Chiến sự Ukraine ngày 759: Nga giành thêm làng gần Bakhmut, Kyiv chưa có viện trợ Mỹ
Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Tuấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết khi mở bán hồ sơ đấu giá khoảng 4,4 ha đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc khu đô thị Nam hồ Linh Đàm, ở phố Bằng B (P.Hoàng Liệt) với giá khởi điểm hơn 86 triệu đồng/m2 (được xây dựng theo bảng giá cũ) thì có rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm.Quá trình tổ chức đấu giá, Q.Hoàng Mai nhận được ý kiến về quy định đơn vị đủ điều kiện tham gia đấu giá. Tuy nhiên, theo ông Đạt, luật Đấu giá tài sản ghi rõ người được giao đất để thực hiện dự án đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm. Trong đó, năng lực là tiền, bao gồm tiền đặt trước 20% (tương đương hơn 345 tỉ đồng); có bảo lãnh của ngân hàng và có báo cáo tài chính.Về kinh nghiệm, chủ đầu tư đã thực hiện dự án tương tự, tức là phải có ít nhất một dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa dự án vào sử dụng trong thời hạn 5 năm gần nhất tính từ ngày ban hành hồ sơ mời đấu giá."So với quy chế các quận, huyện khác thì quy chế ở Q.Hoàng Mai còn "mở" hơn rất nhiều. Có một số quận thậm chí còn yêu cầu người tham gia đấu giá phải thực hiện dự án và đã được cấp sổ đỏ. Tất cả những cái này đã có trong quy định pháp luật đâu, nhưng tất cả những quy chế đó thuộc thẩm quyền của người có tài sản, miễn là không vi phạm các quy định của pháp luật", ông Đạt phân bua.Đáng chú ý, theo ông Đạt, quá trình tổ chức, nhiều nhà đầu tư lớn đã quan tâm đến buổi đấu giá nhưng có thể do tùy thuộc vào nhu cầu nên "không rõ vì sao sau đó không tham gia đấu giá". Đến ngày thông báo lại thời gian tổ chức đấu giá vào 3.1, trong số 3 đơn vị đã nộp hồ sơ trước đó có 1 đơn vị xin rút, chỉ có 2 đơn vị tiếp tục tham gia.Nêu quan điểm về vụ đấu giá 4,4 ha đất ở phố Bằng B, thạc sĩ Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản, cho rằng pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án phải có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển dự án.Theo đó, tại khoản 3 điều 125 luật Đất đai yêu cầu tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải "có năng lực, kinh nghiệm trong việc phát triển dự án" và giao Chính phủ quy định chi tiết.Tuy nhiên, tại điều 55 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ lại chỉ đặt ra yêu cầu "chung chung" đối với các doanh nghiệp tham gia đấu giá, đó là đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác."Do đó, đối với cuộc đấu giá 4,4 ha đất ở phố Bằng B, hồ sơ mời đấu giá yêu cầu nhà đầu tư phải có năng lực, kinh nghiệm với ít nhất 1 dự án xây dựng nhà ở đã hoàn thành trong 5 năm gần nhất là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành", ông Đỉnh nhận định.Ông Đỉnh nhấn mạnh, tại khoản 3 điều 38 luật Đấu giá tài sản quy định: ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại luật này và pháp luật có liên quan, người có tài sản đấu giá, tổ chức hành nghề đấu giá tài sản không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá. Do các luật Đấu giá tài sản, Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết không đặt ra điều kiện cụ thể về việc đơn vị tham gia đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án phải có năng lực, kinh nghiệm với tối thiểu bao nhiêu dự án và đã hoàn thành trong thời gian bao lâu nên hồ sơ mời đấu giá, quy chế đấu giá không được tự đặt ra điều kiện năng lực, kinh nghiệm với doanh nghiệp tham gia đấu giá.Trước đó, ngày 3.1, Q.Hoàng Mai phối hợp với các bên quan liên quan tổ chức đấu giá 4,4 ha đất trên đường Bằng B dựa trên bảng giá đất cũ, thu về khoảng 1.800 tỉ đồng. