Cầu thủ Việt Nam đầu tiên đoạt danh hiệu xuất sắc nhất trận đấu ở VBA 2023
The Guardian ngày 12.3 đưa tin một vụ việc hi hữu xảy ra tại Mỹ khi ông Jerald Kirkwood trình báo về tình huống khi ông đang nằm với một khẩu súng đặt trên giường, thì chú chó cưng đã nhảy lên giường và vô tình làm súng khai hỏa.Truyền thông địa phương dẫn thông tin từ cảnh sát cho hay viên đạn đã sượt qua đùi trái của người đàn ông. Cảnh sát nêu thêm chú chó tên Oreo, giống pitbull, đã leo lên giường, bị kẹt chân vào cò súng và gây cướp cò.Người phụ nữ ở cùng ông Kirkwood và Oreo vào thời điểm xảy ra vụ việc nói rằng Oreo là một chú chó tinh nghịch, thích nhảy nhót và bày trò. Người phụ nữ cho biết thêm từ giờ sẽ đảm bảo kiểm tra an toàn tất cả khẩu súng trong nhà. Cảnh sát coi đây là thương tích do tai nạn và không truy cứu chú chó hay người chủ. Ông Kirkwood đã được đưa đến bệnh viện với vết thương không nghiêm trọng.Giới chức bang Tennessee khẳng định việc cất giữ súng an toàn và trách nhiệm căn bản của những người sở hữu súng, khuyến cáo để vũ khí tránh xa tầm tay trẻ em, khóa chốt an toàn và cất đạn ở nơi khác.Ông Kirkwood không phải người đầu tiên "bị bắn" bởi thú cưng. Năm 2018, ông Richard Remme ở bang Iowa bị bắn vào chân khi khẩu súng trong thắt lưng cướp cò lúc ông đang chơi với chú chó cưng thuốc giống lai pitbul-labrador. Năm 2019, cựu cầu thủ bóng bầu dục Matt Branch nói chú chó labrador của anh đã dẫm lên khẩu súng săn, khiến súng cướp cò và bắn vào chân của ông, khiến ông phải phẫu thuật cắt cụt chân sau đó. "Tôi vui vì mình còn sống hơn là tức giận vì mất chân", ông Branch chia sẻ vào thời điểm đó.Khởi tố nhóm bị can đem dao tự chế, vỏ chai bia ‘truy sát’ đối thủ
Ngày 25.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tổ hợp công trình bảo tàng - thư viện tỉnh tọa lạc lô C2, giáp ranh Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (P.1, TP.Cà Mau).Dự án thuộc nhóm B, do Ban Quản lý Dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí hơn 410 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2025 đến 2028. Công trình có tổng diện tích sử dụng khoảng 10.079 m², trong đó khu bảo tàng rộng 6.522 m² và khu thư viện rộng 3.557 m². Dự án bao gồm hạ tầng đồng bộ với hệ thống sân đường nội bộ, bãi đỗ xe, cây xanh, cảnh quan, cổng rào, nhà bảo vệ, khu vệ sinh công cộng, cùng các hạng mục phụ trợ như bể nước phòng cháy chữa cháy, nhà kỹ thuật... Ngoài ra, dự án còn được đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại như hệ thống điện, điều hòa không khí, thang máy, phòng cháy chữa cháy, an ninh giám sát, thiết bị số hóa, cùng nhiều trang thiết bị phục vụ hoạt động trưng bày, lưu trữ hiện vật, tư liệu lịch sử. Việc đầu tư xây dựng tổ hợp bảo tàng - thư viện nhằm tạo điều kiện tối ưu cho công tác trưng bày, bảo tồn di sản văn hóa, phát triển văn hóa đọc và giáo dục truyền thống. Đồng thời, làm điểm nhấn kiến trúc, góp phần nâng tầm cảnh quan đô thị TP.Cà Mau, hài hòa với Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông chở cháu đi học rồi mất liên lạc: Đã về nhà, gia đình mừng rỡ
Thông tin NSƯT Quý Bình qua đời sau thời gian chống chọi với bạo bệnh gây xôn xao mạng xã hội. Thời gian qua, Quý Bình có cuộc sống kín tiếng, gần như vắng bóng khỏi mạng xã hội lẫn các sự kiện giải trí. Trên Facebook, dòng trạng thái gần nhất của anh là hồi tháng 12.2023. Cụ thể, nam diễn viên viết: “Nhớ ba” khiến nhiều người xúc động.Trong giai đoạn chiến đấu với bệnh tật, Quý Bình vẫn giữ liên lạc với đồng nghiệp. Tuy nhiên, anh từ chối để mọi người đến thăm vì muốn giữ hình ảnh đẹp trước bạn bè, khán giả. Song sao phim Dù gió có thổi vẫn trăn trở về nghề và khao khát được trở lại sân khấu. Cụ thể, khi một đồng nghiệp bày tỏ mong muốn được