Pháp lần đầu tiên giao tàu sân bay duy nhất cho NATO chỉ huy
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.Ngôi sao ‘xé nát’ hàng thủ Man City lọt vào tầm ngắm của M.U
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
CEO PNJ Lê Trí Thông tiếp tục ngồi ghế nóng ‘Cơ hội cho ai mùa 3’
Ngày 24.3, tại Công viên Biển Đông (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng), cuộc thi marathon quốc tế Đà Nẵng lần thứ 11 năm 2024 chính thức khởi tranh.
Kết nối vệ tinh truyền trực tiếp từ không gian đến điện thoại thông minh dự kiến sẽ được triển khai tại Ukraine. Nhà mạng di động hàng đầu của Ukraine là Kyivstar đã ký một thỏa thuận với công ty Starlink của tỉ phú Elon Musk để thực hiện kết nối vệ tinh trực tiếp đến di động.Tin tức này được công ty mẹ của Kyivstar là VEON công bố ngày 30.12.Các dịch vụ trực tiếp đến di động được kết nối với các vệ tinh có trang bị modem, hoạt động giống như một tháp phát sóng di động. Tập đoàn viễn thông cho biết dịch vụ có chức năng nhắn tin này sẽ đi vào hoạt động vào quý 4 năm 2025.Theo báo cáo, thỏa thuận sẽ mở rộng ra dịch vụ thoại và dữ liệu vào một thời điểm sau đó. Chi tiết tài chính của thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ.Starlink thuộc sở hữu của SpaceX hiện đang cung cấp internet cho Ukraine và quân đội của nước này.Công ty băng thông rộng vệ tinh này đã đạt được thỏa thuận với các nhà cung cấp địa phương về các dịch vụ trực tiếp đến di động tại Mỹ và 7 quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản và New Zealand.Trang web của công ty cho biết Ukraine sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có kết nối trực tiếp đến di động, và là khu vực có xung đột đầu tiên mà Starlink sẽ triển khai công nghệ này.Nga đã tăng cường nỗ lực gây nhiễu tín hiệu giữa các vệ tinh Starlink và các thiết bị đầu cuối mặt đất ở Ukraine trong hai năm qua.Thỏa thuận này được đưa ra khi ông Musk, chủ sở hữu của Starlink, ngày càng tham gia nhiều hơn vào chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và chiến lược của chính quyền này đối với Ukraine.
Liệu kinh tế Mỹ có 'hạ cánh mềm'?
Chính quyền Hàn Quốc ngày 3.1 đã không thực hiện được lệnh bắt giữ đối với tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol. Đó là kết quả sau một cuộc đối đầu kịch tính diễn ra suốt nhiều giờ tại Dinh Tổng thống.Các nhà điều tra do Văn phòng điều tra tham nhũng dành cho các quan chức cấp cao (CIO) đứng đầu đã vấp phải sự ngăn chặn của các thành viên của Cơ quan an ninh tổng thống và các binh sĩ được điều động đến.Đến 13 giờ 30 phút (giờ địa phương), CIO đã hủy bỏ nỗ lực bắt giữ ông Yoon vì lo ngại về sự an toàn của nhân viên.Trong một tuyên bố, CIO cho biết “phán đoán rằng hầu như không thể thực hiện lệnh bắt giữ vì cuộc đối đầu đang diễn ra” và văn phòng “rất lấy làm tiếc” về thái độ không hợp tác của ông Yoon.Truyền thông Hàn Quốc đưa tin giám đốc và phó giám đốc cơ quan an ninh tổng thống đang bị điều tra vì tội cản trở công lý.Ông Yoon đã bị điều tra vì tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật tháng 12.2024, gây sửng sốt cho đông đảo người dân Hàn Quốc.Lệnh bắt giữ hiện tại có hiệu lực đến ngày 6.1 và chỉ cho các nhà điều tra 48 giờ để giam giữ ông Yoon sau khi tổng thống bị bắt. Sau đó, CIO phải quyết định có nên yêu cầu lệnh bắt giữ ông hay phải thả ra.Luật sư của ông Yoon trong một tuyên bố ngày 3.1 cho biết việc thi hành lệnh bắt giữ không hợp lệ đối với tổng thống là bất hợp pháp.Ông cho biết sẽ có hành động pháp lý, nhưng không giải thích thêm.Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị, bùng phát khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật vào ngày 3.12, với lý do ông đang tiêu diệt “các thế lực chống nhà nước” trong số những đối thủ chính trị của mình.Trong vòng vài giờ sau đó, ông đã thu hồi lệnh vì quốc hội đã bỏ phiếu chống lại lệnh này.Ngoài cuộc điều tra hình sự, vụ luận tội ông Yoon hiện đang được Tòa án Hiến pháp xem xét để quyết định nên phục chức hay cách chức ông vĩnh viễn.