Đồng thuận nguyên tắc, khác biệt ưu tiên
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.Lý do khiến đào tạo AI nói tiếng Việt là điều khó khăn
Sáng 10.2, UBND Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) phối hợp tổ chức lễ phát động tết trồng cây năm 2025 tại công viên, nhà sinh hoạt cộng đồng khu vực đường Bùi Huy Bích và các đường Nại Hiên Đông 5 - 7 - 17 (P.Nại Hiên Đông).Tại khu vực này, ban tổ chức chương trình trồng 15 cây cọ Mỹ, 25 cây dầu rái. Đặc biệt, số cây được trồng lần này lấy từ nguồn tận dụng khi thực hiện dự án cải tạo đường Ngô Quyền, đường Ngũ Hành Sơn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông và nông nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư.Ông Lê Văn Tuấn, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, cho biết theo kế hoạch ban đầu, cây xanh ở dải phân cách đường Ngô Quyền, đường Ngũ Hành Sơn di dời đưa về vườn ươm. Nhưng để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, tránh lãng phí, Sở Xây dựng đề xuất tặng cây xanh cho các địa phương có nhu cầu.Trong đó, Q.Sơn Trà tiên phong tiếp nhận tổng số 495 cây dầu rái, bàng Đài Loan, cọ Mỹ, cau trắng, hồng lộc để trồng tại các khu đất quy hoạch làm công viên vườn dạo, khu dân cư, khu vực cảnh quan còn thiếu cây xanh, mảng xanh.Dịp này, lãnh đạo UBND Q.Sơn Trà tặng 430 cây xanh cho các khu dân cư, trường học ở P.Nại Hiên Đông, gồm cây me ta, giáng hương, sao đen, chò đen, dầu rái để trồng tại các trường học, đơn vị và các khu dân cưSáng cùng ngày, tết trồng cây còn đồng loạt diễn ra ở các địa phương với hoạt động trồng 100 cây dừa ven biển Đà Nẵng được vận động từ nguồn xã hội hóa.Vị trí trồng dọc đường Hoàng Sa, đoạn từ đoạn từ bãi tắm Mân Thái đến Đồn biên phòng Sơn Trà, nhằm sớm hoàn thành kế hoạch trồng 1.200 cây dừa ở bãi biển, góp phần chống sạt lở, xâm thực, tạo cảnh quan du lịch.Trước đó, ngày 8.2, UBND Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) tổ chức lễ phát động tết trồng cây tại công viên Khu tái định cư Hòa Hiệp 3 (P.Hòa Hiệp Nam).Phát biểu tại chương trình, ông Trần Chí Cường, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết Q.Liên Chiểu cần bổ sung thêm nhiều mảng xanh đô thị, góp phần tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương; quy hoạch trồng cây, ưu tiên trồng cây bóng mát tại các tuyến đường giao thông, khu công sở và nơi công cộng.
Rejuvaskin Việt Nam chinh phục đường đua UMC - Vươn tầm khát vọng
Chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) sáng mai có sự tham gia tư vấn trực tiếp của các khách mời đại diện Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ… trên toàn quốc. Các khách mời sẽ giới thiệu, cung cấp, giải đáp những thông tin mới nhất về quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2025. Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh có sự đồng hành của hơn 30 đơn vị giáo dục.Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 22.2, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết vào cuối tháng 1.2025, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng đã có văn bản gửi đến các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 5.000 học sinh (HS) tham dự trực tiếp chương trình tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh. Ngoài ra, đối với các trường không có điều kiện dự chương trình trực tiếp, nhà trường sẽ tổ chức theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Với sự hỗ trợ đường truyền internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON của VNPT Đà Nẵng, chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến xuyên suốt trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên... Năm 2025 được xem là cột mốc đặc biệt khi lứa HS đầu tiên học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ với nhiều đổi mới. Lần đầu tiên sau nhiều năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT có những điều chỉnh lớn và công tác tuyển sinh ĐH-CĐ cũng thay đổi theo để phù hợp tình hình mới. Tại chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra cả ngày mai 23.2 ở TP.