diễn cùng Quý Bình, anh đã chia sẻ: “Em hết cơ hội đó rồi”.Về thông tin tang lễ, linh cữu nghệ sĩ Quý Bình được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (quận Gò Vấp, TP.HCM). Lễ viếng được tổ chức từ 14 giờ ngày 8.3 đến 12 giờ ngày 9.3. Lễ truy điệu và lễ động quan tổ chức ngày 9.3. Linh cữu nghệ sĩ Quý Bình được hỏa táng tại Tháp Long Thọ (huyện Củ Chi, TP.HCM). Ở tập 9 Tỏa sáng sao đôi, Duy Zuno - em nuôi nghệ sĩ Phi Nhung kết hợp với Jee Trần trong ca khúc Vũ điệu hoang dã. Ngoài giọng hát, 2 thí sinh còn gây ấn tượng bởi những động tác bưng bê, nhào lộn mạo hiểm khiến giám khảo thích thú.Theo dõi bài thi, Quang Hà chia sẻ: “Từ đầu đến cuối tiết mục, người xem cảm thấy bất ngờ từ những đoạn hát, di chuyển và ngay cả những đoạn mà hai em nhào lộn”. Trong khi đó Dương Hồng Loan nói tiết mục này vượt ngoài mong đợi. “Hôm nay Duy Zuno lùi về sau một chút để nhường Jee Trần tỏa sáng nhưng tổng thể khi nhìn tiết mục này, chị chỉ tập trung vào hai bạn mà không thể nào rời mắt”, nữ nghệ sĩ nói.Đồng quan điểm, Đoan Trang chia sẻ thêm: “Hai em có vũ đoàn nhưng tất cả những động tác bê đỡ đều tự thực hiện, vũ đoàn chỉ là phông nền cho hai em. Những cú bê đỡ đều khó vì phải đúng tư thế và kết hợp ăn ý nên đó là một điểm cộng rất lớn trong bài”. Với màn biểu diễn này, cặp sao nhận điểm tối đa từ giám khảo Đoan Trang và Dương Hồng Loan.Vũ Thu Phương gây chú ý khi chia sẻ hình ảnh mới, đồng thời tiết lộ cuộc sống sau những biến cố. Diễn viên Cô nàng bất đắc dĩ chiêm nghiệm: “Nhìn lại mình của một năm trước và hiện tại mới thấy phong ba bão táp cuộc đời có thể bào mòn cơ thể và tinh thần lẫn tâm hồn như thế nào. Thật sự chia sẻ với những người phụ nữ đang phải chiến đấu từng ngày vì cuộc sống, vững vàng lên nhé chị em, rồi ngày mai trời lại sáng”.Vũ Thu Phương quan niệm “khi mình tìm thấy chính bản thân mình là lúc cuộc sống mới bắt đầu”. Nữ siêu mẫu chia sẻ thêm: “Tất cả chỉ là trải nghiệm cho mình vững chãi và hạnh phúc hơn trong hành trình tương lai mà thôi. Tự hào là phụ nữ Việt Nam, tự hào là một bà mẹ đơn thân hạnh phúc và bình an”.Cách đây không lâu, Vũ Thu Phương gây chú ý khi xác nhận chuyện ly hôn. Trong bài đăng trên trang cá nhân, nữ nghệ sĩ khẳng định sau khi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của sự tan vỡ, cô buông bỏ cảm xúc nặng nề để bước tiếp, dành tình yêu cho hai con nhỏ.Lệ Quyên gây chú ý khi chia sẻ bức ảnh cách đây 20 năm, kèm dòng chia sẻ về sự thay đổi của bản thân. Giọng ca Tình lỡ chiêm nghiệm: “Tuổi đôi mươi căng tràn nhưng so với hiện tại cũng chẳng khác là bao. Có chăng là cuộc đời tặng cho sự trưởng thành và hoàn hảo hơn thôi. Một Lệ Quyên tuổi 24 và một Lệ Quyên tuổi 44".Trước đó, khi nói về cuộc sống tuổi ngoài 40, Lệ Quyên từng bộc bạch rằng: “Đối với người phụ nữ sẽ có 2 lần thanh xuân. Lần đầu tiên là ở độ tuổi đôi mươi, lần thứ hai là ở tuổi 20 nhân 2. Với tôi, thanh xuân lần 2 là thanh xuân đẹp nhất...”.Sau sóng gió hôn nhân, Lệ Quyên tập trung vào sự nghiệp ca hát. Cô tìm được hạnh phúc mới bên bạn trai là Lâm Bảo Châu. Cả hai thường xuyên xuất hiện cùng nhau tại các sự kiện, không ngại dành những lời tình cảm trên mạng xã hội.
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
Thơm giòn bánh tôm phố Hội
Theo Sở Công thương tỉnh Bắc Giang, vải là trái cây có giá trị kinh tế rất cao trong số cây trồng ở địa phương này. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ổn định, giá vải tăng đều hàng năm. Năm 2023, sản lượng vải của Bắc Giang đạt trên 201.000 tấn, doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ lập kỷ lục 6.876 tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, doanh thu trực tiếp từ quả vải trên 4.658 tỉ đồng, còn lại là các ngành dịch vụ phụ trợ.