Bí quyết làm giàu: Đổi đời nhờ trồng rau màu
Những ngày qua, khi đến các nhà ga, trên chuyến tàu của tuyến metro số 1, hành khách lại nghe từ loa phát thanh một giọng đọc thông báo về an toàn, hướng dẫn hành trình đi lại. Giọng đọc này nếu để ý kỹ, khi nghe qua hành khách đi tàu vừa thấy lạ mà… quen.Đó là giọng đọc của MC Đỗ Phương Thảo, hiện đang là người dẫn chương trình, từng đóng quảng cáo, đọc lời bình, tổng đài… cho các thương hiệu nổi tiếng như: Unilever, Mobifone, VietNam Airlines, Transimex…Nhớ lại những ngày đầu năm 2023, Phương Thảo chia sẻ cô bất ngờ được một đơn vị liên hệ mời thử giọng đọc thông báo tiếng Việt - Anh cho tuyến metro. Yêu cầu của đối tác Nhật Bản là giọng đọc chuẩn, tươi sáng, rõ ràng, phát âm chuẩn cả hai ngôn ngữ và thể hiện tinh thần mến khách của người Sài Gòn. Sau một tuần luyện tập, Phương Thảo được chọn và bắt đầu thu âm kịch bản chi tiết. Cô chia sẻ cảm xúc háo hức và tự hào khi góp giọng cho công trình được người dân mong đợi 17 năm, nhưng cũng không khỏi áp lực vì lo lắng giọng đọc của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không.Quá trình thu âm diễn ra khá căng thẳng khi từng đoạn ngắn đều phải được đối tác Nhật Bản phê duyệt. Kịch bản thu âm rất đa dạng, từ thông báo đoàn tàu đến ga, số ke ga, hướng dẫn an toàn, di chuyển. Phương Thảo đã phải nghiên cứu nhiều video hướng dẫn trên metro ở các nước, luyện tập kỹ lưỡng để đảm bảo tốc độ, ngữ điệu phù hợp. Cô cũng tiết chế cảm xúc để giọng đọc vừa tươi sáng, thân thiện mà không "làm quá".Phương Thảo chia sẻ kỷ niệm vui khi đối tác Nhật Bản khen giọng cô đẹp và chuyên nghiệp. Gần 2 năm sau ngày thu âm, cô bất ngờ và vỡ òa cảm xúc khi nghe chính giọng đọc của mình phát ra từ loa phát thanh tại ga metro. Phương Thảo bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào công trình mang dấu ấn chuyển mình của thành phố.CSGT TP.HCM mở cao điểm phạt mô tô phân khối lớn đi vào đường cấm, quá tốc độ
"Giai đoạn đầu tiên của căn cứ Ream dự kiến sẽ được khánh thành vào ngày 2.4", thiếu tướng Thong Solimo, phát ngôn viên của Lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF), nói với AFP.Ông Thong Solimo cho biết thêm sau lễ cắt băng khánh thành, Campuchia sẽ "cho phép một tàu quân sự Nhật Bản cập cảng tại căn cứ Ream trước" và tàu từ các quốc gia khác cũng sẽ được phép cập cảng này.Theo hãng tin AFP, căn cứ hải quân Ream ban đầu được xây dựng với một phần kinh phí từ Mỹ. Từ năm 2022, Trung Quốc đã tài trợ cho việc cải tạo căn cứ hải quân Ream.Các tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên cập cảng dài 363 m này vào tháng 12.2023. Đến tháng 12.2024, một tàu chiến Mỹ đã cập cảng Ream trong chuyến thăm cảng quân sự Campuchia đầu tiên của Mỹ sau 8 năm.Một chỉ huy quân đội cấp cao của Mỹ đã đến thăm Campuchia vào tháng 2 và gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet để "mở rộng quan hệ quốc phòng song phương". Trong khi đó, Campuchia chuẩn bị tiếp nhận hai tàu chiến từ Trung Quốc để cải thiện năng lực quốc phòng của mình.Washington cho rằng căn cứ hải quân Ream, nằm ngoài khơi bờ biển phía nam Campuchia, có thể mang lại cho Bắc Kinh một vị trí chiến lược quan trọng ở vịnh Thái Lan, gần Biển Đông. Giới lãnh đạo Campuchia đã nhiều lần nhấn mạnh rằng căn cứ hải quân Ream sẽ không dành riêng cho bất kỳ thế lực nước ngoài nào sử dụng.
Phẫn nộ ô tô nghênh ngang chạy ngược chiều cao tốc, nháy đèn đòi nhường đường
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 20.000 ca mắc đậu mùa khỉ. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng khá giống với cảm cúm như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi nghiêm trọng và kèm theo sưng hạch bạch huyết.
Ngoài các địa điểm trên, một số bảo tàng quen thuộc với bạn trẻ cũng có chương trình giảm giá vé trong lễ hội. Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) giảm 50% giá vé với khách mặc trang phục áo dài trong tháng 3. Đặc biệt, với các học sinh, sinh viên, khi đi 2 người chỉ tính giá 1 vé.
Chân váy dáng dài trở thành món đồ cực tôn dáng vào mùa hè thu
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.