Huyền thoại đầu tư Warren Buffett ví AI như vũ khí hạt nhân
Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á đang ghi nhận đợt dịch bệnh cúm mùa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm, khiến các bệnh viện quá tải, thuốc khan hiếm. Những thông tin cần đặc biệt lưu ý để đối phó với bệnh cúm sẽ được hướng dẫn cụ thể trong chương trình Bác sĩ ơi của Báo Thanh Niên với sự tham gia của chuyên gia tư vấn:BÁC SĨ TRƯƠNG HỮU KHANH - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCMThời gian: 9 giờ - 10 giờ sáng ngày 11/2/2025Kênh phát sóng: TNO, Fanpage Báo Thanh Niên, YouTube Thanh Niên, Tiktok Báo Thanh Niên.Mời quý khán giả cùng đặt câu hỏi để được bác sĩ Trương Hữu Khanh tư vấn!Nếu HLV Kim Sang-sik cho đội tuyển Việt Nam đá 4-2-3-1…?
Hành trình vô địch của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 thực tế đã phản ánh phần nào tiềm năng của lứa U.22 Việt Nam hiện tại.Trong số 26 cầu thủ được HLV Kim Sang-sik điền tên cho sân chơi Đông Nam Á, chỉ có Bùi Vĩ Hào là gương mặt U.22 duy nhất ra sân thường xuyên với 5 trận đá chính (tổng cộng 376 phút). Với 2 cầu thủ U.22 còn lại, Khuất Văn Khang đá chính 3 trận (tổng 209 phút), trong khi thủ môn Trần Trung Kiên không được sử dụng. Thành công của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn của lứa cầu thủ sinh từ năm 1995 đến 1998. Thế hệ này đã gánh vác bóng đá nước nhà từ năm 2018 đến nay, và có thể khoác áo tuyển thêm ít nhất 2, 3 năm. Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao trước sau cũng đến. Lứa U.22 sẽ tiếp nối đàn anh, nhưng ở thời điểm này, các cầu thủ trẻ chưa sẵn sàng. Đó là kết luận được HLV Kim Sang-sik đưa ra sau khi quan sát học trò tập luyện, thi đấu ở các đợt tập trung trước AFF Cup. Ông thẳng thắn nhìn nhận: "Cầu thủ trẻ Việt Nam có rất ít cơ hội thi đấu tại V-League để nâng cao kinh nghiệm và trình độ". Trớ trêu là một số cầu thủ trẻ được thử lửa tại V-League (chủ yếu khoác áo HAGL và SLNA) lại ít khi được gọi lên tuyển. Còn các tuyển thủ trẻ lại rất ít được cọ xát đỉnh cao ở cấp CLB. Vĩ Hào có lẽ là ngoại lệ hiếm hoi đáp ứng được cả hai tiêu chí ra sân thường xuyên ở đội tuyển và CLB.Tại AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam đã vô địch với nhiều tuyển thủ U.22 trong đội hình như Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Thành Chung, Trần Đình Trọng, Nguyễn Tiến Linh, Hà Đức Chinh, Đoàn Văn Hậu... Đấy chính là tính kế thừa cần có của một đội mạnh. Kinh nghiệm ở đội tuyển đã được lớp trẻ sau đó phát huy ở SEA Games, với chức vô địch thuyết phục năm 2019.Còn với sự kế thừa mong manh hiện tại, ông Kim Sang-sik phải huấn luyện lại lớp trẻ. Khó khăn cho U.22 Việt Nam là ở SEA Games 33, ban tổ chức không cho phép sử dụng cầu thủ quá tuổi. Không có chuyện lứa trẻ được đàn anh dìu dắt như ở SEA Games 30 hay 31. Tinh thần "tự lực cánh sinh" phải bắt đầu từ bây giờ. HLV Kim Sang-sik không thể yêu cầu các CLB dùng cầu thủ trẻ. Sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chiến lược dùng