Sông Bắc Hưng Hải bị đầu độc suốt ngày đêm: Vạch trần hành vi xả thải trộm
Báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tính đến hiện tại TP.HCM có 556 trường tiểu học. Sĩ số bình quân là 36,1học sinh/lớp. Tất cả các trường đảm bảo nội dung và số tiết quy định khi thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo kế hoạch giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học. Tuy nhiên, số lớp học thực hiện dạy học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 84%. Còn số học sinh tiểu học đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 81%.Các đơn vị có 100% học sinh đảm bảo đủ thời lượng 2 buổi/ngày gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 10, quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.Có 10 trường thành lập mới năm học 2024-2025 là: Trường tiểu học - THCS PennSchool (quận 5); tiểu học Hùng Vương (quận Tân Bình); tiểu học Hoàng Văn Thụ, tiểu học Trần Cao Vân, tiểu học Huỳnh Thúc Kháng, tiểu học Nguyễn Công Trứ, tiểu học Đinh Công Tráng, quốc tế song ngữ Mỹ Việt (quận Bình Tân); tiểu học Lê Văn Phiên (huyện Hóc Môn); tiểu học -THCS Đồi Xanh (TP.Thủ Đức).Tính tới hết học kỳ 1 của năm học 2024-2025, đa số các trường trên địa bàn thành phố đảm bảo đủ số lượng giáo viên. Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu tập trung các môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật do không có nguồn giáo viên dự tuyển. Đối với nhóm môn học này, các trường thiếu giáo viên thực hiện thỉnh giảng, ký hợp đồng lao động để đảm bảo đủ số lượng.Một số đơn vị vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, tập trung ở nhóm giáo viên lớn tuổi, gần tới tuổi nghỉ hưu theo chế độ. Đa số giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn nhiều thời gian công tác đều đã được cử đi học nâng chuẩn.Thời gian qua, quận 1, TP.HCM thực hiện đề án sáp nhập Trường tiểu học Trần Quang Khải (quy mô 9 lớp năm học 2023-2024) vào Trường tiểu học Đuốc Sống, lấy tên là Trường tiểu học Đuốc Sống.Hiệu trưởng Trường tiểu học Đuốc Sống (sau khi sáp nhập) là bà Đỗ Ngọc Hạnh. Các phó hiệu trưởng là bà Trần Châu Thụy Dương và bà Đỗ An Chi.Tại quận Tân Bình, Trường tiểu học Bạch Đằng và Trường tiểu học Chi Lăng sáp nhập thành Trường tiểu học Chi Lăng. Hiệu trưởng Trường tiểu học Chi Lăng (sau sáp nhập đơn vị) là ông Nguyễn Minh Quân. Phó hiệu trưởng là bà Nguyễn Thị Hoài Thu.Để tiếp tục tăng thêm tỷ lệ học sinh tiểu học được học đủ 2 buổi/ngày, hoàn thành hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thành phố đang xây dựng đề án 4.500 phòng học mới. Các phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường lớp, tham mưu các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập trong thời gian sắp tới.Sở GD-ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố, trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về hỗ trợ giáo dục tiểu học TP.HCM để quan tâm, chăm lo đội ngũ giáo viên tương xứng với vai trò và tầm quan trọng của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục.Tới hết học kỳ 1 năm học 2024-2025, ở những đơn vị chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, các địa phương đều đã triển khai linh hoạt những giải pháp. Như linh động trong việc xếp thời khóa biểu nhằm tận dụng tối đa công suất sử dụng các phòng học, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện chương trình nhà trường đúng quy định, hướng dẫn; tổ chức dạy học trực tuyến một số tiết ở một số lớp (quận Gò Vấp đã thực hiện). Hay tùy điều kiện thực tế, các trường bố trí cho học sinh học trái buổi hoặc học ngày thứ bảy để đảm bảo thực hiện các môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, tin học theo chuẩn quốc tế và các hoạt động giáo dục khác để phát triển toàn diện, theo nhu cầu của học sinh (đã triển khai ở quận 12).Những nguyên nhân hiếm muộn ít ai ngờ từ nam giới