Đà Nẵng, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), sẽ cung cấp những thông tin mới, "nóng" nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2025. Ngoài việc chia sẻ thông tin định hướng ra đề thi năm 2025, GS-TS Huỳnh Văn Chương sẽ hướng dẫn các thí sinh tự do học chương trình cũ (chương trình 2006) dự thi và công tác ra đề thi đảm bảo quyền lợi cho mọi thí sinh.Việc đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp cung cấp thông tin chính xác, giải đáp thắc mắc về quy chế tuyển sinh và những băn khoăn về nghề nghiệp của HS sẽ giúp HS an tâm trước khi bước vào kỳ thi. Tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc chọn ngành, chọn nghề ở các khối ngành như khoa học tự nhiên - kỹ thuật, kinh tế - khoa học xã hội - sư phạm… của HS sẽ được các chuyên gia đến từ các trường CĐ, ĐH trên cả nước tư vấn chuyên sâu. Chương trình sáng 23.2 có các chuyên gia tư vấn gồm: - GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. - TS Nguyễn Đức Quận, Phó trưởng ban Đào tạo - ĐH Đà Nẵng. - TS Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân. - TS Lê Văn Tường Lân, Trưởng ban Đào tạo và công tác sinh viên - ĐH Huế. - TS Đinh Thị Thu Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM. - Thạc sĩ Ngô Văn Sơn, phụ trách Phòng Đào tạo và công tác sinh viên, Trường Du lịch - ĐH Huế. - TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing. - TS Phạm Xuân Hùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế). - ThS Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. - TS Nguyễn Duy Nghiêm, Giám đốc ĐH Greenwich Việt Nam - cơ sở Đà Nẵng. - TS Trần Đăng Khải, Trưởng khoa Xây dựng Học viện Hàng không Việt Nam.Chương trình chiều 23.2 sẽ được chia thành 2 phần.Phần 1: Đại diện các trường ĐH, CĐ sẽ giải đáp, giới thiệu thông tin, định hướng cho HS chọn ngành, nghề "hot" trong thời gian đến. - PGS -TS Trần Viết Long, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật -ĐH Huế. - TS Huỳnh Trung Phong, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và phát triển khởi nghiệp - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. - TS Nguyễn Đức Mận, Phó trưởng khoa Đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân.- TS Đỗ Trọng Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Đông Á. - Th.S Trần Thị Hương Quỳnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Phú Xuân. - TS Trần Văn Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt.Phần 2: Học sinh giao lưu, trò chuyện cùng nhân vật truyền cảm hứngĐể giúp các em HS tự tin hơn trong lựa chọn và quyết định, tại phần 2 chương trình, PGS-TS Nguyễn Thành Đạt, Phó trưởng ban Đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, Bí thư Đoàn ĐH Đà Nẵng (gương mặt tiến sĩ trẻ truyền cảm hứng ở Tư vấn mùa thi 2023) sẽ quay lại với chương trình để cùng trao đổi, chia sẻ với HS về việc học tập, chọn ngành, chọn nghề. PGS-TS Nguyễn Thành Đạt cũng sẽ có dịp động viên, lưu ý các em vững tâm, ổn định sức khỏe để bước vào kỳ thi quan trọng nhất của đời HS.Bên cạnh đó, tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, điểm nhấn của chương trình ở TP.Đà Nẵng là gần 5.000 HS sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi tại hơn 30 gian hàng triển lãm của các trường ĐH, CĐ, trung tâm du học… Các tư vấn viên tại gian hàng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của HS để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và hy vọng nghề nghiệp tương lai.
Tuy nhiên, người mẫu sinh năm 1991 đã không ở lại theo dõi toàn bộ trận đấu mà bỏ về từ sớm. Không chỉ vậy, Ratajkowski và Shayk còn bị phát hiện chụp ảnh ở hậu trường Madison Square Garden dù không được phép đi vào khu vực đó. Người phát ngôn của nhà thi đấu cho biết: "Họ bỏ về sớm mà không theo dõi hết trận đấu. Điều này vi phạm một số quy tắc về quảng bá hình ảnh".
Vì sao thời tiết TP.HCM 'khác lạ' sáng nay?
Tại lễ công bố quyết của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi trường đại học thành đại học đối với Đại học Kinh tế Quốc dân, sáng 12.1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn lưu ý, việc chuyển đổi này không chỉ là thay tên gọi mà cần phải thay đổi cả tầm nhìn, cả năng lực, cả trình độ quản trị, để đưa tự chủ đại học đi tới hiệu quả cao hơn.Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: Đại học quan trọng ở chỗ nó là một thực thể lớn với cấu trúc bên trong đòi hỏi khả năng và trình độ quản trị đại học cao, hướng tới sự phát triển, thể hiện khát vọng phát triển và lớn mạnh. Đại học cho phép phát huy quyền tự chủ và sự năng động. Quyền tự chủ có thể thực hiện tới tận đơn vị cấp thấp nhất và tới các các nhóm chuyên môn, các nhà khoa học."Nếu thiết kế mô hình tổ chức không hướng tới được sự giải phóng năng lực sáng tạo từ bên trong của cơ sở giáo dục, thì sự chuyển đổi mô hình không đem lại mấy giá trị. Mô hình tổ chức và quản trị nội bộ mới mà nhà trường lựa chọn tạo khả năng lớn hơn, cho phép giải phóng từ bên trong, khai phóng ở chiều sâu, đưa tự chủ đại học đi tới hiệu quả cao hơn", ông Sơn nói.Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, khát vọng "lột xác" của những trường đại học khi chuyển sang mô hình đại học là điều đáng trân trọng, nhưng cần hướng tới sự đóng góp thiết thực. Chẳng hạn với Đại học Kinh tế quốc dân, sản phẩm rất quan trọng là tư vấn chính sách, là giải pháp về chính sách, là mô hình, là phương pháp quản lý tầm quốc gia các thành tố của nền kinh tế, địa phương và doanh nghiệp.