người của từng đội, cùng năng lực của từng cầu thủ. Cũng khó chờ đợi lứa U.22 hiện nay có thể "dục tốc bất đạt", bật lên đẳng cấp mới như thế hệ đàn anh.Những gì ông Kim cùng học trò cần làm là chuẩn bị tốt nhất có thể ở cấp đội tuyển. Tháng 3 tới, U.22 Việt Nam sẽ lên đường sang Trung Quốc để tham dự giải giao hữu quốc tế với sự góp mặt của 4 đội tuyển U.22, gồm chủ nhà U.22 Trung Quốc, U.22 Việt Nam và hai đội tuyển U.22 khách mời chất lượng khác.Từ nay đến tháng 12 (thời điểm SEA Games 33 khởi tranh), U.22 Việt Nam còn 10 tháng chuẩn bị. Thuận lợi của U.22 Việt Nam là có thể chủ động lên kế hoạch tập trung, không phải phụ thuộc lịch FIFA Days như đội tuyển quốc gia trong năm 2025 (do đội tuyển đá vòng loại Asian Cup 2027). Các đợt huấn luyện dài hạn sẽ giúp ông Kim và học trò U.22 hiểu nhau hơn, tương tự những gì đội tuyển Việt Nam đã có ở chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik và VFF cần phân bổ quỹ thời gian hợp lý để vẫn chăm bẵm cho U.22, nhưng cần đảm bảo thành tích ở đội tuyển Việt Nam với vòng loại Asian Cup vốn không ít thách thức. Điều đó dẫn tới quan điểm cốt lõi: cần có kế hoạch chu toàn, cùng đội ngũ trợ lý đông đảo để hỗ trợ thầy Kim quản lý hiệu quả cả hai đội tuyển.Sau cùng, đấu pháp "cài răng lược", để đội tuyển Việt Nam và U.22 tập luyện xen kẽ ở các đợt tập trung là lựa chọn phù hợp để ông Kim giúp cầu thủ thêm chững chạc, bản lĩnh. Các cựu binh ở đội tuyển sẽ đóng vai trò như "trợ lý" của HLV người Hàn Quốc để dìu dắt lứa trẻ. Vòng loại U.23 châu Á và SEA Games đều khó khăn, nhưng cứ phải khó mới "biết đá biết vàng". U.22 Việt Nam phải trải mình qua biến cố để trở nên đủ vững vàng cho hành trình ở đội tuyển quốc gia sau này.
Xe container và xe khách lạng lách chèn đường, 'trả đũa' nhau trên cao tốc
WMO chính thức xác nhận năm 2023 nóng nhất lịch sử. Cả 6 bộ dữ liệu quốc tế được sử dụng để theo dõi nhiệt độ toàn cầu được hợp nhất cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2023 tăng 1,45 0C so với mức nhiệt độ giai đoạn tiền công nghiệp (1850 - 1900). Trong đó, tháng 7 và 8 là hai tháng nóng nhất được ghi nhận.
Sáng 3.3, Trần Thanh Lực đã khiến cho người hâm mộ billiards carom 3 băng Việt Nam nức lòng, khi giành chiến thắng kịch tính với điểm số sít sao 50-47 ở trận chung kết chặng World Cup Bogota 2025 diễn ra ở Colombia. Đáng nói, đối thủ của Thanh Lực trong trận đấu cuối cùng là Tasdemir Tayfun rất mạnh, thuộc tốp đầu thế giới lâu nay. Trong nhiều năm thi đấu, cơ thủ người Thổ Nhĩ Kỳ đã thâu tóm hết những danh hiệu cao quý nhất thuộc hệ thống thi đấu của Liên đoàn Billiards carom thế giới (UMB). Tasdemir Tayfun từng vô địch giải đồng đội thế giới, 3 lần lên ngôi ở các chặng đấu World Cup và vô địch thế giới cá nhân (World Championship).