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Song Lộc. Giá khởi điểm được Hà Nội phê duyệt là hơn 86 triệu đồng/m2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất là hơn 91 triệu đồng/m2.Theo bảng giá đất mới tại Quyết định số 71 có hiệu lực từ 1.1.2025, giá đất ở vị trí 1 đường Bằng B là hơn 57 triệu đồng/m2. Như vậy, mức giá khởi điểm hơn 86 triệu đồng/m2 chỉ cao gấp gần 1,6 lần so giá đất mới. Trong khi đó, theo bảng giá cũ, vị trí khu đất có giá đất ở sau khi nhận hệ số 1,15 là hơn 21 triệu đồng/m2 nên giá khởi điểm cao gấp 4,21 lần.Lý giải về việc áp dụng bảng giá cũ thay vì bảng giá mới, ông Lê Thanh Nam, Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, cho biết do quy định chuyển tiếp cho phép những quyết định đã được thành phố duyệt thì tiếp tục thực hiện.Thị trường ô tô tìm lại nhịp tăng trưởng, sức mua vẫn yếu
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Cao Cường đã công bố Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Giang và Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về công tác cán bộ.Theo đó, thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ. Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; các ông Cự Minh Long, Trần Đức Nghĩa giữ chức phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT. Ông Hoàng Nhị Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT, được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở NN-MT; các ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Tấn Sơn, Trịnh Văn Bình, Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Dũng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Bà Phạm Kiều Vân, Giám đốc Sở Tài Chính, tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài Chính; các ông, bà Bùi Mạnh Tuyên, Đào Thị Thu Loan, Sèn Thăng Long, Vũ Văn Hồng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng. Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Xây dựng, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; các ông, bà Lê Minh Đức, Triệu Sơn Tiến, Nông Văn Hưng, Cù Duy Man, Nguyễn Thu Thủy giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN. Ông Phan Đăng Đông, Giám đốc Sở KH-CN, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở KH-CN; các ông Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Văn Hưng, Lã Đình Điền, Trần Kim Ngọc giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ. Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ; các ông Lê Văn Đạt, Trần Trọng Thủy, Dinh Chí Thành giữ chức phó giám đốc.Thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hà Giang, ông Ấu Quốc Công, Phó giám đốc Sở TN-MT, giữ chức Giám đốc Trung tâm. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng bổ nhiệm ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ; ông Nguyễn Trung Ngọc, Giám đốc Sở KH-ĐT, giữ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành trong tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết 18.Ông Hầu A Lềnh cho rằng, kết quả này mới chỉ là bước đầu, do đó, UBND tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị để sớm ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động hiệu quả theo mô hình mới; dồn sức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Người thương binh nhân hậu
Tối 17.2, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật Tuổi trẻ Quảng Ninh tự hào vững tin theo Đảng - Tuyên dương các gương thanh niên tiêu biểu trong phong trào thi đua "Thanh xuân dâng Đảng" năm 2024, tuyên dương các điển hình thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác giai đoạn 2023 - 2025.Ban tổ chức cho biết, phong trào thi đua "Thanh xuân dâng Đảng" do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Ninh phối hợp phát động lần đầu tiên vào tháng 3.2024. Phong trào nhằm cụ thể hóa kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết nạp đảng viên giai đoạn 2024 - 2025, đạt mục tiêu phát triển đảng viên trẻ và xây dựng, bồi đắp lý tưởng cách mạng, lòng trung thành với Đảng và Tổ quốc cho thế hệ trẻ.Phong trào được triển khai gắn với phát triển Đảng trong học sinh, sinh viên; đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên và giúp đoàn viên, thanh