ ngày 3.3 khiến thủ đô Jakarta bị ngập, có nơi ngập sâu đến 3 m ở những vùng nội đô và ngoại thành, theo Reuters hôm 4.3 dẫn thông báo của cơ quan ứng phó thiên tai Indonesia.Tình trạng ngập lụt khiến một số con đường bị phong tỏa và hơn 1.000 ngôi nhà và nhiều xe cộ chìm trong nước.Thống đốc vùng Jakarta Pramono Anung nâng cảnh báo nguy hiểm do thiên tai lên mức cao thứ hai. Ông chỉ đạo chính quyền địa phương kích hoạt các ống bơm để rút nước khỏi vùng bị ngập lụt và thực hiện các biện pháp điều chỉnh thời tiết phù hợp.Một trong những biện pháp can thiệp là bắn pháo sáng chứa muối vào các đám mây để mưa xảy ra sớm hơn trước khi mây tiến vào đất liền.Truyền thông địa phương đưa tin nước lũ cũng gây ngập một bệnh viện ở thị trấn phía đông Jakarta là Bekasi, với nước xâm nhập một số khu y tế và buộc phía bệnh viện phải sơ tán gấp các bệnh nhân đi nơi khác. Tình trạng mất điện đồng thời xảy ra ở một số khu của bệnh viện.Các đội cứu hộ sử dụng xuồng cao su sơ tán người dân bị mắc kẹt trong vùng lũ ở một khu dân cư của thị trấn Bekasi.Bà Sri Suyatni, 50 tuổi, cho hay không có thời gian thu thập đồ dùng cá nhân trước khi sơ tán và cả ngôi nhà của bà bị chìm trong nước.Vùng thủ đô Jakarta, nơi có hơn 30 triệu dân, thường xuyên bị lũ tấn công. Tuy nhiên, một số báo đài địa phương cho hay đây là đợt mưa lớn gây lũ nghiêm trọng nhất kể từ năm 2020, đặc biệt ở thị trấn Bekasi. ️
Khi trường hợp của bé được đăng tải thì bé đã 14 tháng tuổi, chỉ có bìu và 2 tinh hoàn, bé phải đi tiểu qua hậu môn, theo Daily Mail.️