Để có lần đầu tiên trong sự nghiệp góp mặt ở trận chung kết World Cup, Trần Thanh Lực trước đó đã vượt qua hành trình vòng loại đáng nhớ. Tại vòng đấu chính (vòng 32) của World Cup Bogota 2025, cơ thủ Việt Nam nằm ở bảng đấu nặng với sự xuất hiện của những tay cơ đáng gờm như Marco Zanetti (Ý), Berkay Karakurt (Thổ Nhĩ Kỳ) và Kang Ja-in (Hàn Quốc). Trong đó, Marco Zanetti là gương mặt dày dặn kinh nghiệm, đã vô địch ở chặng World Cup gần nhất diễn ra tại Sharm el Sheikh (Ai Cập) vào tháng 12.2024.Thanh Lực đã có màn trình diễn với phong độ cao và đi tiếp vào vòng 16 với thành tích bất bại (2 thắng, 1 hòa), trong đó có trận đánh bại Zanetti. Và khi vào những trận đấu knock-out, cơ thủ sinh năm 1990 còn thi đấu ấn tượng hơn, khi liên tiếp giành chiến thắng trước những “lão làng” của billiards carom 3 băng thế giới. Thanh Lực đánh bại Eddy Merckx (người Bỉ, từng 13 lần vô địch World Cup), đặc biệt là đã khuất phục được đương kim số 1 thế giới Dick Jaspers (người Hà Lan, từng 31 lần vô địch World Cup). Trước cơ thủ dày dặn kinh nghiệm, Thanh Lực đã thi đấu đầy bản lĩnh và tạo ra màn ngược dòng ngoạn mục ở trận bán kết.Trần Thanh Lực sinh năm 1990, quê Bình Dương. Anh bắt đầu tiếp cận và theo đuổi billiards carom 3 băng từ năm 2011. Đến năm 2019, cơ thủ 35 tuổi mới gia nhập tuyển billiards TP.HCM, bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp. Năm 2023, anh từng đoạt huy chương bạc châu Á.Thanh Lực được đánh giá là cơ thủ thuộc tốp đầu trong làng billiards carom 3 băng Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Anh từng vô địch nhiều giải quốc nội, trong đó có nhiều lần đánh bại được cơ thủ số 1 Việt Nam Trần Quyết Chiến. Nhưng trước năm 2024, Thanh Lực lại chưa có dấu ấn nào đáng kể tại những sân chơi đẳng cấp thế giới thuộc UMB, khi thành tích tốt nhất của anh tại các chặng World Cup chỉ là vào đến tứ kết.Tuy nhiên, giải vô địch thế giới cá nhân (World Championship) 2024 tổ chức ở Bình Thuận vào tháng 9.2024 được xem bước ngoặt đưa sự nghiệp của Trần Thanh Lực sang trang mới. Cơ thủ người Bình Dương đã tạo nên hàng loạt bất ngờ để vào đến trận chung kết, nhưng thua “thần đồng” Hàn Quốc Cho Myung-woo và đành nhận danh hiệu á quân thế giới.Vào lúc đó, Thanh Lực từng trao đổi với Thanh Niên và cho biết mục tiêu của anh là vào đến bán kết World Cup. Và đến thời điểm này, cơ thủ 35 tuổi đã thỏa mong ước, thậm chí còn làm được nhiều hơn thế. Tại Bogota - Colombia năm 2025, Thanh Lực có lần đầu vào bán kết, lần đầu vào chung kết và cũng có lần đầu đoạt chức vô địch một chặng đấu World Cup.“Danh sách vàng” gồm những nhà vô địch billiards carom 3 băng của Việt Nam giờ đã điền thêm tên của Trần Thanh Lực. Sau Trần Quyết Chiến (4 lần vô địch World Cup: 2018, 2023, 2 lần vào năm 2024) và Trần Đức Minh (World Cup TP.HCM 2024), Thanh Lực là cơ thủ thứ 3 của Việt Nam nắm giữ chức vô địch World Cup. Trong khi đó, Bao Phương Vinh từng đăng quang giải vô địch thế giới cá nhân (World Championship). Bên cạnh đó, bộ đôi Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh cũng từng giúp đội Việt Nam vô địch giải đồng đội thế giới vào năm 2024.
Thua đậm U.23 Ả Rập Xê Út, tình cảnh U.23 Thái Lan ngặt nghèo thế này đây!
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.