Truyền hình nhà nước Iran đưa tin căn cứ mới được xây dựng ở độ sâu 500 m, chiếu hình ảnh về các đường hầm với một hàng dài được cho là phiên bản mới của tàu cao tốc lớp Taregh có khả năng phóng tên lửa hành trình, theo Reuters.Truyền hình nhà nước Iran cũng đã chiếu cảnh Chỉ huy IRGC Hossein Salami đến thăm căn cứ bí mật mới trong cuộc tập trận tác chiến. Ông nhấn mạnh đây là một trong số nhiều căn cứ ngầm được xây dựng dành cho các tàu có khả năng phóng tên lửa tầm xa và tiến hành chiến tranh từ xa.Chỉ huy Salami còn tuyên bố rằng căn cứ mới có một số lượng đáng kể tàu tấn công nhanh của Iran, ngoài các tàu được trang bị hệ thống phóng ngư lôi, theo Kênh Press TV. Ông cũng nhấn mạnh căn cứ hải quân ngầm chỉ đại diện cho một phần nhỏ trong các năng lực của lực lượng hải quân thuộc IRGC."Chúng tôi đảm bảo với quốc gia vĩ đại Iran rằng những người trẻ tuổi của nước này có khả năng giành chiến thắng và danh dự từ một trận chiến trên biển chống lại kẻ thù nhỏ lẫn lớn", ông Salami tuyên bố.Ông Salami khẳng định lực lượng hải quân thuộc IRGC hiện có khả năng chiến đấu với một cuộc chiến từ cả phạm vi gần lẫn xa, và có thể theo dõi nhiều lớp phòng thủ tấn công và chiến lược.Iran tiết lộ căn cứ hải quân mới nói trên vào thời điểm căng thẳng với Mỹ được dự đoán sẽ gia tăng. Giới lãnh đạo Iran lo ngại rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể trao quyền cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tấn công các địa điểm hạt nhân của Iran, đồng thời thắt chặt lệnh cấm vận của Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Iran thông qua chính sách "gây sức ép tối đa" của ông Trump, theo Reuters.
Đại sứ quán Mỹ bị mỉa mai vì dạy sai tiếng lóng của người Úc
Biết là em đã xa
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Quyền Linh phấn khích khi giám đốc U.40 chinh phục cô giáo dạy yoga xinh đẹp
Sáng 6.2, bác sĩ Đinh Hồng Thảo, Phó khoa Cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam), cho biết các bác sĩ vừa kịp thời cứu sống bệnh nhân lớn tuổi ngưng tim ngưng thở do sốc phản vệ.Sau thời gian dài theo dõi, điều trị hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và sẽ cho xuất viện trong sáng cùng ngày.Trước đó, lúc 8 giờ 45 phút ngày 27.1 (tức 28 tết), khoa Cấp cứu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam) tiếp nhận bệnh nhân Kiều Văn T. (70 tuổi ở xã Tam Đàn, H.Phú Ninh, Quảng Nam) được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng tím tái toàn thân.Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, nhân viên y tế phát hiện ra tình trạng nguy kịch nên báo động cả kíp trực cùng cấp cứu giá nhanh thấy bệnh nhân đã ngưng tim ngưng thở hoàn toàn, tím tái toàn thân, đồng tử hai mắt giãn 3,5 mm không đáp ứng ánh sáng.Khai thác tiền sử, bệnh sử thì bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng nhiều loại thuốc tây; lần này bị ho, sốt nên tự mua vài loại thuốc uống ở nhà, sau uống một lúc thì ngứa ngáy toàn thân, mệt, khó thở, choáng váng nên được người nhà đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, trên đường đi bệnh nhân diễn biến ngưng tim ngưng thở.Xác định đây là trường hợp phản vệ độ IV do thuốc (là mức độ nặng nhất theo phân loại hiện hành).Mặc dù hôm đó khoa Cấp cứu rất đông bệnh nhân do các phòng khám đã nghỉ tết theo lịch nhưng với phương châm "còn nước còn tát", toàn bộ kíp trực từ bác sĩ đến điều dưỡng đều tập trung cấp cứu bệnh nhân này.Tất cả các phương pháp hồi sức cấp cứu từ ép tim ngoài lồng ngực, đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập, truyền dịch, tiêm Adrenalin theo phác đồ... đều được sử dụng nhịp nhàng, khẩn trương, chính xác. Sau hơn 1 giờ đồng hồ cấp cứu liên tục, bệnh nhân có mạch và huyết áp ổn định.Qua đây, các bác sĩ Thảo cũng khuyến cáo những người có cơ địa dị ứng, nhất là đã có một lần dị ứng thuốc thì nên ghi lại loại thuốc đã dị ứng và hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc hoặc thức ăn, tốt nhất nên tới bệnh viện để được tư vấn và có sự theo dõi sát của nhân viên y tế.Ngoài ra, trong trường hợp không thể đến bệnh viện thì khi đi mua thuốc phải nói cho người bán biết những loại thuốc mà mình dị ứng, quá trình sử dụng nếu có biểu hiện gây khó chịu hoặc có một trong các triệu chứng như trên phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.