niên sống có lý tưởng, hoài bão, ý thức trách nhiệm cao với đất nước và mục tiêu phấn đấu vào Đảng. Kể từ khi phát động đến nay, các cấp bộ Đoàn tỉnh Quảng Ninh đã giới thiệu 2.514 đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, 1.687 đoàn viên đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng, trong đó có 155 học sinh, sinh viên được kết nạp trong nhà trường.Dịp này, ban tổ chức đã tuyên dương 20 cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua "Thanh xuân dâng Đảng".Phát biểu tại lễ tuyên dương, anh Nguyễn Thế Minh, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, đánh giá cao và chúc mừng các gương thanh niên tiêu biểu của tỉnh được nhận bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Ninh.Anh Minh nhấn mạnh: "Đây là những điển hình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực học tập, giảng dạy, nghiên cứu, lao động, sản xuất, khởi nghiệp, kinh doanh, văn hóa nghệ thuật… minh chứng rõ nét cho giá trị hình mẫu thanh niên Quảng Ninh thời kỳ mới, có văn hóa, kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng sống, năng động và sáng tạo".Ngay sau lễ tuyên dương, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Tuổi trẻ Quảng Ninh tự hào, vững tin theo Đảng". Các tiết mục nghệ thuật được đầu tư, dàn dựng công phu thể hiện tinh thần, khí thế, khát vọng của tuổi trẻ Quảng Ninh với quyết tâm vươn lên mạnh mẽ, chung sức đồng lòng viết tiếp những trang sử mới của vùng mỏ anh hùng. Qua đó, góp phần cùng tuổi trẻ cả nước tiến bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ngày 14.2, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Ban tổ chức giải đua thuyền máy Nhà nghề quốc tế UIM F1H2O World Championship.Tại buổi làm việc, hai bên đã đạt thỏa thuận tỉnh Bình Định tiếp tục là một trong những địa điểm tham gia tổ chức giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề quốc tế UIM F1H2O World Championship trong năm 2025, diễn ra từ ngày 1 - 3.5.Giải đua năm nay có sự góp mặt của 10 đội đến từ 13 quốc gia trên thế giới (21 thuyền đấu) và sẽ được tổ chức luân phiên tại 6 - 7 quốc gia trên toàn thế giới.Tại buổi làm việc, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Bình Định đã sẵn sàng công tác chuẩn bị, hạ tầng cơ sở đáp ứng cho các giải đua, đồng thời cũng bày tỏ mong muốn Ban tổ chức giải tiếp tục quảng bá mạnh mẽ hơn nữa giải đua F1H2O để du khách, người dân các nước biết và dự khán ở tất cả các điểm tổ chức giải đấu, cũng như tạo sự kết nối, hợp tác, chia sẻ giữa các điểm tổ chức giải.Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Raimondo di San Germano, Giám đốc điều hành H2O Racing, chúc mừng nhà vô địch giải đua năm 2024 của đội đua F1H2O Bình Định - Việt Nam. Theo ông Raimondo di San Germano, việc tỉnh Bình Định tổ chức thành công giải F1H2O tại đầm Thị Nại (TP.Quy Nhơn) được xem là một điểm mới trong lịch sử của UIM F1H2O World Championship. Đây là một bước đi quan trọng, chứng tỏ sự cam kết của H2O Racing trong việc mở rộng phạm vi của thể thao nước và mang lại những trải nghiệm mới cho cả tay đua lẫn khán giả trong và ngoài nước.Ban tổ chức F1H2O tiếp tục ủng hộ Bình Định - Việt Nam dài hơi hơn trong tham gia tổ chức giải đua này. Bên cạnh đó, cam kết tiếp tục truyền thông hình ảnh Bình Định vươn ra thế giới thông qua mạng lưới truyền thông mang tầm quốc tế và các buổi tường thuật trực tiếp giải đấu tại Quy Nhơn - Bình Định.Giải đua vô địch thế giới thuyền máy Nhà nghề UIM F1H2O World Championship là sự kiện thể thao quy mô lớn và được coi là một trong những giải đua vô địch thuyền máy nghề uy tín nhất trên thế giới, được tổ chức bởi Liên đoàn Đua thuyền máy quốc tế (UIM). Với gần 40 năm hoạt động, 300 lần tổ chức giải đấu, đi qua hơn 30 quốc gia, UIM F1H2O World Championship có lịch sử lâu dài và uy tín trong giới thể thao nước, thu hút sự quan tâm và tham gia của các đội đua hàng đầu từ nhiều nơi trên thế giới.
