Ô tô điện Honda e:NP2 có giá hơn 550 triệu đồng
Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.Hailey Bieber dập tắt tin đồn ly hôn bằng một bức ảnh
Đối với điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không đấu nối với hệ thống điện quốc gia, dự thảo nghị định khẳng định loại hình này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
Kinh tế Việt Nam 2023 còn nhiều dư địa phục hồi và tăng trưởng
Theo thông tin từ lãnh đạo Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, vào chiều 6.3, tỉ phú Bill Gates cùng bạn gái Paula Hurd đã lên đỉnh Bàn Cờ ngắm cảnh, thưởng trà. Sau đó, đỉnh Bàn Cờ nhanh chóng trở thành "tâm điểm" thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau gần 6 tiếng xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP.HCM (HĐXX TAND TP.HCM) đã đưa ra phán quyết trong vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh.Theo đó, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Võ Thị Hồng Loan, xác định bà Loan là con nuôi của nghệ sĩ Vũ Linh, là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và duy nhất đối với khối di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Khối tài sản này bao gồm nhà và đất tại số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận (TP.HCM), 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung (TP.Thủ Đức, TP.HCM), một ô tô đứng tên nghệ sĩ Vũ Linh.Hàng thừa kế thứ 2 là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu không được quyền thừa kế di sản.Tuy vậy, xét lúc sinh thời, nghệ sĩ Vũ Linh thường xuyên đi xa, bà Hồng Nhung đã có công trong quá trình chăm sóc gia đình, đóng góp, giúp nghệ sĩ tạo lập tài sản, HĐXX quyết định chia 15% giá trị tài sản. Từ đó, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn trả công sức tạo lập tài sản cho bà Nhung. Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá trị tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Nhung 15% giá trị di sản.Sau khi hoàn thành nghĩa vụ hoàn tiền, bà Hồng Loan được toàn quyền sử dụng 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung, quyền sở hữu ô tô. Sau thời hạn quy định, nếu Hồng Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản vừa nêu để hoàn thành nghĩa vụ thi hành án cho bà Nhung. Sau khi Hồng Loan hoàn trả xong thì có quyền yêu cầu bà Nhung và Hồng Phượng di dời khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.
Những mảnh vụn yêu thương
Theo thông tin ban đầu, tối 4.1, Công an phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân) nhận tin báo của anh N.B.M.D (33 tuổi) là tài xế xe công nghệ về vụ đập phá ô tô 5 chỗ tại hẻm 47 Bình Thành. Công an địa phương đến ghi nhận vụ việc, trích xuất camera an ninh quanh khu vực phối hợp Công an quận Bình Tân điều tra, xử lý.Trao đổi với Báo Thanh Niên, anh N.B.M.D là tài xế xe công nghệ bị đập phá ô tô cho biết, khoảng 22 giờ 30 ngày 4.1, anh lái xe chạy trên đường số 2 khu dân cư Vĩnh Lộc (phường Bình Hưng Hòa B) về bãi giữ xe ở hẻm 47 Bình Thành để đậu.Trong lúc xe di chuyển để vào hẻm 47 thì có một người chạy xe máy cắt ngang đầu xe anh D. Lúc này, người chạy xe máy bước xuống, cự cãi với anh D. Hai bên lớn tiếng qua lại. Tài xế xe ô tô công nghệ lái xe đi được một đoạn thì người chạy xe máy chạy theo dùng cục đá đập liên tục vào ô tô.Trong khi đó, người dân chứng kiến vụ việc cho biết, người chạy xe máy (nam, trẻ tuổi) có biểu hiện say xỉn, lại manh động nên không ai dám vào can ngăn.