Bờ kênh không lan can gây nguy hiểm
Với nhiều bạn trẻ xa quê, mỗi năm chỉ về một lần ăn tết thì hành lý mang theo khi quay trở lại luôn đầy ắp đồ ăn thức uống, từ con gà đến bánh tét, bánh chưng hay cả những bánh kẹo còn dư lại sau mấy ngày tết. Dù ở thành phố không thiếu thứ gì nhưng bố mẹ luôn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống để con mang trở lại thành phố sau một kỳ nghỉ tết dài. Năm nay, Cao Thị Hoài (22 tuổi, quê ở Nghệ An, tạm trú ở P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) chuẩn bị nhiều túi lớn, túi nhỏ khi trở lại thành phố để làm việc. Hoài hào hứng: “Những năm trước, khi còn ở ký túc xá không thể nấu ăn nên khi quay trở lại thành phố, mình chỉ mang một ít trái cây và bánh kẹo. Năm nay mình chuyển ra ở trọ, mẹ đã chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ ăn để sử dụng. Số đồ ăn này, đủ cho mình ăn trong nhiều tuần, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho thức ăn”.Cũng theo Hoài, do di chuyển đường xa từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM nên với các loại đồ ăn như: thịt bò, thịt gà... mẹ làm sạch và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh trước một ngày và đóng vào thùng xốp để giữ độ tươi. Với mục tiêu “nhà có gì mang theo nấy”, Hoài cũng mang theo bánh chưng, các loại rau nhà trồng như: đọt bí đỏ, rau cải, nải chuối, hành tăm… mỗi thứ một ít, ban đầu cô nghĩ không nhiều nhưng cuối cùng phải 2 thùng lớn mới chứa đủ.Kết thúc kỳ nghỉ tết để lên TP.HCM học tập, Trần Hữu Qui, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc. Nam sinh nói: “Mình mang "sản vật quê nhà" trở lại thành phố. Do nhà mình ở chợ, mua sắm cũng khá dễ, đặc biệt là các loại trái cây nhà vườn nên mình mang theo để sử dụng và gửi tặng bạn bè. Mình có nói với mẹ lên thành phố mua rau cũng được nhưng mẹ lại bảo đồ ăn nhà trồng không thuốc trừ sâu, an toàn nên gói ghém đưa cho mình mang lên nhiều. Mỗi thứ một ít nhưng hầu hết là đồ nhà trồng nên mình thấy rất vui và ấm áp”.Lúc soạn hành lý về quê, Lê Ngân Hà, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chỉ mang về 1 balo và một túi giấy kích cỡ A4 để đựng một vài đồ dùng thiết yếu. Song, lúc soạn hành lý từ quê trở lại thành phố, hành trang nữ sinh mang theo có rất nhiều trái cây đặc sản miền đồng bằng và bánh kẹo ngày tết. Hà chia sẻ: “Do ký túc xá có quy định sinh viên không được phép nấu ăn, nên trái cây và đồ ngọt là những điều thứ mình luôn mang theo mỗi khi quay trở lại thành phố. Mẹ cũng tranh thủ chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ đạc mang theo”.Nữ sinh kể vì không có xe máy nên khi trở lại TP.HCM, bản thân phải di chuyển bằng xe buýt. “Trước khi ra bến xe, mẹ dúi vào tay mình một xấp tiền lẻ. Đây là số tiền lẻ được mẹ chắt chiu dành dụm để mình không phải bận tâm khi di chuyển trên thành phố. Dù ở thành phố không thiếu, cũng không phải quá đắt đỏ, nhưng mẹ cho rằng để khi ở thành phố mình không phải bỏ ra khoảng tiền sinh hoạt phí để mua lúc hết, thay vào đó dùng tiền đó để chăm sóc bản thân. Với mình, đó là những sự chuẩn bị chan chứa tình yêu thương, sự chu đáo của mẹ dành cho con gái”, Hà bộc bạch.Cũng như Hà, sau tết hành lý quay trở lại Đà Nẵng của Phan Như Thục, sinh viên Trường ĐH Đông Á thường có một ít bánh chưng, thịt và bánh kẹo. Nam sinh chia sẻ: “Những năm trước, mẹ và chị thường nhắc nhở và chuẩn bị đồ đạc trước mấy ngày khi mình quay lại Đà Nẵng. Năm nay, những món đồ đó đều do một tay mình chuẩn bị. Với mình, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Những món đồ đó không chỉ giúp bản thân có thêm lương thực mà còn có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập. Mặc dù, chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó chính là tình cảm mà rất nhiều người ao ước có được”.